Đánh giá chiến lược hiện tại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược định giá phân khúc nhà chung cư tại tập đoàn TNR holdings việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 51)

1.3.3.1. Hình thành ma trận S - W - 0 – T

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh ( Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ ( Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công chiến lược.

Bảng 1.5 Ma trận S - W - O - T

1.3.3.2. So sánh chiến lược hiện tại và ma trận S - W- 0 – T mở rộng

41

mục tiêu chiến lược, dự án. Sự kết hợp các yếu tố này mang lại những chiến lược mới là những giải pháp có thể mang tính đột phá với thị trường và thiết thực hơn với doanh nghiệp, đó là:

Thứ nhất là SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

Thứ hai là WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.

Thứ ba là ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Thứ tư là WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. So sánh chiến lược hiện tại và chiến lược từ ma trận SWOT mở trộng:

Bảng 1.6 So sánh các chiến lược

1.3.3.3. Các thông tin phản hồi

Các thông tin phản hồi sau sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả thực tế từ việc triển khai chiến lược được tốt hơn:

- Phản hồi từ nội bộ doanh nghiệp: Các phản hổi này xuất phát từ chính đội ngũ nhân viên, quy trình nghiệp vụ, công tác kiểm soát nội bộ...từ đó các nhà hoạch

42

định chiến lược sẽ kiểm chứng được tính phù hợp của chiến lược với trình độ nhân lực, hạ tầng kỹ thuận, cũng như các nguồn lực nội tại khác của doanh nghiệp.

- Phản hổi từ khách hàng: Khi hiệu ứng từ việc triển khai một chiến lược nào đó ảnh hưởng đến giá và sản phẩm dịch vụ trên thị trường, khách hàng sẽ đưa ra các phản hồi khách quan nhất về các biến đổi trước và sau khi triển khai chiến lược:

+ Phản hồi trực tiếp: Các nhận xét, đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá bán.

+ Phản hồi gián tiếp: Các chỉ số về hiệu quả bán hàng, doanh thu, lợi nhuận. - Phản hồi từ đối thủ cạnh tranh: Chiến lược triển khai có thể thay đổi cấu trúc sản phẩm trên thị trường, thị phần, mức giá..,từ đó gây ra biến động thị trường. Trong trường hợp biến động tiêu cực từ thị trường, đối thủ cạnh tranh sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược định giá phân khúc nhà chung cư tại tập đoàn TNR holdings việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)