Đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 29 - 33)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu cách đây 30 năm với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển và kết quả đạt được là hiện nay năm 2017 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiểm tỷ trọng là 15,34% trong khi khu công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%, khu dịch vụ chiếm 41,32%. So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng

trưởng khá với con số GDP tăng trưởng đều đặn trong khoảng 5%-6%, đặc biệt năm 2017 đạt 6,8%, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình) với GDP bình quân đầu người năm 2017 là 53,5 triệu đồng tăng hơn 3 triệu so với năm 2016. Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động so sánh với năm 2016 tăng 6% và bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường thế giới; đã tiến hành nhiều cải cách thể chế theo hướng minh bạch, tự do hóa và có tính giải trình; gia nhập và tích cực xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); từng bước hoàn thiện thị trường đầy đủ theo quy định của WTO; chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cơ chế vận hành của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế trên nhiều cấp độ, nhất là trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược về kinh tế và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với những tiêu chuẩn cao.

Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%. Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nên kinh tế quốc gia đang cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định khi luôn cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011 -2017.

Biểu đồ 7: Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị : % 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.68 6.21 6.7 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng GDP (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế được cải thiện. Thứ nhất, về tỉ lệ lạm phát. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%). Thứ hai, về tỉ lệ nợ công/GDP. Từ 63,6% năm 2016, tỉ lệ nợ công/GDP năm nay đã giảm xuống còn 62%. Tốc độ tăng nợ công cũng đang có xu hướng giảm dần; giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm 2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm, tỉ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm nay và dự kiến là 64% vào năm 2018. Thứ ba, cán cân thương mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD), năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và năm 2017 đạt thặng dư cán cân thương mại, xuất siêu 2,67 tỷ USD.

Biểu đồ 8: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam

Đơn vị: Tỷ USD

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bên cạnh đó, các mặt hàng đến từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất với con số lên tới 58,5 tỷ USD vào năm 2017, xếp sau lần lượt là các mặt hàng đến từ Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản với các con số tương ứng là 46,8 tỷ USD, 28 tỷ USD và 16,5 tỷ USD. Chính những con số này cũng phần nào phản ánh thị trường xe tải nhập vào Việt Nam khi mức xếp hạng là tương tự.

Trong những năm trở lại đây,Việt Nam đã ngày càng phát triển được thể hiện rõ qua chỉ số tăng trưởng GDP, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu nhập bình quân đầu người, chính điều này đã trở thành nhân tố thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển, đây chính là tiền đề để nhà nước có thể giảm bớt bảo hộ cho một ngành vốn được o bế kỹ càng thời gian trước đây. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử dụng các mặt hàng xe tải ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó có một số mặt hàng đặc chủng như xe đầu kéo, xe tự đổ,…đây cũng là những mặt hàng mà nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được, từ đó kéo theo sự phát triển song song của các mặt hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)