Tình hình sản xuất và kinh doanh những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 49 - 57)

Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam (HMV) là một công ty sản xuất, lắp ráp xe tải. Việc phân phối sản phẩm ra thị trường được thực hiện thông qua mạng lưới đại lý tại khắp Việt Nam để bán sản phẩm ra thị trường. Tuy là một công ty liên doanh nhưng mô hình và phương châm hoạt động mang đậm phong cách Nhật Bản, với việc luôn luôn lên kế hoạch sản xuất trước cho một năm và làm việc theo quy trình rõ ràng nên sản phẩm luôn tiêu thụ khớp với số sản xuất.

Có thể nói với hơn 20 năm phát triển HMV đã có chỗ đứng trên thị trường. Trong 10 năm đầu tiên sau khi thành lập doanh số của HMV chỉ là những con số khiêm tốn được ghi nhận hàng năm, tất nhiên đây cũng là con số đạt được với một thị trường xe tải chưa phát triển tại Việt Nam lúc bấy giờ, đến năm 2006 doanh số đạt được chỉ là

417 xe, sau đó dần dần HMV mở rộng mạng lưới đại lý kết hợp với việc tích cực nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm mà doanh số đã tăng lên không ngừng và đạt đỉnh vảo năm 2015 với con số đáng ghi nhận là 5.912 xe. Đây cũng là năm thị trường xe tải Việt Nam phát triển vượt bậc do các chính sách về tải trọng được thắt chặt, nghiêm cấm việc vận tải quá mức cho phép so với thiết kế của xe. Có thể nói, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 là giai đoạn phát triển nhanh với tốc độ mạnh cùng với sự bùng nổ của thị trường, khi mà chỉ trong vòng 3 năm liên tiếp tổng doanh số bán lẻ HMV đã tăng lên 9 lần. Tiếp theo đó là 2 năm mà tốc độ phát triển có đôi chút chậm lại với các con số lần lượt được ghi nhận là 5.239 xe vào năm 2016 và 4.186 xe vào năm 2017. Tính theo tốc độ trung bình thì từ năm 2012 đến năm 2017 mỗi năm HMV đã tăng trưởng trên 100%, gấp đôi so với tốc độ toàn ngành.

Nhìn lại cả quá trình phát triển của HMV, ta có thể thấy đó là bức tranh của một doanh nghiệp cần mẫn, phát triển bền vững với mục tiêu tập trung với chất lượng sản phẩm mang tới cho khách hàng.

Biểu đồ 9: Doanh số bán lẻ của HMV 1998 -2017

Đơn vị: Chiếc 53 48 81 114 97 113389 379 417 751 1,2821,616 1,049 718 650 1,583 3,485 5,912 5,239 4,186 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Doanh số bán lẻ năm 1998 - 2017

Tương ứng với doanh số bán hàng là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hino Motors Việt Nam trong những năm gần đây.

Từ năm 2010 đến năm 2015 là quá trình HMV tự khẳng định mình trên con đường dành thị phần tại thị trường Việt Nam. Nếu như vào năm 2010 con số tổng của doanh thu thuần mang lại do bán hàng vào cung cấp dịch vụ chỉ là 805.710 triệu đồng, thì đến năm 2015 con số này đã vượt lên kỷ lục là 5.348 tỉ đồng, như vậy doanh thu đã tăng lên gấp 6 lần chỉ trong vòng 5 năm, nếu tính riêng giai đoạn 2012-2015 thì doanh thu thậm chí còn tăng lên gấp 8 lần. Năm 2015 doanh thu được ghi nhận cao nhất trong lịch sử HMV tại thị trường Việt Nam trùng với sự phát triển cực thịnh của ngành xe tải Việt Nam. Năm 2016 và 2017 con số doanh thu vẫn đạt ngưỡng 3.200 tỉ vẫn được coi là vượt dự đoán khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành tin rằng sau năm bùng nổ 2015 doanh thu toàn ngành sẽ sụt giảm do bão hòa thị trường. Nhìn lại quá trình 7 năm phát triển từ năm 2010-2017 doanh thu của HMV đã tăng gấp 4 lần tạo tiền đề để có nguồn tài chính dồi dào, từ đó lại tiếp tục tái đầu tư vào doanh nghiệp để mở rộng thị trường trong tương lai.

Biểu đồ 10: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị: Triệu đồng 805,710 813,500 636,900 1,244,600 3,572,000 5,348,000 3,463,000 3,287,800 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty HMV)

2.2 Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của HMV.

2.2.1 Ảnh hưởng của các hiệp định tự do thương mại tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của HMV.

Những năm gần đây, thị trường ô tô con Việt Nam đã chứng kiến những bước thay đổi ngoạn mục về quy mô mà nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thuế nhập khẩu giảm, kéo theo sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất ô tô con trong nước. Nhưng thị trường ô tô tải lại không hoàn toàn như vậy, bản thân ô tô tải từ trước đến nay đã luôn được ưu tiên trong chính sách thuế do ô tô tải luôn

được coi là xe thương mại để phục vụ cho hoạt động sản xuất và phát triển của ngành vận tải hàng hoá nói riêng và ngành công nghiệp nói chung, thậm chí có những loại xe tải lớn luôn được ưu tiên với mức thuế ưu đãi bằng 0% để phục vụ cho những công trình xây dựng mang tính chất công cộng và hoạt động khai thác, sản xuất trong những ngành trọng yếu của đất nước.

Có thể nói rằng sự phát triển của ngành xe vận tải những năm gần đây là do tổng hoà nhiều yếu tố, do sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, do sự siết chặt trong chính sách quy định tải trọng tham gia lưu thông ở Việt Nam, và tất nhiên không thể không kể đến do chính sách thuế nhập khẩu được thực hiện cùng với các cam kết theo các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đặc biệt, chính sách thuế nhập khẩu cũng góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể trong ngành xe vận tải, đó là quy mô ngành, đó là cơ cấu ngành. Chính sự thay đổi trong chính sách thuế nhập khẩu đã tạo nên những ông lớn trong thị trường xe tải nước nhà, và cũng khiến một số doanh nghiệp chỉ kịp xuất hiện rồi biến mất trên thị trường Việt Nam. Trên thế giới ngày này sự phát triển về công nghệ ngày một trở nên đồng đều, với những mẫu xe tải tương đồng về kiểu dáng và chất lượng thì thường giá gốc hàng bán sẽ không quá chênh lệch, nhưng khi về tới thị trường trong nước và tới tay người tiêu dùng thì nhiều khi lại ở những phân khúc giá khác nhau.

Hãy điểm qua danh sách các hạng mục thuế quan dành cho hạng mục xe tự đổ tại thị trường Việt Nam như một ví dụ về thuế suất của ngành xe tải chịu tác động của các quy định trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Bảng 2: Thuế suất thuế nhập khẩu cho xe tự đổ nguyên chiếc theo các hiệp định thương mại tự do

Tên loại xe Thuế

nhập khẩu ưu đãi

ATIGA AJCEP AKFTA VJEPA

Xe tự đổ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế (KLTBTTK) không quá 5 tấn

53% 5% 65% * 65%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn

50% 5% 60% * 60%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn

50% 5% 30% * 30%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn

50% 5% 20% * 20%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn

10% 0% 10% * 10%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 45 tấn

0% 0% 0% * 0%

(Nguồn :Biểu thuế suất ưu đãi năm 2017)

Trong khi đó với các chủng loại xe trên khi được nhập theo dạng CKD thì mức thuế ưu đãi sẽ được thay thế như sau:

Bảng 3: Thuế suất ưu đãi cho dòng xe tự đổ loại CKD

Loại xe Tên loại xe Thuế nhập khẩu ưu

đãi

CKD Xe tự đổ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế (KLTBTTK) không quá 5 tấn 53% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn 50% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn

50%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn

7%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn

7%

Xe tự đổ có KLTBTTK trên 45 tấn 0%

(Nguồn :Biểu thuế suất ưu đãi năm 2017)

Từ biểu thuế trên, ta thấy rõ mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng xe tự đổ tại các nước trong khu vực ASEAN là được ưu tiên hơn cả , chỉ 5% với các chủng xe được nhập khẩu từ khu vực ASEAN trong khi cùng chủng loại này khi được nhập khẩu từ các thị trường khác thì mức thuế có thể lên tới 50%, chính nhờ hiệp định tự do này mà các mặt hàng xe tải trong khu vực ASEAN ngày càng chiếm được nhiều thị phần tại thị trường Việt Nam. Trong các biểu thuế suất dành cho các hiệp định tự do thương mại còn lại, thuế suất được tính trong hiệp thương mại tự do Việt Nhật cũng thể hiện rõ sự ưu đãi khi đem so sánh với các mức thuế suất khác.

Cũng từ hai bảng thuế suất phía trên ta cũng thấy Việt Nam luôn ưu tiên cho các dòng xe lắp ráp trong nước, đặc biệt là các dòng xe có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 20 tấn trở lên, với mức thuế suất chỉ là 7% cho xe từ 20 tấn đến 45 tấn và xuống mức xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu là 0% cho xe trên 45 tấn.

Doanh nghiệp Hino Motors Việt Nam cũng đã chọn cho mình một cách tính thuế suất ứng theo hiệp định thương mại tự do Việt Nhật để nhằm giảm thiểu tối đa mức thuế nhập khẩu phải nộp để chiếm được ưu thế trên thị trường. Doanh nghiệp cũng được lựa chọn cách tính thuế sao cho có lợi nhất về mặt thuế quan.

+ Quy định về cách tính thuế

Theo quy định của nhà nước hàng hóa nhập khẩu là bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ (CKD) của ô tô sản xuất, lắp ráp ô tô được phân loại theo mã hàng và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của từng linh kiện, phụ tùng ghi tại các chương trong biểu thuế.

Để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi dành cho bộ linh kiện thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:

Linh kiện phải do các doanh nghiệp đảm bảo Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô trực tiếp nhập khẩu để sản xuất và tổ chức, cá nhân được các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất , lắp ráp ô tô ủy quyền nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh. Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác, trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ô tô theo quy định khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Các linh kiện (các chi tiết,cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô theo quy định của Bộ khoa học và công nghệ về tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Trường hợp trong bộ linh kiện rời đồng bộ hoặc không đồng bộ có một hoặc một số linh kiện chưa đảm bảo độ rời rạc như quy định thì tổng trị giá của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng trị giá của linh kiện. Trong đó, tổng trị giá của các linh kiện (nhập khẩu hoặc mua trong nước nếu có) để sản xuất, lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh bao gồm cả phần linh kiện tự gia

công, sản xuất, lắp ráp nếu có.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện hoặc xe ô tô khung gầm để sản xuất, lắp ráp thành các loại xe ô tô có tên cụ thể nếu tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho bộ linh kiện hoặc xe ô tô khung gầm cao hơn số tiền thuế nhập khẩu phải nộp tính thueo mặt hàng xe ô tô đó ở dạng nguyên chiếc thì được hoàn lại một phần số thuế nhập khẩu đã nộp theo cách tính như sau:

Số thuế nhập khẩu được hoàn = Số thuế nhập khẩu đã nộp cho toàn bộ linh kiện/ xe ô tô khung gầm đã đóng thành xe ô tô nguyên chiếc, tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của từng linh kiện quy định tại thời điểm tính thuế

-

Số thuế nhập khẩu phải nộp cho toàn bộ linh kiện/ xe ô tô khung gầm đã đóng thành xe ô tô nguyên chiếc, tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô nguyên chiếc tại thời điểm tính thuế nhập khẩu ưu đãi linh kiện/ xe ô tô khung gầm (Nguồn: Biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi năm 2017)

Như vậy, HMV được quyền lựa chọn tính thuế xe nhập khẩu theo 1 trong 2 cách sau:

+ Tính thuế toàn bộ xe CKD theo biểu thuế ưu đãi. + Tính thuế các linh kiện nhập khẩu rời rạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)