Đối với hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 115)

Các hiệp hội, tổ chức của ngành hàng, được lập ra, cần có những quy định và một vài cơ sở pháp lý để quản lý và điều chỉnh hành vi của các hội viên tham gia. Trong những năm gần đây, vai trò của các hiệp hội và tổ chức này là khá mờ nhạt, khi họ chỉ đứng ra mở các hội thảo, triển lãm, xúc tiến thương mại là nhiều, chứ không có tiếng nói trong việc giải quyết tranh chấp của hội viên, đặc biệt là tranh chấp với các đối tác quốc tế. Đã từng có khá nhiều trường hợp đơn xin xử lý tranh chấp được đưa lên các tổ chức, hiệp hội ngành hàng, nhưng những người đứng đầu tỏ ra rất lúng túng, không giải quyết được vấn đề và cuối cùng họ lại tư vấn chuyển sang trọng tài hoặc tòa án.

Ngoài ra, các hiệp hội, tổ chức của ngành hàng nên là một kênh cung cấp thông tin khá tin cậy cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và doanh nghiệp của cả nước nói chung, trên những phương diện như sau :

Một là, dự báo về tình hình kinh doanh trong ngành của từng năm, từng quý và từng tháng

Hai là, dự báo những biến động tình hình kinh doanh của ngành hàng trên thế giới, phân tích về những thị trường là bạn hàng quen thuộc của doanh nghiệp Việt.

Ba là, giới thiệu các đối tác xuất khẩu và các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng trên địa bàn

Bốn là, phổ biến những kiến thức về pháp luật kinh doanh (của Việt Nam và quốc tế) thường áp dụng trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Ngành hàng cũng nên là một mối liên kết các doanh nghiệp về thông tin, hoạt động một cách chặt chẽ. Sẽ rất dễ dàng giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi các doanh nghiệp biết được nhu cầu và khả năng của nhau. Hiện tại nhiều doanh nghiệp gỗ vẫn hoạt động theo kiểu tự mò mẫm thông tin, rất ít hiểu biết về thị trường trong và ngoài nước. Họ sẽ rất dễ gặp khó khăn từ những khâu nhỏ nhất, như tuyển dụng lao động, mua nguyên vật liệu đầu vào, hay tìm đầu ra cho sản phẩm kinh doanh. Chính vì vậy, tạo mối liên kết thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành hàng, thực sự là một yếu tố rất quan trọng, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của ngành.

Như vậy, từ cơ sở lý luận của chương 1, cùng với phân tích thực trạng vấn đề hủy hợp đồng nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây trong chương 2, ở chương 3 này, tác giả đã đưa ra những dự báo về tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu, tình hình hủy hợp đồng nhập khẩu có thể phát sinh trong thời gian tới, đồng thời kiến nghị những giải pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên địa bàn, và với cả cơ quan nhà nước cùng hiệp hội ngành hàng, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế công việc của bản thân tác giả và thông qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở phần Phụ lục 3 của Luận văn.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số nhận xét như sau :

Một là, ngành công nghiệp gỗ đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, tạo ra lượng kim ngạch xuất khẩu rất lớn, đem lại việc làm và nhiều giá trị xã hội tích cực. Trong quá trình nhập khẩu gỗ nguyên liệu, ở một số thời điểm khó khăn, đã xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đơn phương hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu của đối tác. Đây là một vấn đề hết sức đáng tiếc. Tác giả đã tập hợp những dữ liệu thực tế cụ thể, kết hợp với nguồn tư liệu tin cậy từ bên ngoài, để lý giải nguyên nhân và những rủi ro phát sinh của vấn đề hủy hợp đồng nhập khẩu từ phía các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hai là, từ nghiên cứu thực tế về những bước phát triển của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, tác giả đã đưa ra những dự báo tình hình phát triển của ngành, cũng như dự báo về tình trạng hủy hợp đồng nhập khẩu từ phía các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên địa bàn trong những năm tới. Từ đó, tác giả đã kiến nghị những giải pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, và với cả cơ quan nhà nước cùng hiệp hội ngành hàng.

Ba là, Luận văn vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, khi chỉ nghiên cứu trong một phạm vi khá hẹp, là các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài còn có sự khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, xử lý và phân tích số liệu nên chắc chắn sẽ khó có thể tránh khỏi những sai sót.

Tác giả rất mong sẽ đón nhận được nhiều sự góp ý, sửa chữa, điều chỉnh của thầy cô và mọi người, để có thể hoàn thiện luận văn và gợi mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Liên Hợp Quốc, Công ước Viên 1980, tại địa chỉ:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop- quoc-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-90153.aspx, truy cập 18/01/2019

2. Dương Văn Đức, Hủy hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học kinh tế luật – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017.

3. Võ Sỹ Mạnh, Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015

4. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Thị Hạnh, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013-2016, từ góc nhìn các loài nhập khẩu, năm 2016, tại địa chỉ :

http://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Viet%20Nam%20nhap%20khau%2 0go%20nguyen%20lieu%202013-2016%20.pdf, truy cập 20/01/2019

5. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Thị Hạnh, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013-2015 . Tổng quan năm 2016, tại địa chỉ:

http://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Viet%20Nam%20NK%20go%20ng uyen%20lieu%202013-2015.pdf, truy cập 20/01/2019

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thương mại 2005, tại địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai- 2005-36-2005-QH11-2633.aspx, truy cập 26/01/2019

7. Trần Văn Hùng, Phát triển ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ , Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế - luật thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

8. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền và Huỳnh Văn Hạnh, Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững năm 2017, tại địa chỉ:

http://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Bao%20cao%20tong%20quan- final.pdf, truy cập 25/02/2019

9. Đinh Công Sơn, Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Học viên khoa học xã hội-Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2014

10. Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2007

TIẾNG ANH

1. Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Việt Anh, The coporate culture and its effect on managerial effectiveness in Vietnam companies in 2015, uploaded on website address:

http://globalbizresearch.org/Vietnam_Conference/pdf/VL531.pdf in 2015, access time on January 22nd 2019

2. Davis, SM (1984), Managing corporate culture, New York: Ballinger.

3. TFT & RAFT, Country guide to timber legality : Viet Nam”, uploaded on website address: http://www.tft-earth.org/wp-content/uploads/2014/03/TTAP- RAFT-Guide-to-Legality-Vietnam-ENG.pdf , in 2013, access time on January 22nd 2019

4. Hà Công Anh Bảo, The panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and challenges, uploaded on website address:

https://boris.unibe.ch/97937/1/working_paper_no_5_2016_bao.pdf, in 2016, access time on January 22nd 2019

5. Doing business in VietNam, Ernst & Young 2012

6. Import-export in VietNam, key industries and free trade agreements , VietNam briefing , 2015

7. Denison, D.R. , Corporate culture and organizational effectiveness, New York: John Wiley. 1990

PHỤ LỤC 1 : BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH.

CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ VẤN ĐỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU GỖ

NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

( DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM)

Phần 1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp :

Tên doanh nghiệp :……… Các chủng loại gỗ nhập khẩu chủ yếu :……… Số lượng nhập khẩu hàng năm :……… Thị trường nhập khẩu chủ yếu :……… Gỗ nhập khẩu về để : A. Sản xuất B. Thương mại C. Cả A và B

Phần 2. Thông tin cá nhân

- Họ và tên (không bắt buộc):……….. - Giới tính: A. Nam B. Nữ

- Độ tuổi: A. Dưới 30 B. Từ 30 đến 45 C. Trên 45

- Vị trí công tác: A. Ban lãnh đạo B. Quản lý cấp trung C. Nhân viên - Thời gian công tác: A. Dưới 1 năm B. 1 – 3 năm C. Trên 3 năm

Phần 3. Câu hỏi phỏng vấn

Câu 1 : Anh / Chị có nhận định như thế nào về tình hình hủy hợp đồng nhập khẩu từ các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh?

……… ……… ……… ……… ……… ……….

Câu 2 : Theo Anh / Chị đâu là những rủi ro cần chú ý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh khi hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu? ……… ……… ……… ……… ……… ……….

Câu 3 : Theo Anh / Chị để phòng ngừa và khắc phục những rủi ro phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện những giải pháp gì?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……….

Câu 4 : Anh / Chị có những đề xuất, kiến nghị gì với cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành hàng, nhằm giúp các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh phòng ngừa và khắc phục những rủi ro phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu? ……… ……… ……… ……… ……….

Xin chân thành cảm ơn Anh / Chị đã tham gia cuộc phỏng vấn!

INTERVIEW FORM FOR THE SITUATION OF IMPORT CONTRACTS’S

CANCELLATION AND ITS RISKS AGAINST WOOD MATERIALS

IMPORTING ENTERPRISES IN HO CHI MINH CITY

(FOR FOREIGN ENTERPRISES IN VIETNAM)

PART 1. Enterprise’s details :

Company name :………from……….. Main wood materials to import :……….. Average yearly import volume :……… Main market for material woods import : ……… Wood materials imported to use for : A. Production B. Trading C. Both A & B

PART 2. Personal information

- Name (optional):………... - Gender: A. Male B. Female

- Age: A. Under 30 B. From 30 to 45 C. Above 45 - Position: A. Leader B. Middle manager C. Staff

- Company in VietNam: A. Under 1 year B. 1 – 3 years C. Above 3 years

PART 3. Questions

Question 1 : How do you think about the situation of import contract’s cancellation from wood material importing enterprises in Ho Chi Minh city?

……… ……… ……… ……… ……… ……….

Question 2 : What are the remarkable risks with wood material importing enterprises in Ho Chi Minh city when they cancel the import orders?

……… ………

……… ……… ……… ……….

Question 3 : To prevent and overcome the risks come from cancelling import contracts, what solution material importing enterprises in Ho Chi Minh city should do?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……….

Question 4 : What are your suggestions and recommendations to the government and industry associations to help wood material importing enterprises in Ho Chi Minh city to prevent and overcome the risks come from cancelling import contracts?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………. ……… ………

Thank you for taking part in the interview.

INTERVIEW FORM FOR THE SITUATION OF IMPORT CONTRACTS’S

CANCELLATION AND ITS RISKS AGAINST WOOD MATERIALS

IMPORTING ENTERPRISES IN HO CHI MINH CITY

(FOR EXPORTERS )

PART 1. Exporter’s details :

Company name :………from …...……….. Main material woods to export :……….. Average yearly export volume :……… Main market for material woods export : ………

PART 2. Personal information

- Name (optional):………... - Gender: A. Male B. Female

- Age: A. Under 30 B. From 30 to 45 C. Above 45 - Position: A. Leader B. Middle manager C. Staff

- Exporting time to VietNam: A. Under 1 year B. 1 – 3 years C. Above 3 years

PART 3. Questions

Question 1 : How do you think about the situation of import contract’s cancellation from wood material importing enterprises in Ho Chi Minh city?

……… ……… ……… ……… ……… ……….

Question 2 : What are the remarkable risks with wood material importing enterprises in Ho Chi Minh city when they cancel the import orders?

……… ……… ………

……… ……… ……….

Question 3 : To prevent and overcome the risks come from cancelling import contracts, what solution material importing enterprises in Ho Chi Minh city should do?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……….

Question 4 : What are your suggestions and recommendations to the government and industry associations to help wood material importing enterprises in Ho Chi Minh city to prevent and overcome the risks come from cancelling import contracts?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………. ……… ………

Thank you for taking part in the interview.

PHỤ LỤC 2 : DANH SÁCH PHỎNG VẤN (CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH)

Tên Chức vụ Công ty Quốc tịch

1 Mr. Trần Văn Thiện

Giám đốc Công ty đồ gỗ Đồng Quốc Hưng (Đồng Nai) Việt Nam 2 Mrs. Phạm Thị Phượng Quản lý kho gỗ

Công ty trách nhiệm hữu hạn Khải Vy (thành phố Hồ Chí Minh)

Việt Nam

3 Mr. Fang Ning Ning

Giám đốc Công ty đồ gỗ SangShun (Bình Dương)

Trung Quốc (Đài Loan) 4 Mr. Christian

Koppe

Giám đốc Nhà máy gỗ xẻ Koppe Đức

5 Mr. Marcelo Munoz

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN (CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)