Điều ƣớc quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập những qui tắc pháp lý bắt buộc để ấn định, thay đổi hoặc hoặc từ bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau. Điều ước quốc tế về thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nó là cơ sở pháp lý quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được thiết lập giữa các doanh nghiệp của các quốc gia đó, là cơ sở để tăng cường mối quan hệ thương mại trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể mà các quốc gia tham gia vì mục đích tăng cường hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế.

Điều ước quốc tế có thể phân chia thành điều ước song phương và điều ước đa phương hoặc cũng có thể phân chia thành điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp và điều ước quốc tế điều chỉnh gián tiếp.

Đối với điều ước quốc tế không điều chỉnh trực tiếp hợp đồng mua bán ngoại thương, không qui định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng mà chỉ điều chỉnh ở tầm vĩ mô nhưng cũng là cơ sở để ký kết. Bao gồm các hiệp định thương mại. Nội dung của các điều ước này chỉ định nguyên tắc áp dụng pháp lý chung giữa các quốc gia. Bao gồm chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ quốc gia, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, nguyên tắc có đi có lại, …

Đối với các điều ước điều chỉnh trực tiếp như Công ước Viên 1980, Công ước Lahayer, … Sau khi đã tham gia điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên phải thi hành điều ước quốc tế có giá trị áp dụng bắt buộc trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia đó. Các qui phạm luật quốc gia ban hành phải phù hợp với điều ước quốc tế (nguyên tắc nội luật hoá).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 28)