Thuế suất nhập khẩu ô tô nói chung và xe tải nói riêng từ các nước ASEAN đã chính thức về mức 0% và 5% bắt đầu từ năm 2018. Điều này gây ra một sức ép đáng kể với các doanh nghiệp sản xuất ô tô nội tại khi dự báo lượng xe nhập khẩu giá rẻ từ các nước ASEAN có thể ô tạt nhập về. Trong bối cảnh này, việc tăng năng lực sản xuất, đặc biệt tăng tỉ lệ nội địa hóa để giảm thuế là việc ưu tiên hàng đầu để doanh nghiệp tồn tại.
Trên thị trường xe tải Việt Nam hiện này Vinaxuki và Thaco là những doanh nghiệp đầu đàn hướng đến mục tiêu nội địa hóa dòng sản phẩm xe tải. Ở thời kỳ vàng son, Vinaxuki đã rất thành công với mô hình sản xuất và kinh doanh xe tải mà đáng chú ý nhất là dòng xe tải hạng nhẹ. Tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của Vinaxuki đạt khoảng 30% nhờ đó Công ty đã có những lợi thế về giá cả cạnh tranh với xe nhập khẩu. Với những kinh nghiệp và thành công ở dòng xe tải, Vinaxuki sau đó quyết định “nhảy” vào thị trường xe du lịch. Tuy nhiên, điều này lại đẩy công ty đến bờ vực nguy hiểm, nguyên nhân được đưa ra rất nhiều trong đó có thể kể tới như việc không đủ tiềm lực tài chính, quá nóng vội với việc áp dụng mô hình xe tải vào xe con. Khác với Vinaxuki, Thaco gia nhập cuộc chơi với tâm lý thận trọng hơn và các bước chậm rãi hơn. Thaco đã tìm kiếm các đối tác tiềm năng, chuyển giao công nghệ như KIA, Huyndai để xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ nội địa hóa của THACO đã đạt 37,5 %.
Chính vì vậy, HINO cần rút ra bài học cho mình, khi lựa chọn giải pháp tăng tỉ lệ nội địa hóa, phải có bước chuẩn bị kỹ càng kết hợp với tiềm lực tài chính đủ mạnh để duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giá cả phù hợp với thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên để tìm được nhà cung cấp linh kiện trong nước phù hợp với giá cả phải chăng cũng là một bài toán khó dành cho doanh nghiệp nhất là khi quy mô ngành công nghiệp xe tải Việt Nam còn khá nhỏ với công suất khoảng 215 ngàn
xe/năm (thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/4 của Indonesia), phần lớn mức độ lắp ráp đơn giản, đặc biệt các công ty thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe trong nước lại đa số chỉ phục vụ cho dòng xe tải nhẹ dưới 7 tấn, trong khi đó dòng xe tải này lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong doanh số bán ra hàng năm của HINO.
Vì vậy giải pháp đặt ra là hợp tác và liên kết, chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và lắp rắp xe tải và sản xuất phụ tùng linh kiện. Thêm nữa, công ty phải gặp gỡ làm việc với các doanh nghiệp cùng ngành để đặt những đơn hàng linh kiện với số lượng lớn đáp ứng được cả 2 mục tiêu chất lượng và giá từ đó giảm giá thành cho thành phẩm.