Phân tích môi trường Vĩ Mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo (Trang 69 - 74)

Phân tích môi trường chính trị và pháp luật

Tình hình chính trị trên thế giới đã có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp, khó lường, chủ nghĩa dân túy, bảo hộ nổi lên (đặc biệt ở Anh và Mỹ). Việc Hoa Kỳ và các quốc gia lớn thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất, gia tăng bảo hộ và giảm thuế để thu hút đầu tư về nước đã và đang tác động lớn đến sự ổn định, trật tự kinh tế thế giới.

Trong tình hình đó, Việt Nam kiên quyết giữ vững chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Nghị quyết 01 của Chính phủ. Chính phủ xác định ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa và vai trò quan trọng trên nhiều phương diện, trong đó việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, Việt Nam đang đẩy mạnh chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 10 FTA song phương và đa phương với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.

Về môi trường quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì Việt Nam có môi trường ổn định, được đảm bảo an toàn tuyệt đối, các hoạt động đối ngoại cởi mở, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.

Về hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, thiếu ổn định chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh do chất lượng nhiều văn bản pháp luật còn hạn chế, tính khả thi chưa cao, phải sửa đi sửa lại nhiều lần, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của môi trường đầu tư - kinh doanh. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (Điểm 2 Mục 14 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII) có nêu: “Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Hưởng ứng chủ chương của Đảng, các năm qua Chính phủ đã tập trung hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế để tạo môi trường kinh doanh, tạo môi trường thu hút đầu tư, huy động nguồn lực từ kinh tế tư nhân. Chính phủ đã chủ động kết nối, lắng nghe và giải quyết kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ và của các Bộ ban ngành, tiến hành kết nối cơ chế một cửa Asean. Tính đến nay, Việt nam đã cắt giảm, đơn giản hóa trên 5.000 thủ tục hành chính, giảm thủ tục thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp không quá 01 lần/năm.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đặc biệt quan tâm tới tích tụ ruộng đất hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Với hàng loạt các chính sách ưu tiên về lãi suất, hỗ trợ về đất đai, công nghệ cho thấy, Việt Nam đang quyết tâm phát triển và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp. Cụ thể hơn trong ngành lúa gạo, Chính phủ đã và đang ra soát, sửa đổi các đạo luật, chính sách theo hướng mở rộng cho các doanh nghiệp tham gia vào ngành, giảm điều kiện kinh doanh, ưu tiên phát triển các sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ; tạo điều kiến liên kết sản xuất trên các cánh đồng mẫu lớn. Điều này được thể hiện qua các Quyết định, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo như: Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 21/03/2016 về phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định số 01/2012/QD-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng VietGap trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 57/2010/QD-TTg về miễn tiền thuê đất cho các dự án xây dựng kho lưu trữ 4 triệu tấn gạo hoặc ngô, kho lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch; Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,… Tuy nhiên, yêu cầu về đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm cũng là vấn đề mà xã hội và chính phủ quan tầm và có các chính sách quy định chặc chẽ hơn.

Phân tích môi trường kinh tế

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng tốt hơn, cụ thể năm 2017, kinh tế thế giới tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,6% (cao hơn 0,5

điểm % so với năm 2016) nhờ sự gia tăng đầu tư, thương mại và sản xuất công nghiệp. Trong đó các nền kinh tế chủ chốt đều có sự tăng trưởng vững chắc, đóng góp và định hướng cho sự phát triển kinh tế thế giới hiện tại và tương lai. Tăng trưởng Mỹ ước đạt 2,3%, cao hơn 0,7 điểm % so với năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, lạm phát quanh mức 2%. Năm 2018, theo Quỹ tiền tệ quốc tế tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 ước tăng 3,7% cao hơn 0,1 điểm % so với năm 2017, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo ở mức 4% thấp hơn 0,2 điểm % so với năm 2017. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại tốt hơn các nước kinh tế phát triển. Tăng trưởng kinh tế của nhóm các nền kinh tế phát triển dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2017, ở mức 2%. Ngược lại, tăng trưởng của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2017, ở mức 4,9%. Tăng trưởng thương mại tại các nền kinh tế phát triển được dự báo đạt thấp hơn năm 2017, song tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự báo đạt cao hơn năm 2017.

Nền kinh tế Việt Nam, từ năm 2012 đến nay, bước vào giai đoạn ổn định, phục hồi và phát triển. GDP tăng từ 5,25% năm 2012 lên tới 6,81% năm 2017. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức 6,7-7% và có những bước tiến ổn định. Chỉ số CPI bình quân cả năm giảm từ 18,13% năm 2012 xuống chỉ còn 2,6% năm 2017, trong đó CPI năm 2017 tăng chủ yếu do tác động của việc tăng giá giáo dục và y tế. Rủi ro tiềm ẩn đối với chỉ số lạm phát chung trong năm 2018 và các năm tiếp theo sẽ có xu hướng tăng do tác động tăng giá các loại hàng hóa cơ bản trên thế giới, như giá xăng dầu và các nguyên vật liệu nhập khẩu. Lãi suất huy động bình quân khá ổn định. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp giảm khoảng 0,5-1% so với đầu năm. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-11%/năm. Trong khi đó, Tỷ giá USD/VNĐ các năm gần đây ổn định kể từ khi Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm do nguồn cung ngoại tệ trong nước đồi dào, nguồn kiều hối đổ về lớn, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD ở mức cao (khoảng 6-7%), giá USD giảm so với

các đồng tiền khác (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm 2017). Năm 2017, tỷ giá USD/VND khá ổn định, tính đến tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm khoảng 0,2%, tỷ giá thị trường tự do giảm khoảng 1,5 % so với đầu năm. Dự báo trong 2, 3 năm tới, tỷ giá sẽ vẫn ổn định do nguồn cung ngoại tệ đồi dào từ kiều hối, cán cân thương mại thặng dư, dòng vốn nước ngoài đổ vào tích cực và dự trữ ngoại hối của ngân hàng nhà nước tăng cao. Theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây. Đây là con số thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của Việt Nam trong tương lai. Với định hướng kinh tế và chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng nhà nước thì mức độ nới lỏng kinh tế sẽ được duy trì, tín dụng phát triển và lãi suất có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sự ổn định của nền kinh tế vẫn được quan tâm, chú trọng trong công tác điều hành.

Dự báo triển vọng kinh tế của thế giới và Việt Nam trong ngắn hạn là rất tích cực, tuy nhiên trong trung và dài hạn sẽ phụ thuộc vào chính sách của các chính phủ, đặc biệt là chính sách thương mại từ đa phương sang song phương của Mỹ. Còn đối với Việt Nam, với phương châm thành lập “Chính Phủ kiến tạo và hành động để phục vụ người dân và doanh nghiệp” sẽ là động lực lớn để phát triển kinh tế đất nước trong tương lai nếu Chính phủ thực hiện được cam kết trên và các chính sách tốt đề ra thẩm thấu nhanh vào nền kinh tế.

Phân tích môi trường xã hội, văn hóa

Kinh tế phát triển cùng với sự nâng cao thu nhập của người dân đã làm thay đổi nhu cầu thực phẩm. Giới dân số có thu nhập cao sẽ giảm lượng gạo ăn mỗi ngày, yêu cầu cao hơn đối với chất lượng gạo, còn đối với người dân có thu nhập trung bình thấp thì các sản phẩm gạo có chất lượng trung bình, không đòi hỏi cao về gạo trắng, dẻo, thơm và ngon vẫn là chủ đạo.

Xu hướng di chuyển dân số từ nông thôn sang khu công nghiệp, thành thị làm các thành phố, khu công nghiệp trở lên đông đúc hơn, tăng cao nhu cầu đối với lương thực thực phẩm, trong đó có gạo. Đối với người dân ở thành phố có thu nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng gạo ít hơn tuy nhiên yêu cầu cao hơn về độ an toàn, chất lượng của gạo. Còn trong các khu công nghiệp và nông thôn, người dân có thu nhập trung bình thấp sẽ có nhu cầu ăn các sản phẩm gạo nhiều hơn, đặc biệt là các loại gạo có chất lượng trung bình, yêu cầu với độ an toàn, chất lượng của sản phẩm gạo thấp hơn.

Cơ cấu dân số trẻ, với văn hóa ăn uống nhanh, các sản phẩm tiện dụng cũng đang làm giảm nhu cầu với đối với các sản phẩm gạo. Cùng với thói quen của người dân trong ăn uống thay đổi, giảm ăn các sản phẩm tinh bột, tăng cường ăn rau củ quả làm nhu cầu đối với gạo giảm đi đáng kể, đồng thời yêu cầu cao đối với thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe cũng làm tăng áp lực cho doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm. Một thói quen thay đổi nữa là tăng lượng ăn tại các cửa hàng bên ngoài. Điều này làm tăng nhu cầu tiêu dùng gạo tại các cửa hàng ăn uống bên ngoài. Như đã đề cập ở trên, hiện nay Xã hội đang dành mối quan tâm cao đối với các sản phẩm sạch, an toàn. Đây là một thách thức đối với Công ty, yêu cầu Công ty phải tập trung cải thiện hoạt động quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đây cùng là cơ hội cho Công ty, khi các mặt hàng gạo thương hiệu của Công ty được khách hàng đánh giá cao không chỉ ở chất lượng mà còn ở việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm tươi mới. Các sản phẩm gạo của Công ty luôn được cấp giấy chứng nhận chất lượng từ Bộ y tế, Trung tâm kiểm tra chất lượng.

Phân tích môi trường khoa học kỹ thuật và tự nhiên

Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển và cuộc cách mạng 4.0 sẽ mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho các nước và doanh nghiệp. Cùng với xu hướng đó, Chính phủ và các doanh nghiệp đang tích cực đầu tư vào công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, chính sách để hướng tới ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường khả năng giám sát, điều hành hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, giảm chi phí điều hành, gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thị trường lúa gạo, Công nghệ 4.0 tạo cơ hội cho doanh nghiệp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm gạo qua việc áp dụng các công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ chiếu sáng, … đồng thời giảm chi phí trong từng khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến đến bảo quản.

Về môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu làm giảm diện tích canh tác, đồng thời làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa gạo. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng và thậm chí gây thiện hại lớn khi khí hậu thay đổi thất thường. Tuy nhiên đó cũng là cơ hội cho doanh nghiệp chuyên cung cấp giống có bộ sản phẩm độc quyền tốt, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, giảm thiểu tác động của môi trường. Khi đó các công ty cung cấp giống sẽ có lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm lúa gạo độc quyền và phát triển gạo thương hiệu. Ngoài ra, hoạt động sản xuất gạo thương mại của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập tại vùng ĐBSCL, tạo áp lực tăng chi phí sản xuất cho Công ty, giám tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh (Phần 2.1.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)