Bối cảnh kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 33 - 34)

Có thể nói sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008-2009, nền kinh tế đã dần dần vực dậy, bức tranh kinh tế toàn cầu được đánh giá khá tích cực. Không chỉ Mỹ, Trung Quốc, mà Châu Âu, Nhật Bản, những nền kinh tế vốn được xem là có tốc độ tăng trưởng thấp trong nhiều năm qua, cũng đã bứt phá và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu khởi sắc. Theo báo cáo “Tình hình và những triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2018” của Liên Hợp Quốc, năm 2017 kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 và mức tăng trưởng này dự đoán sẽ tiếp tục được duy trì trong các năm 2018 và 2019.

Thương mại luôn được coi là một trong những động lực của phát triển kinh tế. Xu hướng mở cửa, tự do hóa thương mại được hầu hết các nước trên thế giới ủng hộ. Tuy nhiên, một số động thái gần đây của kinh tế thế giới như việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, xu hướng bảo hộ của chính quyền mới của Mỹ…tạo cho nền kinh tế thế giới những khó khăn nhất định.

Từ những năm 2000 đến đầu năm 2017, thuế quan đã được giảm mạnh theo các cải cách đơn phương, khu vực và đa phương. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm thuế quan đáng kể xuống mức bình quân dưới 15%, trong khi các nền kinh tế phát triển cắt giảm thuế từ khoảng 6% xuống dưới 3%. Các biện pháp phi thuế quan khá phổ biến thể hiện kiểm soát trong nước đối với sản phẩm nhập khẩu để bảo đảm các mục tiêu: bảo vệ sức khoẻ, an toàn nơi làm việc, môi trường và người tiêu dùng. Trong khi các biện pháp phi thuế quan nói chung không phân biệt sản phẩm trong nước và nước ngoài, thực tế các biện pháp này đã góp phần giảm chi phí và thuận lợi hoá thương mại. Mức độ áp dụng các biện pháp phi thuế quan là khác nhau ở các lĩnh vực và quốc gia.

Các hiệp định thương mại khu vực và song phương đã lan rộng mạnh cả về phạm vi và số lượng. Số lượng các hiệp định báo cáo lên WTO đã tăng từ khoảng 50 vào năm 1990 lên hơn 280 vào năm 2017. Trong khi đó, phạm vi – độ “sâu” của các hiệp định cũng tăng lên, bao trùm không chỉ là lĩnh vực tự do thuế quan. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệp định thương mại và tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là

các hiệp định “sâu”. Hơn một nửa các hiệp định thương mại bao gồm các điều khoản “sâu” của lĩnh vực chính sách cả trong khuôn khổ và vượt ngoài xứ mệnh hiện nay của WTO.

Tuy nhiên, làn sóng bảo hộ thương mại đang nổi lên khá mạnh trong thời gian gần đây và có thể dẫn tới các cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của các nước, khu vực và thế giới, với các sự kiện đáng chú ý như Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Vương quốc Anh đang bắt đầu tiến trình rời khởi Liên minh châu Âu (EU). Thành quả của toàn cầu hóa không được phân chia đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế đã dẫn tới xu hướng phản đối tự do hóa thương mại gia tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới, nhất là tại các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và châu Âu. Trong thời gian qua, số lượng biện pháp bảo hộ thương mại mà các nền kinh tế lớn thực hiện ngày càng tăng lên. Kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hino motors việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)