Lựa chọn đối tượng nhân lực cần đào tạo nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP về đào tạo NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY xây DỰNG mỏ hầm lõ 1 VINACOMIN (Trang 67 - 78)

xây dựng mỏ hầm lò 1 - vinacomin

Ngành khai mỏ là một ngành đặc thù mang nhiều tính chất độc hại và nguy hiểm, do đó khi tuyển dụng các cán bộ công nhân viên vào làm việc, Công ty có yêu cầu bắt buộc các công nhân phải có kiến thức sơ lược về an toàn lao động, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công việc…

Về mặt hình thức, Công ty đã tiến hành tổ chức thực hiện theo các hình thức đào tạo phong phú đa dạng như đào tạo cơ bản dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tập trung, tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ các chuyên ngành... với quy mô toàn ngành và quy mô trong từng đơn vị ở cả trong Công ty và ngoài Công ty.

Hàng năm trên cơ sở nội dung của các khóa học, số lượng người được cử đi học sẽ được lập danh sách gửi về phòng tổ chức lao động, đồng thời bố trí tạo điều kiện cho những người trong danh sách tham gia học tập.

 Điều kiện để được tham gia các hình thức đào tạo của Công ty

Đối với hình thức đào tạo dài hạn: Cán bộ, công nhân viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Thời gian công tác từ 1 năm trở lên trường hợp khác phải có sự thống nhất giữa Ban lãnh đạo và Công đoàn). Là lao động thực hiện tốt công việc, tuổi đời không quá 35. Sức khỏe tốt và cam kết làm việc lâu dài tại công ty.

Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn: Cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng tốt công việc hiện tại hoặc những đối tượng mà công việc của họ mới đưa thiết bị công nghệ mới vào sử dụng.

Ngoài những điều kiện chung như trên Công ty còn tùy theo những lĩnh vực, những công việc cụ thể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà xác định đối tượng đào tạo nhân lực là ai, số lượng đào tạo nhiều hay ít,... Để đảm bảo yếu tố công bằng và chính xác khi lựa chọn đối tượng đào tạo nhân lực Công ty còn dựa vào những điều kiện cụ thể như sau:

 Tiêu chuẩn lựa chọn đối với đối tượng lao động gián tiếp, lao động quản lý:

Bồi dưỡng lý luận, chính trị cho nhà quản lý cấp cao Giám đốc, phó giám đốc công ty, trưởng phòng): Tiêu chí dành cho những nhà quản lý này phải là Đảng viên, đúng chuyên môn, chuyên ngành đại học, còn trường hợp dưới trình độ đại học thì phải có bằng trung cấp lý luận chính trị. Từ độ tuổi 40 trở lên và đang công tác làm việc tại Công ty xây dựng mỏ hầm lò 1 - Vinacomin.

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý và nghiệp vụ Trưởng phòng, phó phòng, quản đốc) và nhân viên: Tiêu chí đưa ra cho những cán bộ, nhân viên đang công tác tại các bộ phận, phòng ban, các chi nhánh của Công ty. Yêu cầu phải có nghiệp vụ liên quan tới nội dung của khóa đào tạo, có tên trong danh sách nhu cầu đào tạo nhân lực do đơn vị đề cử. Đặc biệt không có đối tượng lao động nào đang trong thời gian bị kỷ luật.

 Tiêu chuẩn lựa chọn đào tượng đối với công nhân lao động trực tiếp:

Đối tượng công nhân lao động trực tiếp của Công ty xây dựng mỏ hầm lò 1 - Vinacomin chủ yếu là công nhân khai thác hầm lò, cơ điện lò... Những lao động khi được Công ty lựa chọn đi đào tạo các khóa học cần phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chí cho từng đối tượng cử đi đào tạo. Hàng năm công ty đưa ra hai hình thức đào tạo cho công nhân đó là đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Trong đó hình thức đào tạo mà công ty chủ yếu sử nhiều dụng nhất đó là đào tạo nâng cao, Công ty tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi nâng bậc thường xuyên theo định kỳ.

Thi nâng bậc thợ và đào tạo thi thợ giỏi: Hàng năm Công ty tổ chức thi nâng bậc cho các đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong các công trường, phân xưởng đến hạn kỳ. Tổ chức công tác đào tạo, kèm cặp, hướng dẫn nghiệp vụ nâng bậc lương hàng năm cho CBCNV trong Công ty. Tiêu chí để thi nâng bậc là tất cả những công nhân làm việc và ký hợp đồng 2 năm trở lên ở các phân xưởng, công trường, của Công ty xây dựng mỏ hầm lò 1-Vinacomin. Trước khi thi nâng bậc công nhân phải đủ tiêu chí là đã đạt kết quả tốt trong thời gian thử việc, đủ thời gian nâng bậc theo quy định. Cuộc thi nâng bậc này gồm hai phần là lý thuyết và thực hành. Công nhân thi đạt lý thuyết thì mới được tiếp tục thi phần thực hành.

Công ty cũng Tổ chức thi thợ giỏi, tổ sản xuất kỷ lục cho một số ngành nghề kỹ thuật chủ yếu cấp Công ty. Tổ chức các đội thi tham gia thị thợ giỏi cấp Tập đoàn khi Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phát động. Công ty sẽ bố trí các cán bộ nhân viên có chuyên môn về ngành nghề dự thi đào tạo lại lý thuyết cho các đối tượng dự thi và cử các thợ cả có tay nghề cao kèm cặp bổ túc thêm về tay nghề cho người tham gia thi.

Đào tạo lại nghề được Công ty tiến hành đào tạo lại cho người lao động khi họ thực hiện không đúng với trình độ học vấn hoặc làm những công việc trái với ngành học của họ cho nên những đối tượng lao động này cần phải tham gia các khóa học đào tạo ngắn hạn, do hiện tại yêu cầu công việc thực tế đòi hỏi cần phải đào tạo lại.

Công ty có đưa các loại máy móc, thiết bị công nghệ mới vào sản xuất. Những người vận hành các loại máy móc thiết bị này sẽ thuộc diện xét duyệt để đi đào tạo theo hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc sẽ bố trí hướng dẫn trước khi đưa các loại máy móc thiết bị này vào sản xuất.

Đào tạo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: Do đặc thù công việc của Công ty là đào chống xây lắp các công trình ngầm, các đường lò nên việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là một chính sách quan trọng, một bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch phát triển của Công ty. Hàng năm Công ty thường mở các lớp huấn luyện công tác An toàn lao động - Vệ sinh lao động cho đối tượng lao động là CBCNV thuộc các Phân xưởng trong Công ty hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của yếu tố nguy hiểm có hại và tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng suất, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao kiến thức, đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hộ chiếu khoan nổ mìn Công ty cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo thợ mìn , chỉ huy nổ mìn… cho các Quản đốc phân xưởng, Phó Quản đốc phân xưởng, các đồng chí là Lò trưởng, Tổ trưởng sản xuất, Thợ mìn. Tập huấn các tình huống giả định về phòng chống cháy nổ cũng như cách xử lý khi có sự cố về an toàn.

Bảng 2.6: Đối tƣợng đào tạo của công ty qua các năm

( ĐVT: lượt người) Năm Ch tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2017/2015 Tuyệt đối Tƣơng đối

I. Đào tạo cán bộ, nhân viên 115 123 147 32 27,82% II. Đào tạo thợ lò, công nhân kỹ thuật 467 511 614 153 32,76%

Tổng số 582 634 761 179 30,76%

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động, Công ty xây dựng mỏ hầm lò 1- Vinacomin)

Qua bảng trên, số lượng lao động được đào tạo hàng năm có sự thay đổi là do từng thời điểm Công ty có những mục tiêu riêng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh

doanh từng năm. So với năm 2015 năm 2017 số lượt người được đào tạo đã tăng lên 179 lượt người, chiếm 30,76% (số người được đào tạo năm 2015). Năm 2017 số lao động đào tạo tăng so với các năm trước là do lượng lao động tuyển mới vào tăng lên nhiều, nên công tác đào tạo cũng được đẩy mạnh theo từng trọng tâm khác nhau, tùy từng đối tượng công việc. Thêm nữa Đối tượng đào tạo được quan tâm nhất những năm gần đây là đào tạo đội ngũ thợ lò, công nhân kỹ thuật. Đào tạo công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động được đào tạo trong Công ty.

Kết quả khảo sát 150 lao động trong công ty về tần suất của các khóa đào tạo cho kết quả 45% số người được hỏi trả lời mỗi năm ít nhất một lần họ tham gia các khóa đào, 42 % trả lời họ được tham gia đào tạo thường xuyên.Trong khi đó chỉ có 13% số người trả lời họ ít được tham gia đào tạo.

Hình 2.3: Tần suất tham gia các khóa đào tạo của CBNV năm 2 17

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Nói chung, việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Công ty khá rõ ràng, xác định tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng đào tạo. Việc xác định tiêu chuẩn đào tạo giúp cho Công ty có thể lựa chọn đối tượng đào tạo đúng đắn. Tuy nhiên việc đào tạo còn nặng hình thức, lý thuyết xa rời với thực tế chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

2.2.2.2. Xây dựng nội dung đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Xây Dựng Mỏ Hầm Lò 1 - Vinacomin

 Xây dựng nội dung đào tạo

Sau khi xác định được nhu cầu, mục tiêu và đối tượng đào tạo, Công ty tiến hành xây dựng chương trình đào tạo. Đối với mỗi đối tượng đào tạo khác nhau thì nội dung đào tạo và bài giảng cũng khác nhau

Nội dung đào tạo cho đối tượng là cán bộ quản lý:

Đào tạo kỹ năng giao tiếp

Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ như: Đào tạo quản trị dự án, đào tạo Luật doanh nghiệp, đào tạo quản trị nhân lực.

Đào tạo kỹ năng điều hành sản xuất, kỹ năng nhận biết, xử lý nguy cơ và giải pháp thoái hiểm trong quá trình khai tác mỏ.

Đào tạo công tác thông gió an toàn trong mỏ hầm lò Đào tạo xử lý tình huống

Đào tạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ Đào tạo phẩm chất, kỹ năng quản trị

Nội dung đào tạo cho đối tượng là nhân viên:

Đào tạo chuyên môn như: Đào tạo nghiệp vụ kế toán, đào tạo nghiệp vụ tin học và công nghệ, đào tạo kỹ thuật thi công đường lò.

Đào tạo định hướng công việc như: Đào tạo kỹ năng giải quyết công việc, đào tạo công tác an toàn lao động, đào tạo kỹ năng ứng phó rủi ro.

Đào tạo kỹ năng giao tiếp

Nội dung đào tạo cho đối tượng là công nhân:

Đào tạo nghề, đào tạo thi nâng bậc thợ. Đào tạo công tác an toàn lao động

Đây là những nội dung đào tạo cơ bản mà Công ty XDM Hầm Lò 1 - Vinacomin đã lựa chọn trong công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty . Những nội dung đào tạo này nhằm định hướng công việc cho người lao động, giúp cập nhật thông tin, lĩnh hội kiến thức mới, hướng dẫn cho người lao động mới vào làm tại công ty và thực hiện công việc an toànnhằm giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc trong môi trường làm việc nguy hiểm của ngành khai thác mỏ. Hơn nữa còn giúp cho cán bộ quản lý, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng được yêu cầu công việc, giao tiếp và ký kết được nhiều hợp động kinh tế có như vậy các nhà quản lý mở rộng tầm nhìn và phán đoán chính xác các vấn đề trong tương lai.

Lựa chọn phương pháp đào tạo

Hiện nay, Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1- Vinacomin đã thường áp dụng một số phương pháp đào tạo sau:

Đào tạo lao động trong Công ty:

 Đối với cán bộ, lao động gián tiếp Công ty áp dụng các phương pháp đào tạo sau:

Đào tạo theo phương pháp tổ chức các lớp tại doanh nghiệp, hội nghị, các bài giảng: Đây thường là các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo ngoại ngữ, tin học… Đào tạo theo phương pháp này này, học viên sẽ luôn cập nhật được những kiến thức mới, có những kinh nghiệm thực tế hơn mà không ảnh hưởng đến việc đi lại xa. Tuy nhiên với các lớp học dưới hình thức này của Công ty thì chủ yếu là các khóa học ngắn, nên thời gian học lý thuyết là chủ yếu mà hạn chế về thực hành nên chất lượng còn hạn chế.

 Đối với công nhân thợ lò, cơ điện lò, lái xe, thợ sửa chữa Công ty đang áp dụng các phương pháp sau:

Phương pháp kèm cặp chỉ dẫn: Phương pháp này được áp dụng đối với những người mới được tuyển vào công ty, chủ yếu là những công nhân kỹ thuật mới, chưa quen việc và chưa có nhiều kinh nghiệm, nên được giao cho cán bộ có trình độ cao

hoặc các thợ kỹ thuật lành nghề, có nhiều kinh nghiệm (nhóm trưởng , tổ trưởng) kèm cặp, chỉ bảo.

Hiện tại đối với công nhân lao động tuyển mới.Công ty đã tổ chức huấn luyện an toàn, giáo dục định hướng và kiểm tra sức khỏe, sau đó bố trí công nhân mới đến các đơn vị sản xuất theo nghề được đào tạo, giao cho công nhân cũ có tay nghề cao kèm cặp cùng chế độ trách nhiệm theo quy định của Công ty. Trong thời thử việc 1 tháng, phòng Tổ chức Lao động tiền lương sẽ thường xuyên kiểm tra theo dõi việc bố trí công nhân làm việc tại các công trường, phân xưởng. Đồng thời khi kết thúc kỳ tập việc, Công ty sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch những cá nhân đạt yêu cầu sẽ được tăng thềm thời gian kèm cặp hoặc cho đi đào tạo lại.

Qua phỏng vấn cán bộ phụ trách công tác đào tạo của Công ty “100% công nhân khi được tuyển dụng vào Công ty đều được quan tâm đào tạo. Phương pháp Công ty sử dụng cho đối tượng công nhân mới là “kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ”. Nguyên nhân sử dụng phương pháp này là không tốn kém về tài chính. Khi được hỏi "Anh/chị nhận thấy phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn có thực sự phù hợp với lao động mới được tuyển vào công ty không?". Trên 85% số người được hỏi cho rằng phương pháp này phù hợp với lao động mới được tuyển vào Công ty. NLĐ trong công ty đánh giá tương đối cao về phương pháp đào tạo này với mức điển trung bình đạt được là 4.3 điểm/5điểm (5 điểm tương ứng với câu trả lời là “hoàn toàn phù hợp”).

Phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề: Đây là phương pháp dùng để đào tạo thêm nghề cho các công nhân, thợ vận hành máy móc để có kinh nghiệm sử dụng máy móc thiết bị thi công lắp ráp một cách thành thạo.

Phương pháp tổ chức các lớp đào tạo trong nội bộ Công ty: Phương pháp này chủ yếu áp dụng với các công nhân kỹ thuật và công nhân thi nâng bậc, trang bị kiến thức an toàn lao động. Các lớp này được tổ chức tập trung học lý thuyết ngay tại đơn vị sau đó thực hành tại nơi làm việc trong thời gian nhất định. Phương pháp này thường tổ chức dưới hình thức các lớp giảng dạy của các cán bộ có kinh nghiệm trong công ty và có mời thêm hoặc nhờ tham mưu của các giáo viên trường ngoài

Phương pháp luân phiên thay đổi công việc: Tính chất công việc đào lò và XDCB của Công ty XDM Hầm Lò1 – Vinacomin phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước kỹ thuật và luôn có sự thay đổi cho nên công ty thường xuyên tiến hành luân phiên thay đổi công việc.

Đối với cán bộ quản lý : Phương pháp luân phiên thay đổi công việc tại công ty có thể từ bộ phận, phòng ban này sang bộ phận, phòng ban khác chẳng hạn như nhân viên phòng kế hoạch đầu tư sang phòng lao động tiền lương làm việc; Phòng điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP về đào tạo NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY xây DỰNG mỏ hầm lõ 1 VINACOMIN (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)