Như đã đề cập ở Chương 1, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua chuỗi giá trị và hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện được thế mạnh của doanh nghiệp trong mỗi hoạt động tạo ra giá trị cuối cùng cho khách hàng. Để xác định điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh ta tiến hành phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị của Công ty như Hình 3.5.
Hiện nay, các hoạt động bổ trợ của mảng kinh doanh gạo được hỗ trợ trực tiếp từ các phòng ban trên văn phòng công ty với các đội ngũ nhân sự phụ trách riêng cho từng mảng như: phòng Nhân sự hành chính phụ trách mảng quản trị nhân sự; phòng Kế hoạch & Đầu tư phụ trách mảng mua sắm vật tư, máy móc thiết bị; Nhà máy Hà Nam phụ trách quản lý máy móc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chế biến. Các hoạt động này đang được các bộ phân phối hợp thực hiện khá tốt, đảm bảo cho các hoạt động sơ cấp tiến hành thuận lợi. Do đó, ta tập trung phân tích các hoạt động sơ cấp của Công ty để xác định được lợi thế cạnh tranh.
➢ Hoạt động sản xuất, thu mua thóc, lúa
Với đặc thù là 1 công ty chuyên sản xuất, kinh doanh giống lúa nên hoạt động sản xuất, thu mua của Công ty trải rộng trên khắp các vùng miền cả nước. Cùng với hoạt động sản xuất, thu mua Giống, Công ty đang phối hợp với các hợp tác xã sản xuất lúa gạo lương thực, ví dụ như: Hợp tác xã Mỹ Đức, Hà Nội; HTX An Trụ, Bắc
HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ L Ợ I N H U Ậ N
Quản lý máy móc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
Mua sắm vật tư, máy móc thiết bị phục vụ HĐ sản xuất, kinh doanh Quản trị nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, kiểm tra và đánh giá
Sản xuất, Thu mua thóc, lúa Sản xuất, Chế biến, gạo các loại Bảo quản, Dự trữ và phân phối gạo Marketing, bán hàng Dịch vụ sau bán hàng GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG
Hình 3.5: Chuỗi giá trị mảng kinh doanh gạo của Vinaseed
Ninh; HTX Phú Lương, Huế; HTX Điện Thọ I, Quảng Nam; HTX Nhơn Lộc, Bình Định; Cty Cà phê 719, Tây Nguyên; HTX Thạch Trị, Sóc Trăng; …. Hiện nay, Công ty đang hợp tác với trên 200 đối tác khắp các vùng miền để sản xuất, thu mua lúa giống và lúa lương thực. Hàng năm, sản lượng lúa của Công ty đạt trên 60.000 tấn, trong đó sản phẩm thóc gạo lương thực trên 4.000 tấn. Như vậy hoạt động sản xuất, thu mua đang là một điểm mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong ngành lúa gạo.
Ngoài ra, Công ty đang sở hữu 1 trung tâm nghiên cứu, 1 trung tâm công nghệ sinh học khoái châu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần tăng cường lợi thế của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng ra thị trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
➢ Hoạt động sản xuất, chế biến gạo các loại
Công ty đang sở hữu 1 nhà máy chế biến, đóng gói lúa gạo mới, đồng bộ và hiện đại, được lắp đặt tại KCN Đồng Văn, Hà Nam với công suất 10 tấn thóc/giờ, tương đương sản xuất ra 5-6 tấn gạo/giờ; với công suất tối đa nhà máy có thể cung cấp ra thị trường hơn 20.000 tấn gạo/ năm, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của Công ty.
Nhà máy chế biến và bảo quản gạo tại KCN Đồng Văn, Hà Nam được thiết kế: - Diện tích: 30.420 m2.
- Công suất chế biến: 20.000 tấn/năm đối với gạo, công suất bảo quản: 10.000 tấn. - Tổng vốn đầu tư: 105,5 tỷ đồng.
- Thời điểm hoàn thành: năm 2015.
Nhà máy mới được xây dựng đồng bộ, hiện đại là một điểm mạnh và lợi thế của Công ty khi được các cán bộ của Bộ công thương, Sở công thương Hà Nam đánh giá cao về quy mô so với các đối thủ khác. Tuy nhiên, do hệ thống nhà máy mới đầu tư nên khả năng, kinh nghiệm vận hành và điều hành nhà máy vẫn còn hạn chế. Kỹ thuật xay xát được vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật mới, chưa có kinh nghiệm nên trong quá trình xay xát chưa chế biến ra gạo có chất lượng tốt nhất.
➢ Hoạt động bảo quản, dự trữ và phân phối gạo
Về cơ sở bảo quản, dự trữ, Công ty đang sơ hữu 9 kho tại 8 chi nhánh và văn phòng công ty, trong đó 06 kho tập trung ở miền bắc như Hà Nội, Ba Vì, Thường
Tín, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình; 02 kho ở miền trung là Thanh Hóa, Vinh và 01 kho ở Đắc Lắc. Tổng công suất kho lưu trữ là 15.500m2. Trong đó, Nhà máy Hà Nam có cơ sở bảo quản hiện đại, đồng bộ với công suất bảo quản lên tới 10.000 tấn/năm, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu bảo quản gạo của Công ty hiện nay. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống kho bảo quản lạnh nhằm đảm bảo duy trì chất lượng các loại gạo và hệ thống quản lý chất lượng đặt ngay tại nhà máy Hà Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cán bộ trong CN kinh doanh nông sản thì hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng gạo chưa được chú trọng làm chất lượng gạo không đồng đều, đồng thời làm giảm uy tín của Công ty do bộ phận quản lý chất lượng hiện nay chỉ tập trung vào quản lý chất lượng giống lúa, giống ngô và giống rau.
Hoạt động phân phối gạo của Công ty hiện nay đang thực hiện qua các kênh như: phân phối gián tiếp từ các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch và trực tiếp đến các bếp ăn tập thể. Hệ thống phân phối qua siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch được thực hiện tại các siêu thị lớn như Vinmart, Unimart, … và hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch lớn như Sói Biển, Bác Tôm…. Như vậy, hệ thống phân phối của Công ty khá lớn, tuy nhiên hoạt động phân phối chủ yếu được thực hiện ở Hà Nội và một vài tỉnh phía Bắc (Trong phần 2.2.4). Hiện nay, hoạt động vận chuyển gạo do Chi nhánh Nông sản đảm nhận chỉ có 1 xe tải 15 tấn vận chuyển hàng từ Đồng Văn đi Hà Nội và 2 xe 3 tấn vận chuyển gạo giao cho các đại lý trong nội thành Hà Nội. Với số lượng xe ít, trong khi số lượng các đại lý, siêu thị và cửa hàng trong nội thành Hà Nội lớn nên Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển cho đối tác. Đối với các khách hàng ngoại tỉnh, Chi nhánh chủ động thuê xe vận chuyển giao cho các khách hàng nên không gặp áp lực lớn.
➢ Hoạt động marketing, bán hàng
Hiện nay, phòng Marketing có trách nhiệm phối hợp với Chi nhánh kinh doanh Nông sản tiến hành các hoạt động marketing, bán hàng tại các điểm bán hàng, siêu thị. Các chương trình marketing bao gồm các chương trình nấu cơm thử cho khách hàng ăn tại các điểm bán hàng lớn tại Hà Nội như siêu thị Vinmart. Cùng với đó, Công ty đã tiến hành quảng bá thương hiệu gạo trên các phương tiện truyền thông như VTV1, VTV6. Đánh giá chung, các hoạt động marketing hiện nay chưa phong phú, chỉ chú trọng vào thị trường nội thành Hà Nội và chưa thực hiện được
tại các tỉnh thành khác, trong khi đó các chính sách chiết khấu chưa linh hoạt.
Ngoài ra, các hoạt động bán hàng hiện nay của Công ty chủ yếu trong thị trường nội địa, chưa xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài. Với việc đăng ký thành công giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu gạo sẽ là thị trường tiềm năng của công ty trong tương lai gần.
➢ Hoạt động Dịch vụ sau bán hàng
Hoạt động dịch vụ sau bán hàng chủ yếu bao gồm hoạt động tiếp nhận, kiểm tra và thu hồi các lô hàng kém chất lượng và thu hồi công nợ. Hoạt động tiếp nhận và kiểm tra và thu hồi các lô hàng kém chất lượng được thực hiện 1 cách thân thiện và trực tiếp. Trực tiếp lãnh đạo chi nhánh Nông sản sẽ liên hệ với khách hàng khiếu nại, trực tiếp tới kiểm tra lô hàng để có đánh giá cụ thể và tiến hành thu hồi sản phẩm kém chất lượng. Hoạt động thu hồi công nợ được chi nhánh tiến hành xát xao, kiểm tra và đốc thúc liên tục hàng tháng. Tuy nhiên, do nhân sự mỏng và thiếu kinh nghiệm nên hoạt động dịch vụ sau bán hàng vẫn chưa đảm bảo như yêu cầu mong muốn, dẫn đến việc tỷ lệ công nợ cao.
Từ việc phân tích chuỗi giá trị mảng kinh doanh lúa gạo trên, ta có thể kết luận lợi thế cạnh tranh của Công ty được thể hiện ở các hoạt động sản xuất, thu mua thóc lúa trải khắp các vùng miền cả nước cùng với hệ thống kho bảo quản, lưu trữ rộng lớn tại phía bắc và bắc trung bộ với 08 kho có thể lưu trữ gạo. Ngoài ra, với thương hiệu là doanh nghiệp giống cây trồng trung ương, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa gạo, cũng góp phần tạo thuận lợi cho Công ty trong hoạt động phát triển thị trường, tạo niềm tin từ người tiêu dùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lúa gạo.