Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu tới doanh số và thị phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 62 - 66)

Chính việc giá thành giảm đã tạo lợi thế cho HMV, giúp HMV nâng cao số lượng bán hàng, nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh cả thị trường đều tăng thì sẽ rất khó để biết được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế thị phần đã được lựa chọn như một tiêu chí khách quan để đánh giá mức độ ảnh hưởng mà việc giảm thuế nhập khẩu mang lại.

Ở biểu đồ dưới đây chúng ta chỉ xét thị trường với tổng tải trọng là 3 tấn trở lên do HMV không có sản phẩm nào ở phân khúc siêu nhẹ.

Biểu đồ 11: So sánh doanh số bán lẻ của HMV với toàn thị trường Việt Nam

Đơn vị: Chiếc

Biểu đồ 12: So sánh thị phần Hino qua các năm

(Nguồn: Báo cáo bán hàng của công ty HMV)

Theo số liệu được ghi nhận từ tổng cục hải quan thì trong vòng 5 năm trở lại đây HMV đã tăng dần được thị phần của mình trên thị trường. Thị trường Việt Nam với hơn 20 thương hiệu xe tải lớn đến từ khắp các nước trên thế giới cũng như trong nước thì việc cạnh tranh là luôn luôn khốc liệt, gần như tháng nào các doanh nghiệp cũng thay nhau đưa các chiến lược về giá về chương trình khuyến mại cho khách hàng cho đại lý nên việc chỉ chiếm thêm 1% trên thị trường thôi cũng được coi là cả một quá trình nỗ lực. Nếu như năm 2014, HMV chỉ chiếm có hơn 4% trên thị trường, thì đến năm 2017 con số này đã là 6% trong đó chưa kể đến năm 2015 một mốc son với thị trường xe tải khi cả thị trường đều tăng đột biến thì HMV đã đạt được thành tích là 6,48% trên toàn thị trường.

Khi đánh giá trên toàn thị trường với các thương hiệu xe đến từ các quốc gia khác nhau ta có thể thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần nâng cao thị phần, trong khi đó doanh nghiệp Trung Quốc lại suy giảm thị phần rõ rệt.

Biểu đồ 13: Doanh số bán lẻ của các nhà sản xuất xe tải Nhật Bản tại Việt Nam

Đơn vị: Chiếc

(Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường AMR)

Từ thông tin bảng trên ta có thể thấy trong vòng 4 năm từ năm 2014 đến năm 2017, khi so sánh doanh số bán lẻ của HINO và ISUZU ta nhận thấy có sự tương đồng trong xu hướng, điều đó phần nào thể hiện được mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu cũng như tác động chung của toàn thị trường tới các doanh nghiệp này là như nhau. Giai đoạn 2014-2015 là một cuộc bứt phá khi doanh số bán lẻ tăng gần gấp đôi, sau đó giảm từ từ ở năm 2016 và năm 2017. Riêng đối với doanh số bán lẻ của FUSO có chút khác biệt, nguyên nhân được cho là do thị phần của FUSO hãy còn rất nhỏ và vẫn còn đang trong quá trình xây dựng thương hiệu ở Việt Nam (FUSO mới chỉ chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào năm 2014).

Biểu đồ 14 phía dưới so sánh doanh số bán lẻ của 4 thương hiệu tới từ 4 quốc gia khác nhau là xe tải Trung Quốc -Cửu Long, xe tải Việt Nam- Veam, xe tải Hàn Quốc – Hyundai và xe tải Nhật Bản – Hino trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 để thấy được sự khác biệt trong thuế suất nhập khẩu áp dụng cho các loại xe tải với xuất xứ khác nhau cũng tạo sự khác biệt trong doanh số bán lẻ.

Biểu đồ 14: So sánh doanh số bán lẻ của một số thương hiệu tới từ các nước khác nhau tại Việt Nam

Đơn vị: chiếc

(Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường AMR)

Nếu như xu hướng sụt giảm biểu hiện rõ ràng với các doanh nghiệp xe Trung Quốc biểu hiện bằng sự lao dốc trong doanh số bán lẻ của Cửu Long với 5.493 xe được ghi nhận năm 2016 thì đến năm 2017 con số này chỉ còn 2.687 xe, thì doanh nghiệp xe Việt Nam lại chỉ giảm 1.000 xe trong khoảng 2 năm này do chính sách thuế nhập khẩu gần như không tác động trực tiếp tới giá thành xe của hãng mà chỉ tác động vào sức cạnh tranh của toàn thị trường. Doanh số bán ra của xe Hàn Quốc Hyundai tăng mạnh vào năm 2016 do được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế suất một số chủng loại xe xuống còn 0% vào chính năm này theo cam kết hiệp định ASEAN – Hàn Quốc. Đối với hãng xe Hino, đại diện của dòng xe tải Nhật Bản là một bức tranh phản ánh thị trường chung với doanh số tăng cao trong năm 2015 và giảm dần vào năm 2016 và 2017.

Trong 4 năm vừa qua, có một thực tế là khi xem xét thị phần của Hino tại các tỉnh thành có đại lý thì thị phần lại dường như không đi theo chiều hướng chung của toàn doanh nghiệp, trong khi tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì phần luôn giữ vững ở mức 8%, thì ở Đà Nẵng, Hưng Yên và Vĩnh Long con số này chỉ ở mức thấp 4- 6% và có xu hướng giảm các năm gần đây. Nguyên nhân được cho là do các đại lý chưa biết tận dụng hết nguồn lực cũng như lợi thế mà doanh nghiệp đang có.

Bảng 7: Thị phần của HMV tại các tỉnh có đại lý

Đơn vị: % Tỉnh thành 2014 2015 2016 2017 Tp. Hồ Chí Minh 8% 7% 7% 8% Hà Nội 10% 7% 6% 8% Đồng Nai 9% 12% 9% 9% Hải Phòng 3% 1% 2% 4% Nghệ An 2% 3% 2% 4% Bình Dương 9% 9% 10% 11% Đà Nẵng 8% 5% 5% 3% Thái Nguyên 3% 3% 3% 4% Hưng Yên 13% 3% 7% 6% Bà Rịa Vũng Tàu 9% 8% 8% 9% Vĩnh Long 13% 15% 11% 7% Bến Tre 22% 26% 21% 16% Cà Mau 23% 19% 15% 18%

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường của công ty HMV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)