Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP về đào tạo NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY xây DỰNG mỏ hầm lõ 1 VINACOMIN (Trang 27 - 30)

Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau : - Chỉ tiêu về thể lực phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng lao động.

- Chỉ tiêu về trí lực thể hiện qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, kinh nghiệm.

- Chỉ tiêu về phẩm chất, tâm lý xã hội thể hiện qua nhân cách, tác phong, lối sống…của người lao động.

Để có thể đánh giá chính xác, toàn diện chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp luận văn sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp theo từng tiêu chí của chất lượng nguồn nhân lực.

Thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của NNL bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần).Thể lực là năng lực lao động chân tay; sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn.

Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện từng cá nhân cụ thể. Một cơ thể khỏe mạnh, thích nghi với môi trường sống thì năng lượng nó sinh ra sẽ đáp ứng yêu cầu của một hoạt động cụ thể nào đó. Thể lực có ý nghĩa quyết định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội

Thể lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về thể lực:

a) Chiều cao /cân nặng

Tỷ lệ NNL có chiều cao

=

Số lượng NNL có chiều cao/ cân nặng loại i

x 100%

Cân nặng loại i Tổng số NNL

b) Sức khỏe ( sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, tình trạng ốm đau):

Tỷ lệ NNL có SK loại i = Số lượng NNL có sức khỏe loại i x 100% Tổng số NNL

Trí lực

Tri thức là yếu tố cơ bản để đánh giá trí lực của người lao động. Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng có được nhờ giáo dục và sự trải nghiệm trong cuộc sống của con người. Việc nắm vững được những tri thức cơ bản, giúp người lao động gặp được nhiều thuận lợi trong công việc, có khả năng cao trong phân tích, giải quyết các vấn đề. Như vậy, trí lực là sự kết tinh, chọn lọc, sự tiếp nhận có lựa chọn của tri thức và biến tri thức thành cái riêng của mình ở mỗi người lao động. Trí lực của người lao động thường được đánh giá theo các tiêu chí:

Về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của một người đối với kiến thức phổ thông. Đây là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, phản ánh chất lượng nguồn lao động cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ văn hóa của nguồn lao động được thể hiện qua các quan hệ tỷ lệ như: Số lượng và tỷ lệ người lao động biết chữ và chưa biết chữ, Số lượng và tỷ lệ người lao động học qua các bậc học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học. Số năm đi học trung bình của nguồn lao động tính từ 25 tuổi trở lên.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn là những kiến thức, kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện những yêu cầu của vị trí công việc đang đảm nhận trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp của nguồn lao động. Đây cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ

chuyên môn nghiệp vụ thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo hoặc chưa qua đào tạo. Số lượng và tỷ lệ lao động bậc Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Số lượng và tỷ lệ lao động trên Đại học.Trình độ kỹ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đào tạo từ các trường kỹ thuật, các kiến thức được trang bị riêng về các lĩnh vực kỹ thuật nhất định.

Kỹ năng mềm: Ngày nay, các tổ chức khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường được thể hiện qua bằng cấp, khả năng học vấn…) còn có những kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ ...là những kỹ năng thường không phải lúc nào cũng được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Nó bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về trí lực:

Tỷ lệ NNL trình độ văn hóa = SL NNL có trình độ học vấn (12/12) x 100 (12/12)Tổng số NNL

Tỷ lệ NNL trình độ CM loại I = SL NNL có trình độ CM loại i

x 100 Tổng số NNL

Trong đó: Loại i là trình độ chưa qua đào tạo, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học hay trên đại học,...)

Tâm lực

Tâm lực là phẩm chất tâm lý - xã hội của nguồn lao động bao gồm những yếu tố liên quan đến ý thức của người lao động rất quan trọng, quyết định đến đặc điểm chung của người lao động và sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp nói riêng, của từng khu vực và quốc gia nói chung. Phẩm chất tâm lý - xã hộicủa người lao độngcó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc, đặc biệt là phong cách làm việc.

Ngược lại những người kém hiểu biết thường chây ỳ, làm việc không nghiêm túc và hay vi phạm nội quy lao động.

Dưới đây là tiêu chí cụ thể đánh giá về tâm lực:

Tỷ lệ LĐ vi phạm nội quy, kỷ luật =

Số lượng LĐ vi phạm nội quy, kỷ luật

x 100% Tổng số LĐ trong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP về đào tạo NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY xây DỰNG mỏ hầm lõ 1 VINACOMIN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)