Nhiều trường hợp bên nhập khẩu khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, hàng đã xuất đi, đang trên đường hoặc đã đến nước nhập khẩu, thì sẽ phát sinh vấn đề phải chuyển đổi bảo hiểm cho bên khác, thay vì bên nhập khẩu trong chứng từ hàng xuất. Và nếu vấn đề này xảy ra từ vài đến nhiều lần, có một số doanh nghiệp đã bị hãng bảo hiểm từ chối bảo hiểm hàng hóa họ nhập. Thị trường kinh doanh quốc tế hiện tại, hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá CIF (Cost – Insurance – Freight) là khá phổ biến. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu bị từ chối bảo hiểm, họ sẽ khó khăn khi mua bán giá CIF, cũng như bảo hiểm rủi ro hàng hóa trong quá trình vận chuyển giữa hai bên.
Hiện do chuyện kiện cáo trong thương mại quốc tế vẫn chưa phải là biện pháp thường xuyên mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện ở Việt Nam, nên mỗi khi xảy ra việc hủy bỏ hợp đồng, có một số phương pháp khác vẫn được lựa chọn, đó là các biện pháp trả đũa, có thể là :
Kiến nghị các hiệp hội, tổ chức của ngành hàng đưa vào danh sách đen (black list), khiến cho bên hủy hợp đồng mất uy tín và khó khăn trong hợp tác kinh doanh với các đối tác khác.
Thực hiện các phương thức về thanh toán và hợp đồng chặt chẽ hơn nếu hai bên còn tiếp tục hợp tác kinh doanh (không cho trả sau bằng T/T, trả thông qua chứng từ gửi vào ngân hàng nhờ thu D/P, hoặc LC trả chậm, mà bắt buộc phải thanh toán bằng LC at sight, hoặc đặt cọc (deposit) thông thường từ 10 % đến 30% giá trị hợp đồng thì mới xuất hàng.
Bên xuất khẩu xếp doanh nghiệp nhập khẩu vào danh sách khách hàng kém ưu tiên. Nhất là khi hàng hóa trên thị trường khan hiếm, nhu cầu tăng cao, thì xuất hàng cho các doanh nghiệp đã từng hủy bỏ hợp đồng
nhập khẩu, sẽ bị xếp sau các khách hàng uy tín của họ. Giá cả cũng sẽ phải chấp nhập không có nhiều ưu đãi bằng những khách hàng uy tín đó.
Như vậy nhìn tổng thể, trừ trường hợp lỗi thuộc về phía xuất khẩu hoặc những nguyên nhân bất khả kháng, thì việc hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu sẽ đem lại khá nhiều rủi ro cho các nhà nhập khẩu. Họ có thể đứng trước các rủi ro pháp lý, bị kiện cáo, bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.. Đồng thời uy tín kinh doanh trên thương trường cũng bị ảnh hưởng, và đôi khi phải chịu những biện pháp mang tính trả đũa của bên xuất khẩu nếu còn tiếp tục hợp tác kinh doanh sau này.
Chính vì vậy, trong ký kết hợp đồng nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có những tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu, cũng như các dự đoán về thị trường, giá cả, về tài chính của doanh nghiệp, để thực hiện hợp đồng một các thuận lợi, tránh những khó khăn có thể khiến hợp đồng bị trở ngại, hoặc hủy bỏ ngoài ý muốn của các bên.
Như vậy, chương 1 của Luận văn đã đưa ra hệ thống lý thuyết tổng thể về những vấn đề trọng tâm của đề tài, đó là lý thuyết về hợp đồng nhập khẩu, vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, cùng với những chế tài pháp luật và rủi ro có liên quan cho các bên tham gia hợp đồng. Đây chính là những nền tảng quan trọng, làm tiền đề để tác giả bước vào phân tích một cách cụ thể thực trạng hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh trong chương 2, dựa theo những cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu trong chương 1 này.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT SINH TỪ VIỆC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1. Sơ lƣợc về tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua
2.1.1. Kim ngạch và khối lƣợng nhập khẩu
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thường chia làm 2 loại chính : Gỗ cây (thân gỗ dạng tròn hoặc thân gỗ đã đẽo vuông thô) và gỗ xẻ (đã được xẻ tấm thành những quy cách cụ thể).
Bảng 2.1 : Khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở Việt Nam (giai đoạn 2013-2018)
Năm
Gỗ tròn, đẽo vuông thô Gỗ xẻ
Triệu m3 Triệu USD Triệu m3 Triệu USD 2013 1.14 426.6 1.62 802.4 2014 1.42 505.7 2.01 1,212.9 2015 1.69 511.9 2.22 1,147.5 2016 1.88 537.3 1.85 749 2017 2.24 668.4 2.18 879 2018 2.28 698.12 2.41 928.97
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ các phân tích của VIFORES, HAWA và Hải quan Việt Nam
Do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều lợi thế về mặt bằng nhà xưởng cũng như nhân công để tiến hành cưa xẻ gỗ, nên lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của Việt Nam chủ yếu nhập về các công xưởng ở miền Trung, miền Bắc và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai... Lượng gỗ tròn nhập về những năm gần đây thường chỉ chiếm một tỉ lệ thấp (trung bình 5-7% số lượng và 7-8% kim ngạch của cả nước), khi nhập về cũng sẽ phân phối bán lại cho các xưởng cưa xẻ gỗ ở các tỉnh khác. Trong khi đó các
doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên địa bàn chủ yếu tập trung vào nhập khẩu gỗ đã xẻ sẵn thành nhiều quy cách, để bán cho các công ty sản xuất đồ gỗ trong thành phố và các vùng xung quanh. Lượng nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu của thành phố Hồ Chí Minh lại chiếm tỉ lệ khá lớn hàng năm trung bình khoảng 10-12% số lượng và 13-15% kim ngạch nhập gỗ xẻ nguyên liệu của cả nước.
Lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu, của cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng , đều có xu hướng tăng qua hàng năm. Nhưng do giá gỗ có những biến động khá thất thường vài năm gần đây, nên giá trị kim ngạch nhập khẩu có năm lại có xu hướng giảm xuống.
Bảng 2.2 : Khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn
2013-2018)
Gỗ tròn, đẽo vuông thô Gỗ xẻ
Năm Ngàn m3 Triệu USD Ngàn m3 Triệu USD
2013 70 29.9 194.4 120.36 2014 85.2 35.4 241.2 181.94 2015 101.4 35.8 266.4 172.13 2016 112.8 32.2 222 112.35 2017 134.4 40.1 337.2 131.85 2018 149.4 42.9 342.6 139.34
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ các phân tích của VIFORES, HAWA, Hải quan Việt Nam và tạp chí Gỗ Việt năm 2017-2018
Giá cả gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng giảm thất thường do cung cầu gỗ trên thị trường thế giới không ổn định, nguyên nhân bởi những yếu tố như sau :
Gỗ tự nhiên ngày càng ít đi, do khai thác nhiều, trồng rừng chậm
Đơn hàng đồ gỗ từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu… gần đây khá thất thường, không thực sự ổn định.
Các chính sách về chứng chỉ quản lý rừng hợp pháp (FSC, PEFC…) cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Chính sách xuất nhập khẩu gỗ tròn – gỗ xẻ, kiểm dịch thực vật ở từng nước đôi khi khá khác biệt nhau. Nhiều nước còn cấm xuất khẩu gỗ tròn và một số chủng loại gỗ (tròn, xẻ) đặc thù.
Nền kinh tế, tài chính, sự ổn định chính trị của nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây cũng không có nhiều sự tương đồng. Nhiều thị trường lâm vào cảnh khó khăn. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Khi nhu cầu thị trường tăng cao, giá gỗ tăng mạnh, và khi nhu cầu thị trường xuống thấp, các nhà máy xẻ gỗ ở nước ngoài họ phải điều chỉnh giảm giá mạnh để đẩy hàng tồn trong kho. Bởi số đông các khách hàng mua gỗ xẻ nguyên liệu để làm đồ gỗ xuất khẩu nên họ không chấp nhận mua gỗ quá cũ (cắt xẻ để trong kho quá 1 năm).
Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí minh cũng chia thành 3 loại :
Một là nhập khẩu để sản xuất, gia công đồ gỗ bán trong nước và xuất khẩu
Hai là nhập khẩu để thương mại, bán gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác
Ba là kết hợp cả hai trường hợp trên, nhập khẩu gỗ nguyên liệu về, vừa để sản xuất gia công đồ gỗ, vừa bán gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác
Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu để gia công đồ gỗ bán trong nước hoặc xuất khẩu thường chiếm 50-55% lượng nhập hàng năm. Còn lại nhập khẩu để thương mại, lại chia ra làm 2 nhánh :
Một nhánh là các doanh nghiệp có kho bãi : nhập gỗ về có thể bán nguyên container hoặc bán lẻ từng kiện nhỏ lưu trữ trong kho.
Một nhánh là các doanh nghiệp không có kho bãi : thường họ sẽ đi chào bán gỗ ngay từ khi nhận được chứng từ vận chuyển của nhà cung ứng (gỗ vẫn đang trên đường vận chuyển về Việt Nam). Gỗ về đến cảng thành phố Hồ Chí Minh là họ nhận container và giao thẳng cho khách luôn. Chính do đặc thù này, khi giá cả , nhu cầu của thị trường bị sụt giảm, các doanh nghiệp thương mại không có kho bãi sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu hàng về cảng mà không thể chào bán và giao thẳng cho khách, thậm chí không bán được, phải đi tìm thuê kho lưu trữ gỗ. Và nếu quá trình làm thủ tục hải quan chậm trễ, họ có thể phải trả phí lưu container với một con số không nhỏ.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 2.1.2.1. Gỗ tròn / đẽo vuông thô 2.1.2.1. Gỗ tròn / đẽo vuông thô
Biểu đồ 2.3 : Các loại gỗ tròn đẽo vuông thô nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Nguồn: Phân tích của VIFORES, HAWA, FOREST TRENDS và số liệu Hải quan Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn / đẽo vuông thô nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, có một số khác biệt so với cơ cấu của cả nước, cụ thể chủ yếu là các chủng loại chính như sau :
Gỗ lim : Chiếm khoảng 9-11% tổng lượng nhập gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nhập khẩu trên cả nước trong vài năm trở lại đây, từ khoảng 323,000 m3 năm 2015 lên tới gần 412,000 m3 năm 2016 và giảm nhẹ, còn khoảng 406,600 m3 năm 2017. Đến năm 2018 thì lại tăng lên 419,000 m3
Gỗ sồi trắng : nhìn vào cơ cấu của cả nước thì có thể thấy gỗ sồi tròn / đẽo vuông thô chiếm một tỉ lệ thấp. Nhưng đây lại là chủng loại gỗ rất được ưa thích, có tỉ lệ chiếm đến 17-19% tổng lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Gỗ tần bì : trong tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của cả nước thì gỗ tần bì còn thấp hơn gỗ lim . Nhưng đây cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô được các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập khá nhiều, chiếm đến 16-18% , cao hơn hẳn gỗ lim
Gỗ gõ đỏ : cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô khá được ưa chuộng, thường chiếm 7-9% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh
Gỗ xoan đào : gỗ xoan đào tròn / đẽo vuông thô những năm gần đây thường chiếm 6-8% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh
Cẩm lai : chiếm tỉ lệ khoảng 4-5% tổng nhập
Gỗ dầu : đây là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô có tỉ lệ nhập khẩu giảm rất mạnh. Giai đoạn từ 2013-2015, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh thường nhập gỗ dầu chiếm tỉ lệ tới 20-25% tổng nhập thì nay chỉ còn 8-10%.
Gỗ bạch đàn : đây cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô có tỉ lệ nhập khẩu giảm mạnh. Hiện các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ nhập khẩu ở mức 4-6% so với tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của thành phố.
Gỗ hương : lượng nhập khẩu tăng mạnh năm 2016, chiếm đến 17% tổng lượng nhập trên địa bàn, nhưng đến nay cũng chỉ còn duy trì ở mức 3-4%
Gỗ tạp thuộc nhóm gỗ từ 5 đến 8 : chiếm 4-5% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các chủng loại gỗ khác : chiếm khoảng 5% tổng nhập.
Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn đẽo vuông thô , do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập về
giai đoạn 2017-2018
Nguồn : Tác giả tổng hợp theo phân tích của khách hàng, HAWA , tạp chí Gỗ Việt năm 2017-2018 11% 19% 18% 9% 8% 5% 10% 4% 6% 5% 5% Gỗ lim Gỗ sồi Gỗ tần bì Gỗ gõ đỏ Gỗ xoan đào Gỗ cẩm lai Gỗ dầu Gỗ hương Gỗ bạch đàn Gỗ tạp Gỗ khác
2.1.2.2. Gỗ xẻ
Cơ cấu chủng loại gỗ xẻ nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi khá nhiều trong vòng hơn 5 năm trở lại đây.
Theo những số liệu nhập khẩu gỗ xẻ trong cả nước từ năm 2013 đến 2015, có thể thấy các loại gỗ xẻ quý hiếm như gỗ lim, hương, cẩm… chiếm một tỉ trọng rất cao. Tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi kể từ năm 2016, và thay đổi rõ rệt từ năm 2017. Khi nguồn cung các loại gỗ xẻ quý hiếm ngày càng hạn chế, thậm chí cạn kiệt, đồng thời cơ cấu sản phẩm đồ gỗ cũng chuyển dịch sang những sản xuất những loại sản phẩm giá thành cạnh tranh hơn do thị trường khó khăn, thì gỗ xẻ công nghiệp, gỗ xẻ có giá trị thấp hơn lại có lượng nhập tăng cao.
Biểu đồ 2.5 : Những loại gỗ xẻ nhập khẩu chủ yếu vào thị trƣờng Việt Nam trong năm 2017 (đơn vị m3)
Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA,FOREST TRENDS và số liệu Hải quan Việt Nam
Bảng nhập khẩu về Việt Nam các chủng loại gỗ xẻ về số lượng và kim ngạch năm 2017 đã chỉ ra sự thay đổi rõ rệt, khi gỗ xẻ công nghiệp (gỗ thông, dương, sồi trắng, sồi đỏ …) tăng mạnh, các loại gỗ quý hiếm thì sụt giảm nhiều. Xu hướng đó vẫn đang duy trì đến hiện nay.
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
Tên công ty Loại hình công ty Gỗ thông Gỗ
sồi Gỗ dương Căm xe
Bạch đàn Gỗ hương Gỗ khác Vinafor Sài Gòn Sản xuất / thương mại 38% 9% 5% 9% 15% 20% 4% Thông Vàng Thương mại 95% 5% Thiên Lộc Thương mại 82% 8% 7% 3% Huỳnh Lê Thương mại 45% 30% 10% 12% 3% Khải Vy Sản xuất 23% 44% 8% 19% 6% Tân Phú Thương mại 72% 10% 8% IFC Sản xuất 17% 58% 10% 9% 6% Á Châu
Sản xuất /
thương mại 24% 41% 14% 7% 14%
Nguồn : Tác giả tổng hợp theo số liệu thực tế hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp này
Gỗ thông xẻ: Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm nhập bình quân từ 65,000 đến 80,000m3. Gỗ thông xẻ có nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nhập từ Chile, New-Zealand, Brazil, Argentina, Uruguay, Tây Ban Nha và Mỹ.
Gỗ dương xẻ: Gỗ dương xẻ (gồm gỗ bạch dương và hoàng dương) là loại gỗ có lượng nhập khẩu tăng vọt trong vài năm trở lại đây. Hiện tại các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm