Tại hội nghị của ngành gỗ năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt chỉ tiêu 10 năm tới ngành chế biến gỗ, lâm sản phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu 2 con số từ năm 2019 và 20 tỷ USD năm 2025 (theo báo điện tử http://tapchicongthuong.vn , tháng 8/2018)
Tuy nhiên hiện đông đảo doanh nghiệp sản xuất trong ngành chế biến gỗ gặp phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua gỗ nguyên liệu.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, nguyên liệu gỗ trong nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Cùng với đó, chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước còn thấp do khai thác sớm, gỗ còn non.
Trong khi nguyên liệu sản xuất còn chưa đảm bảo, thì nhiều nhà nhập khẩu châu Âu, Mỹ hiện đang siết chặt hơn vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ. Theo đó, các nhà nhập khẩu tỏ ra quan ngại việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, tính bền vững và đặc biệt là việc tuân thủ quản lí nguồn gốc gỗ, quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Theo tính toán, nếu xuất khẩu sản phẩm gỗ đặt mục tiêu tăng thêm 1 tỷ USD thì nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng thêm khoảng 3,5 triệu m3. Trong khi đó, gỗ trong nước, gỗ rừng trồng chỉ khoảng 10-15% đạt yêu cầu. Mỗi năm, trong nước khai thác khoảng 18-19 triệu m3 gỗ, nhưng chỉ có 2 đến 3 triệu m3 là có thể làm gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ, còn lại là chế biến dăm gỗ, các loại ván nhân tạo… (theo báo điện tử http://baodautu.vn , tháng 5/2018)
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 tiếp tục tăng, vì sản phẩm gỗ Việt đang được nhiều nhà nhập khẩu lớn quan tâm, nhất là Mỹ, do nhu cầu đồ nội thất của quốc gia này thường tăng mạnh qua từng năm. Nhưng do chất lượng gỗ rừng trồng của Việt Nam chưa thể cải thiện trong một sớm một chiều, nên lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu của cả nước nói chung, và của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, sẽ vẫn tăng trưởng ở mức khá cao trong vòng 5 năm tới, trung bình khoảng 8-10% / 1 năm.
Trong khi vẫn chưa có những nhà máy xẻ gỗ được thành lập thêm ở thành phố Hồ Chí Minh, thì gỗ tròn / đẽo vuông thô vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn (~7%) lượng nhập khẩu gỗ tròn cả nước, và gỗ xẻ vẫn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên địa bàn (chiếm ~12% lượng nhập của cả nước) (theo tạp chí Gỗ Việt, tháng 11-12/2018)
Bảng 3.1 : Dự báo tăng trƣởng nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2019-
2023
Gỗ tròn, đẽo vuông thô
Gỗ xẻ
Năm Ngàn Triệu Ngàn Triệu m3 USD m3 USD 2018 149.4 42.9 316.6 153.78 2019 164.3 47.2 348.26 169.16 2020 180.8 51.9 383.09 186.07 2021 198.9 57.1 421.39 204.68 2022 218.7 62.8 463.53 225.15 2023 240.6 69.1 509.89 247.66
Nguồn: Tác giả tống hợp phân tích số liệu của cục Xuất nhập khẩu / HAWA / tạp chí Gỗ Việt 2019