Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam định (Trang 84 - 127)

6. Kết cấu luận văn

3.4.3. Đối với doanh nghiệp

Việc đảm bảo chất lượng tín dụng không thể không kể đến vai trò của các doanh nghiệp, những đối tượng trực tiếp đến ngân hàng xin cung cấp vốn.

a. Tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng

Trước hết, khi tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DN cần thực hiện đúng các cam kết với ngân hàng. Điều quan trọng nhất là tính tự giác chấp hành các quy định về việc xin cấp tín dụng của các DN, chẳng hạn như cung cấp các tài liệu có chất lượng phục vụ cho việc thẩm định tín dụng; áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay hợp lý; sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả; trả nợ đúng hạn cho ngân hàng… Tuyệt đối DN không được có những hành vi sai trái như vi phạm các nguyên tắc tín dụng, cố tình không trả nợ đến hạn, làm giả giấy tờ, hồ sơ nhằm tạo lòng tin đối với ngân hàng… Những trường hợp vi phạm này sẽ bị ngân hàng áp dụng các biện pháp theo pháp luật, thậm chí khởi kiện lên tòa án.

Ngoài ra, các DN cũng cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của ngân hàng, một mặt giúp cho DN duy trì được nguồn tài trợ kịp thời và mang tính lâu dài, mặt khác được hưởng những ưu tiên, ưu đãi từ ngân hàng trong việc tái cấp tín dụng.

b. Hợp tác với ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo

Nhằm bảo đảm khả năng hoàn trả nợ vay của DN và đơn giản hoá quy trình xử lý tài sản của ngân hàng trong trường hợp KH không trả được nợ, các DN khi đến vay vốn cần đưa ra các TSĐB phù hợp với quy định của pháp luật. Đó là các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt của DN, tại thời điểm đem làm vật đảm

bảo không xảy ra tranh chấp, nếu là BĐS thì không thuộc diện nằm trong quy hoạch hoặc đất bị lấn chiếm. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng TSĐB để trả nợ, DN cần nhanh chóng hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản; tránh trường hợp con nợ bỏ trốn, ngân hàng không tự xử lý tài sản được, khi khởi kiện thì Toà án yêu cầu phải có mặt đương sự mới xét xử, phải chờ đợi các ban ngành khác hỗ trợ, dẫn đến việc xử lý tài sản bị đình trệ, tốn thời gian và tiền bạc.

c. Tham gia bảo hiểm tín dụng cho khoản vay của mình

Như đã đề cập ở trên, việc tham gia bảo hiểm tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng cũng như cho chính DN, người mua bảo hiểm. Trong quy trình tín dụng, khâu thu nợ luôn là vấn đề ngân hàng lưu tâm nhất. Do đó, để nâng cao khả năng thanh toán nợ của mình đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay, các DN nếu có điều kiện nên mua thêm bảo hiểm cho khoản tín dụng của mình. Hiện nay các ngân hàng và các công ty bảo hiểm đã liên kết với nhau cùng phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng dành cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Các DN có thể tham khảo và tự chọn cho mình nơi mua bảo hiểm sao cho thuận lợi và phù hợp với từng loại hình DN.

KẾT LUẬN

Thẩm định là khâu quan trọng không thể thiếu trong quy trình cấp tín dụng đối với bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào trước khi ra quyết định cho vay đối với khách hàng nói chung. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM.

Thứ hai, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của nó.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Nam Định cũng như các quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng và thẩm định tín dụng trong giai đoạn tới, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh.

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đọc và những người quan tâm tới lĩnh vực này đề luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015

2. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010

3. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014

4. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

5. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN Ngày 20/11/2014 của NHNN về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

6. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

7. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, Báo cáo giám sát kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO trên địa bàn tỉnh Nam Định, Nam Định 2014.

8. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, Báo cáo giám sát kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh” trên địa bàn tỉnh Nam Định, Nam Định 2017.

9. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh

10. PGS. TS. Đinh Xuân Hạng (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

11. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

12. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

13. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên năm 2014

15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên năm 2015

16. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên năm 2016

17. Nguyễn Thanh Thúy, (2012) Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ trường Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.

18. Quy định số 18679/TGĐ-NHCT35 ngày 30/12/2016 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc Quy định giá trị định giá tối đa, mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ và chỉ đạo về bảo đảm cấp tín dụng

19. Quy định số 1826/2014/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 26/12/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về thẩm quyền tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

20. Quyết định số 3832/QĐ-NHCT35 ngày 28/12/2011 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn phân tích

báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

21. Quyết định số 234/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 03/03/2016 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành Quy trình cấp tín dụng Khách hàng doanh nghiệp

22. Trịnh Tuyết Nhung, (2016) Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

23. Vũ Thị Hảo, (2012) Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân

TIẾNG ANH

24. Peter S. Rose (2001), Commercial Bank Management (Fourth Edition), Texas A & M University, USA

WEBSITE

25. NHNN Việt Nam, Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản tính đến ngày 30/11/2016, tại địa chỉ:

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/ tkmsctcb?_afrLoop=1015026557000#!%40%40%3F_afrLoop

%3D1015026557000%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse

%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D13qywl6u8x_142 , truy cập ngày 01/01/2017

26. NHNN Việt Nam, Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tháng 10 năm 2016, tại địa chỉ

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/ tlctdsvnhdv?_afrLoop=1394721101000#!%40%40%3F_afrLoop

%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse

%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D13qywl6u8x_273t, truy cập ngày 01/01/2017

27. NHNN Việt Nam, Tỷ lệ nợ xấu Quý II năm 2016, tại địa chỉ

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/ tlnxttdntd?_afrLoop=1338389195000#!%40%40%3F_afrLoop

%3D1338389195000%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse

%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D13qywl6u8x_220, truy cập ngày 01/01/2017

28. Hương Dịu, Hết năm nợ xấu vẫn dậm chân tại chỗ, tại địa chỉ

http://cafef.vn/het-nam-no-xau-van-dam-chan-tai-cho-20161220141524241.chn, truy cập ngày 01/01/2017

29. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Tổng quan về Vietinbank, tại địa chỉ https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/gioi-thieu, truy cập ngày 01/01/2017

30. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Sản phẩm & Dịch vụ dành cho Doanh nghiệp, tại địa chỉ: https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/doanh-nghiep, truy cập ngày 01/01/2017

31. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Thông tin về chi nhánh, tại địa chỉ: http://www.vietinbank.vn/vn/lien-he/mang-luoi-chi-nhanh, truy cập ngày 10/03/2017

Chính phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ- CP ngày 30/03/2004:

1. Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán:

- Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, kể cả chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

- Tổ chức có hoạt động tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế và Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển);

- Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Riêng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán;

- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng.

2. Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán theo quy định của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP: (lồng vào ý trên được không???)

- Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50%;

- Báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A trở lên.

3. Doanh nghiệp nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển) và dự án đầu tư từ nhóm A trở lên đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán năm

4. Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định.

1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Mục đích Phương pháp Nội dung Đánh giá sự biến độngcủa quy mô hoạt động, tổng tài sản, từng loại tài sản và sự hợp lý của cơ cấu tài sản đối với hoạt động của DN Xem xét sự hợp lý của cơ cấu tài sản bằng việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của DN, đồng thời so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu tài sản.

So sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn

số tương đối, tập trung vào các khoản mục trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong TTS.

Xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản của DN, dựa trên

cơ sở:

- Ngành nghề kinh doanh: DN hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau thì có cơ cấu tài sản hợp lý khác nhau (tỷ trọng TS ngắn hạn khác nhau giữa DN bán lẻ và DN vận chuyển quốc tế; Tỷ trọng TSCĐ và chi phí SXKD dở dang khác nhau giữa DN sản xuất và DN kinh doanh thương mại...).

- Chiến lược kinh doanh của DN: cùng trong một ngành, DN có chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản hợp lý khác nhau (Đơn vị xây lắp là nhà thầu chính thì tỷ trọng TSCĐ trên TTS thấp hơn đơn vị xây lắp là nhà thầu phụ chuyên thi công...).

Khi cơ cấu tài sản của DN có sự thay đổi qua các năm, cần:

- Phân tích nguyên nhân của sự thay đổi đó: Tỷ trọng các khoản phải thu của một đơn vị xây lắp tăng đột biết có thể là do thay đổi chiến lược kinh doanh từ nhà thầu chính sang thầu phụ cho các dự án lớn.

sẽ tăng lên, phản ánh mức độ ổn định SXKD lâu dài. Tuy nhiên nếu tăng lớn so với quy mô hiện tại (thông qua vay vốn) sẽ tạo gánh nặng tài chính, đồng thời là nguyên nhân làm giảm khả năng thanh toán và VLC.

- Xem xét tác động của sự thay đổi cơ cấu tài sản đến quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của DN, cụ thể: + Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.

+ Sự biến động của HTK ảnh hưởng tới quá trình SXKD từ khâu dự trữ, khâu sản xuất đến khâu bán hàng.

+ Sự biến động của các khoản phải thu, khả năng thanh toán của đối tác, chính sách tín dụng thương mại của DN đối với khách hàng và vị thế của khách hàng trong quan hệ thương mại ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn, vòng quay vốn.

+ Sự biến động của TSCĐ cho thấy phần nào sự tăng trưởng hay suy giảm quy mô của DN.

khái quát khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của DN, hoặc những khó khăn mà DN gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. nguồn vốn giữa số cuối kỳ với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn.

- DN đang tài trợ cho các hoạt động chủ yếu bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam định (Trang 84 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)