6. Kết cấu luận văn
2.2.1. Quy trình thẩm định
Trong hệ thống Vietinbank, thẩm định tín dụng được thực hiện bởi cán bộ thẩm định. Quy trình thẩm định tín dụng KHDN như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ CB QHKH, thẩm định sơ bộ KH
Bước 2: Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng
Thông tin chung khách hàng (tên, địa chỉ, quá trình hình thành, phát triển, loại hình kinh doanh, điều lệ, cơ cấu tổ chức, vốn, quy mô sản xuất, công nghệ, thiết bị, lao động…
Bước 3: Đánh giá năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh
Năng lực pháp lý khách hàng (Tư cách, năng lực pháp lý khách hàng, Tư cách pháp lý của người đại diện theo pháp luật
Bước 4: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính khách hàng
Thu thập thông tin Phân tích ngành Tình hình sản xuất
Tình hình bán hàng
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Bước 5: Chấm điểm xếp hạng tín
dụng khách hàng
Bước 6: Phân tích đánh giá tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính, tín dụng khác
Bước 7: Thẩm định biện pháp bảo đảm của KH
Bước 8: Đề xuất cấp giới hạn tín dụng
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng DN của Vietinbank – CN Nam Định
* Ưu điểm:
Quy trình tuân theo một trình tự hợp lý, mỗi cán bộ chuyên trách một công việc. Việc thẩm định ở ngân hàng qua nhiều khâu xét duyệt, cán bộ QHKH không đồng thời là cán bộ thẩm định sẽ hạn chế, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Trong quy trình đã quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ, hạn chế tập trung vào một cán bộ. Từ đó hạn chế được những mặt tiêu cực có thể xảy ra.
* Hạn chế:
Số lượng cán bộ cần nhiều để đảm bảo chuyên môn hóa công việc.
Cán bộ thẩm định chủ yếu làm hồ sơ giấy, không tiếp xúc trực tiếp khách hàng, trừ trường hợp được lãnh đạo phòng thông qua mới đi thực tế khách hàng để đảm bảo không gây nhiều phiền toái cho khách hàng. Do đó, cán bộ thẩm định phụ thuộc nhiều vào thông tin của cán bộ QHKH, có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong trường hợp cán bộ QHKH câu kết với khách hàng.
* Đánh giá chung: Quy trình thẩm định tín dụng của Vietinbank tương đối chặt chẽ, tách biệt cán bộ QHKH và cán bộ thẩm định. Hiện tại phần lớn các ngân hàng cũng đều có cán bộ thực hiện thẩm định tín dụng riêng như ngân hàng TMCP Quân đội có cán bộ thẩm định tín dụng tập trung tại Hội sở chính, ngân hàng TMCP Á Châu là nhân viên quản lý và phát triển khách hàng tập trung tại Hội sở chính nhưng một số ngân hàng vẫn là cán bộ QHKH tự thẩm định như ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam: cán bộ quản lý khách hàng sẽ thẩm định và đề xuất tín dụng.