Bản đồ chiến lược là một sơ đồ để ghi lại các mục tiêu chiến lược ưu tiên được một doanh nghiệp theo đuổi, trình bày rõ ràng các mối quan hệ nhân – quả giữa các yêu tố cấu thành nên chiến lược của công ty, điều này giúp các doanh nghiệp có cái nhìn bao quát khi hoạch định chiến lược và triển khai các chiến lược của mình một
cách dễ dàng và hữu hiệu hơn. Bản đồ chiến lược giúp ích rất nhiều trong việc triển khai các mục tiêu của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp thành công trong công việc kinh doanh như:
- Mang lại những mục tiêu rõ ràng, đơn giản, trực quan. - Hợp nhất mọi mục tiêu thành một chiến lược duy nhất. - Xác định được mục tiêu trọng yếu nhất.
- Giúp nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu cá nhân - Đo lường được kết quả đạt được khi thực hiện các mục tiêu - Nắm được những yếu tố nào trong chiến lược cần được cải thiện.
Với những lợi ích như trên, Bản đồ chiến lược là một công cụ rất cần thiết để các doanh nghiệp vững bước trên con đường thực hiện mục tiêu kinh doanh. Kaplan và Norton đã mô tả một Bản đồ chiến lược gồm 4 yếu tố:
➢ Yếu tố tài chính: thể hiện kết quả, mục tiêu cụ thể của chiến lược kinh doanh như lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), giá trị cổ động, lợi nhuận, tốc độ tăng doanh thu và giá thành sản phẩm. Thước đo kết quả tài chính cho thấy liệu chiến lược có đóng góp vào việc cải thiện kết quả cuối cùng của công ty hay không. Kết quả tài chính của công ty được cải thiện qua hai phương thức cơ bản là tăng trưởng doanh thu và năng suất.
- Công ty có thể tăng trưởng doanh thu bằng cách khai thác sâu hơn mối quan hệ với khách hàng hiện có hoặc bằng cách bán những sản phẩm hoàn toàn mới hoặc bằng cách hướng đến khách hàng ở phân khúc và thị trường hoàn toàn mới. Điều đó giúp doanh nghiệp bán được nhiều hơn các sản phẩm/dịch vụ hiện có hoặc các sản phẩm/dịch vụ mới, bổ trợ.
- Công ty có thể tăng năng suất, giảm giá thành bằng cách giảm chi phí trực tiếp và giám tiếp như chi phí tiền mặt, chi phí hao hụt, tăng quy mô sản xuất để giảm chi phí về nhân công, vật liệu, năng lượng và nguyên liệu đầu vào. Thứ 2 là bằng cách sử dụng tài sản tài chính hữu hình hiệu quả hơn, giảm nhu cầu về vốn cố định và vốn lưu động cần cho hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu tài chính cao nhất là duy trì sự tăng trưởng giá trị cho cổ động. Vì vậy, yếu tố tài chính của chiến lược phải đáp ứng cả khía cạnh tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn.
➢ Yếu tố khách hàng: xác định tập hợp giá trị mạng lại cho khách hàng mục tiêu. Yếu tố này xác định phân khúc khách hàng mục tiêu để đơn vị kinh doanh cạnh tranh và xác định thước đo hiệu quả của đơn vị kinh doanh đối với nhóm khách hàng mục tiêu này. Các thước đo chung để đo lường thành quả về yếu tố khách hàng bao gồm: sự hài lòng của khách hàng, sự trung thành, sự tăng trưởng khách hàng, khả năng sinh lợi từ khách hàng, thị phần và tỷ lệ dùng sản phẩm của khách hàng. Các thước đo này có mối quan hệ nhân quả, tương hỗ lẫn nhau và được tác động từ các thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ; mối quan hệ khách hàng và thương hiệu công ty.
➢ Yếu tố nội bộ: xác định một số quy trình chủ chốt có tác động mạnh mẽ nhất lên chiến lược và các giá trị được tạo ra thông qua các quy trình nội bộ này. Các quy trình nội bộ thực hiện hai yếu tố sống còn của chiến lược: một là hình thành và chuyển giao tập hợp giá trị cho khách hàng và hai là cải tiến các quy trình, giảm chi phí nhằm thực hiện tăng năng suất. Các quy trình nội bộ được chia thành 4 nhóm gồm:
- Quy trình quản lý vận hành: gồm những quy trình tạo ra và cung ứng sản phẩm và dịch vụ.
- Quy trình quản lý khách hàng: gồm những quy trình làm tăng giá trị cho khách hàng. - Quy trình đổi mới: gồm quy trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới.
- Quy trình xã hội và điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước: gồm các quy trình cải thiện cộng đồng và môi trường mới.
➢ Yếu tố học tập và phát triển: Xác định những tài sản vô hình quan trọng nhất với chiến lược. Yếu tố xác định công việc nào, hệ thống nào, môi trường nào cần để hỗ trợ cho các quy trình nội bộ tạo ra giá trị cho khách hàng. Các tài sản vô hình bao gồm:
- Nguồn nhân lực: Sự sẵn có của các kỹ năng, tài năng và bí quyết cần thiết để hỗ trợ cho chiến lược.
- Nguồn thông tin: Sự sẵn sàng của các hệ thông thông tin, mạng lưới thông tin, cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho chiến lược.
- Nguồn lực tổ chức: Khả năng tập hợp và duy trì tiến trình thay đổi cần thiết để thực hiện chiến lược được thể hiện qua các yếu tố văn hóa, sự lãnh đạo, sự đồng nhất và tính tập thể.
Với các giải phát tổng quát, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC – Balanced Score Card) và các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) để cụ thể hóa các mục tiêu trọng tâm và kiểm soát việc thực hiện chiến lược.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO