Ma trận phân tích các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo (Trang 79)

Từ phân tích môi trường bên ngoài Công ty, ta có thể rút ra được các cơ hội, thách thức đối với Công ty hiện nay như sau:

Cơ hội:

- Môi trường chính trị, kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển;

- Chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất gạo chất lượng cao;

- Biến đổi khí hậu toàn cầu tạo thuận lợi cho công ty cung cấp giống lúa gạo; - Chính sách xuất khẩu gạo có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ, japonica.

- Kinh tế, thương mại thế giới đang phục hồi, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng trưởng cao hơn;

- Cơ hội hợp tác sản xuất lúa gạo trên các cánh đồng mẫu lớn; - Người dân tập trung sống tại các thành phố, khu công nghiệp; - Cuộc cách mạng 4.0,

- Khách hàng yêu cầu cao về chất lượng, độ an toàn của gạo.

Thách thức:

- Thương mại thế giới biến động khó lường;

- Khách hàng yêu cầu SP chất lượng, độ an toàn cao; - Nhu cầu về các sản phẩm gạo giảm;

- Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích sản xuất gạo, giảm chất lượng gạo; - Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu tại ĐBSCL;

- Áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp trong ngành; - Áp lực lớn từ các sản phẩm thay thế;

- Áp lực về vận chuyển giao hàng;

- Đối tác nước ngoài yêu cầu cao về quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển gạo.

Ta sử dụng ma trận EFAS để phân tích định lượng các cơ hội và thách thức. Sử dụng các bước tương tự như khi phân tích ma trận IFAS (phần 3.1.3), ta xây dựng các điểm tầm ảnh hưởng, tầm quan trọng và điểm số của các yếu tố cơ hội,

thách thức được như Bảng 3.3. Ta thấy tổng điểm cơ hội là 1,37 điểm nhỏ hơn tổng điểm các yếu tố thách thức là 1,64 điểm. Như vậy, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để cạnh tranh và thành công trong ngành lúa gạo.

Kết hợp với ma trận phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong phần 3.1.3, ta tiến hành xác định mục tiêu, lựa chọn các chiến lược phù hợp trong Chương 4 để tận dụng các, cơ hội phát huy các điểm mạnh và hạn chế các thách thức, cải thiện các điểm yếu giúp công ty phát triển thành công trên thị trường lúa gạo.

STT CƠ HỘI (O) TẦM ẢNH HƯỞNG TẦM QUAN TRỌNG ĐIỂM SỐ

1 Môi trường chính trị, kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 0,05 2 0,10 2

Chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất gạo

chất lượng cao 0,05 3 0,15

3 Biến đổi khí hậu toàn cầu 0,05 2 0,10

4

Chính sách xuất khẩu gạo có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất

khẩu gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ, japonica. 0,04 2 0,08

5

Kinh tế, thương mại thế giới đang phục hồi, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển

tăng trưởng cao hơn 0,03 2 0,06

6 Cơ hội hợp tác sản xuất lúa gạo trên các cánh đồng mẫu lớn 0,07 4 0,28 7 Người dân tập trung sống tại các thành phố, khu công nghiệp 0,08 3 0,24

8 Cuộc cách mạng 4.0 0,05 3 0,15

9 Khách hàng yêu cầu cao về chất lượng, độ an toàn của gạo. 0,07 3 0,21

TỔNG 0,49 1,37 STT THÁCH THỨC (T) TẦM ẢNH HƯỞNG TẦM QUAN TRỌNG ĐIỂM SỐ

1 Thương mại thế giới biến động khó 0,04 2 0,08

2 Khách hàng yêu cầu SP chất lượng, độ an toàn cao 0,07 3 0,21

3 Nhu cầu về các sản phẩm gạo giảm 0,09 4 0,36

4 Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích sản xuất gạo, giảm chất lượng gạo. 0,06 3 0,18

5 Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu tại ĐBSCL 0,04 2 0,08

6 Áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp trong ngành 0,08 4 0,32

7 Áp lực lớn từ các sản phẩm thay thế 0,06 3 0,18

8 Áp lực về vận chuyển giao hàng 0,05 3 0,15

9 Đối tác nước ngoài yêu cầu cao về quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển gạo. 0,04 2 0,08

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI

4.1. Xác định mục tiêu, phạm vi kinh doanh

4.1.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh

Để phù hợp với tầm nhìn trở thành tập đoàn cung cấp các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững hàng đầu Việt Nam hoạt động kinh doanh nông sản theo hướng tập trung phát triển các dòng sản phẩm thương hiệu, phát triển các dòng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hữu cơ, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa cao cấp và hướng đến xuất khẩu, Công ty có thể xác định mục tiêu trong mảng kinh doanh gạo như sau:

Mục tiêu dài hạn: Trong 5 năm, đến năm 2023, trở thành Công ty đứng trong top 10 doanh nghiệp trong nước có doanh thu tiêu thụ nội địa lớn nhất đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng xuất khẩu các mặt hàng gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ, gạo japonica góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của Tập đoàn Vinaseed.

Mục tiêu tài chính: Với các nguyên nhân như: Thị phần sản lượng gạo tiêu thụ của Công ty chỉ chiếm 0.04% tổng sản lượng tiêu thụ cả nước trong khi nhu cầu trong nước còn là rất lớn hơn 22 triệu tấn; Tốc độ tăng trưởng mảng kinh doanh gạo của Công ty lớn khi năm 2017 mức tăng trưởng doanh thu đạt 248% so với cùng kỳ và 160% so với kế hoạch, mức độ tăng trưởng sản lượng đạt 132% so với cùng kỳ và 115% so với kế hoạch; Tình hình công nợ có xu hướng tăng mạnh từ mức 11%/doanh thu năm 2016 lên mức 32%/doanh thu năm 2017; Sự phát triển mảng kinh doanh gạo hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của mảng kinh doanh giống, Công ty có thể chọn mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm tới như sau:

- Tăng trưởng doanh thu đạt 40% - 60%/năm; - Tăng trưởng sản lượng: 20 - 30%/năm;

- Tỷ lệ công nợ: nhỏ hơn 15% - 20% trên doanh thu của năm;

4.1.2. Phạm vi kinh doanh

Với chiến lược tập trung vào các dòng sản phẩm thương hiệu, chất lượng, sản phẩm hữu cơ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hướng đến xuất khẩu và để

thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra, Công ty có thể xác định phạm vi kinh doanh của mình như sau:

Phạm vi địa lý

Dựa vào các yếu tố như: chiến lược, mục tiêu của Công ty là tập trung vào thị trường nội địa, hướng đến xuất khẩu; nhu cầu mua gạo cao của khách hàng ở các thành phố, khu công nghiệp; Các nền kinh tế châu Á, châu Phi có nhu cầu cao đối các mặt hàng gạo và điểm mạnh của Công ty ở thị trường phía Bắc, Công ty có thể lựa chọn phạm vi địa lý kinh doanh như sau:

- Khu vực châu Á, châu Phi như Trung Quốc, Hông Kông, Nhật Bản, Philippin, … - Các thành phố, khu công nghiệp ở Việt Nam – trước mắt là các tỉnh phía Bắc.

Phạm vi Phân khúc khách hàng:

Dựa vào các yếu tố như: Chiến lược phát triển sản phẩm thương hiệu; sự đa dạng các dòng sản phẩm gạo của Công ty; hệ thống kênh phân phối hiện tại; nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm gạo chất lượng, an toàn và để phù hợp với phạm vi địa lý kinh doanh đã được xác định trên, Công ty có thể lựa chọn phạm vi phân khúc khách hàng kinh doanh như sau:

- Các gia đình có thu nhập cao và trung bình (thu nhập >15 triệu đồng/tháng); - Các Trường học lớn, học tập trung (>50 giáo viên, học sinh);

- Các Trường học tư nhân (10- 50 giáo viên, học sinh);

- Các doanh nghiệp nấu cơm trưa cho nhân viên (>50 nhân viên); - Các cơ quan nhà nước, địa phương;

- Các nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức tiệc cưới sang trọng; - Bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán ăn bình dân;

- Doanh nghiệp nước ngoài.

Phạm vi sản phẩm và dịch vụ

Dựa vào cơ cấu sản phẩm hiện tại; chiến lược, mục tiêu phát triển vào các dòng sản phẩm thương hiệu; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài và để nhất quán với phạm vi địa lý và phạm vi phân khúc khách hàng đã lựa chọn ở trên, Công ty có thể lựa chọn phạm vi sản phẩm dịch vụ như sau:

- Gạo thương hiệu, độc quyền, an toàn, đóng gói 5kg; 10kg; 25kg;

- Gạo tẻ chất lượng cao có độ dẻo, trắng, thơm, đậm vị cao và an toàn, đóng gói 5kg; 10kg; 25kg;

- Gạo tẻ chất lượng trung bình có độ dẻo, thơm trung bình, độ trắng, đậm vị cao và an toàn, đóng gói 5kg; 10kg; 25kg; 50kg.

- Gạo nếp chất lượng cao, an toàn đóng gói 1kg; 2 kg.

- Gạo lứt, hữu cơ cho người ăn kiêng và an toàn, đóng gói 1kg; 2kg; - Gạo Japonica (gạo tròn) đóng gói 2kg; 25kg; 50kg.

❖Sản phẩm kinh doanh phụ: Gạo xá chất lượng trung bình, đóng gói 25kg; 50kg.

4.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh

4.2.1. Phân tích SWOT

Dựa trên ma trận IFAS, EFAS phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã được tiến hành trong chương 3, ta sắp xếp thứ tự từ trên xuống dưới theo thứ tự điểm số của các yếu tố như bảng…. Yếu tố có điểm số cao sẽ được ưu tiên và sắp xếp lên trên và đánh số thứ tự lớn dần. Ví dụ như yếu tố điểm mạnh là “nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm” có điểm cao nhất được đánh số S1, sau đó là yếu tố “Thương hiệu công ty uy tín” đánh số S2, ….

Dựa trên nguyên tắc lựa chọn chiến lược kinh doanh đã đề ra trong chương 1 và dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã liệt kê trong Bảng 3.2 và 3.3, ta tiến hành xác định được các chiến lược sau:

Chiến lược S/O:

- Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác nghiên cứu và sản xuất gạo chất lượng, gạo hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm và có giá trị gia tăng cao với các đối tác nước ngoài, các hợp tác xã. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,2,3,5,6 và các cơ hội O1,3,4,6,7,8,9.

- Chiến lược tập trung giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh: Thông qua việc mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hiện tại; tập trung cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất, chế biến và

kinh doanh nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,3,4,5,6 và các cơ hội O1,4,5,7,8,9.

- Chiến lược mở rộng thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu: Thông qua việc tập trung quản lý chất lượng các sản phẩm gạo; kinh doanh các mặt hàng gạo chất lượng, an toàn cho các khách hàng khu vực thành thị, khu công nghiệp và xuất khẩu ra các nước châu Á, châu Phi. Đồng thời, tập trung cải tiến, mở rộng các hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,2,4,5,7,8 và các cơ hội O2,3,4,5,7,8,9.

Chiến lược W/O:

- Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý: Thông qua việc tái cơ cấu lại tổ chức, nguồn lực; đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất, chế biến, quản lý và kinh doanh; đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được các điểm yếu W1,3,4,6,7 và tận dụng được các cơ hội O1,3,4,5,7,8,9

- Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao và an toàn. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W4,5 và tận dụng được các cơ hội O3,4,6,7,8,9

- Chiến lược mở rộng thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu: Thông qua việc cơ cấu lại nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh; tập trung cải tiến, mở rộng hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm tại các thành phố, khu công nghiệp và xuất khẩu. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W1,2,6,7,8 và tận dụng được cơ hộ O2,3,5,7,8,9.

Chiến lược S/T:

- Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao, gạo hữu cơ, gạo đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm có giá trị gia tăng cao với các HTX trong nước và đối tác nước ngoài. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,3,5,6,7 và hạn chế các thách thức T1,2,3,4,5,7.

- Chiến lược cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tập trung vào thị trường phía bắc: Thông qua việc tập trung cải thiện hiệu quả quản lý chất lượng, năng lực quản lý kinh doanh; đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S2,4,7,8 và hạn chế các thách thức T2,3,4,5,6,8,9.

Chiến lược W/T:

- Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý: Thông qua việc tái cơ cấu lại tổ chức, nguồn lực; đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất, chế biến, quản lý và kinh doanh theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo. Chiến lựợc này giúp Công ty cải thiện được các điểm yếu W1,3,4 và hạn chế được các thách thức T2,3,4,5,7.

- Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao và an toàn. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W4,5 và hạn chế các điểm yếu T1,2,3,4,5,7.

- Chiến lược mở rộng thị trường nội địa: Thông qua việc cơ cấu lại nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh; tập trung cải tiến, mở rộng hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm tại các thành phố, khu công nghiệp và xuất khẩu. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W1,2,6,7,8 và hạn chế các điểm yếu T1,2,3,4,6,8,9.

Bảng 4.1:Phân tích SWOT môi trường kinh doanh của Vinaseed trên thị trường lúa gạo

SWOT

ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm S2: Thương hiệu công ty uy tín

S3: Sản xuất, thu mua rộng khắp cả nước. S4: Văn hóa bền vững

S5: Tiềm lực tài chính lành mạnh, hiệu quả S6: Hệ thống quản trị liên tục được cải tiến S7: Sản phẩm thương hiện công ty được khách hàng đánh giá cao

S8: Nhà máy xay xát và kho bảo quản hiện đại và phủ rộng ở các tỉnh phía bắc và Bắc trung bộ.

ĐIỂM YẾU (W)

W1: Nguồn nhân lực kinh doanh gạo mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm

W2: Thiếu các chính sách để phát triển thị trường. W3: Kinh nghiệm điều hành nhà máy gạo còn hạn chế.

W4: Hoạt động quản lý chất lượng chưa được chú trọng.

W5: Thiếu các bộ sản phẩm thương hiệu, độc quyển chất lượng cao

W6: Công tác giao hàng yếu

W7: Công tác marketing, nghiên cứu thị trường chưa đa dạng

CƠ HỘI (O)

O1: Hợp tác sản xuất lúa gạo trên các cánh đồng mẫu lớn O2: Người dân tập trung sống tại các thành phố, KCN O3: Khách hàng yêu cầu sản phẩm chất lượng, độ an toàn cao O4: Nhà nước hỗ trợ sản xuất sản phẩm gạo chất lượng cao O5: Công nghệ 4.0

O6: Biến đổi khí hậu toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)