Kết quả sản xuất kinh doanh trên thị trường lúa gạo của Vinaseed

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo (Trang 49 - 52)

Trải qua 2 năm kinh doanh trên thị trường lúa gạo, Chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng. Theo đó năm 2017, sản lượng gạo cung cấp ra thị trường của Vinaseed đạt được 3.500 tấn, tăng 15% kế hoạch và 32% so với năm 2016. Trong đó, sản

3,500 tấn SẢN LƯỢNG 115% KH 132% CK 56 tỷđồng 160% KH 248% CK DOANH THU LN GỘP 240% CK

Hình 2.7: Kết quả sản xuất, kinh doanh mảng kinh doanh gạo năm 2017

Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2017 của Vinaseed

lượng gạo thương hiệu tiêu thụ là 2.584 tấn, chiếm 74% tổng sản lượng tiêu thụ, còn lại 916 tấn hàng xá, chiếm 26% tổng sản lượng tiêu thụ. Doanh thu kinh doanh lúa gạo đạt 56 tỷ đồng và tăng trưởng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2016. Lợi nhuân gộp năm 2017 đạt hơn 9 tỷ đồng, tăng trưởng 240% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lợi nhuận gộp của các mặt hàng gạo thương hiệu là 8 tỷ đồng, chiếm 90% lợi nhuận gộp mảng kinh doanh gạo năm 2017.

Về cơ cấu sản phẩm gạo thương hiệu, Công ty luôn hướng đến việc cung cấp các sản phẩm gạo chất lượng, an toàn và tươi (gạo mới) tới tay người tiêu dùng. Trong đó, gạo thơm RVT là sản phẩm thương hiệu chất lượng cao được bán chạy nhất trong 2 năm, tiêu thụ 1.400 tấn năm 2017, tăng 86% so với năm 2016; tiếp đến là gạo Trân châu hương đạt sản lượng tiêu thụ 960 tấn năm 2017, tăng 192% so với năm 2016. Ngoài ra, năm 2017 Công ty còn tiêu thụ được lượng ít các sản phẩm gạo khác như gạo Japonica 39 tấn; gạo Nếp vàng ĐB 49 tấn; gạo phúc thọ đen, huyết rồng 30 tấn... Trong các mặt hàng gạo của công ty, gạo thơm RVT là gạo chất lượng cao nhất có độ dẻo, thơm ngon hướng tới người tiêu dùng thu nhập trung bình đến cao; Gạo Trân châu hương, Japonica, đài thơm, dự hương và gạo Nếp vàng ĐB là gạo chất lượng tốt hướng tới đối tượng người tiêu dùng tầm trung; gạo lứt bao gồm gạo Phúc thọ đen, gạo Huyết rồng cho người ăn kiêng, giữ gìn sức khỏe.

Hình 2.8: Cơ cấu sản lượng gạo thương hiệu tiêu thụ năm 2017 của Vinaseed.

Về hoạt động marketing, Chi nhánh kinh doanh Nông sản phối hợp với phòng Marketing tổ chức các chiến dịch quảng cáo như tổ chức các buổi truyền thông trên VTV1, VTV6; các hoạt động nấu cơm giới thiệu sản phẩm gạo tới tận tay người tiêu dùng. Các hoạt động marketing đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và tăng trưởng cho sản phẩm gạo của Công ty trong 2 năm kinh doanh trên thị trường lúa gạo.

Về thị trường, nhờ uy tín là công ty đầu ngành trong lĩnh vực giống cây trồng – đặc biệt là giống lúa gạo, Công ty đã có bước phát triển mạnh trong khu vực thị trường phía Bắc, trong đó trọng tâm là thị trường Hà Nội chiếm hơn 50% tổng sản lượng tiêu thụ. Công ty đang dần phát triển ra các thành phố ở tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, … và một số tỉnh bắc trung bộ như Nghệ An, Vinh.

Về hệ thống phân phối, mặt hàng gạo của Công ty đã bước đầu thành công khi thâm nhập vào hệ thống các siêu thị lớn như hệ thống Vinmart, các hệ thống nhà hàng thực phẩm sạch trong khu vực nội thành Hà Nội và nhiều khu vực khác. Sản phẩm gạo ngày càng được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng tiêu dùng. Cụ thể, công ty đã tiêu thụ được 727 tấn trong hệ thống siêu thị Vinmart, chiếm 21% tổng sản

Hệ thống Vinmart

21%

Cty Green Meal 4% Cty Tươi Sạch TƯ… Cty 5SPRO 4% Hệ thống Trường Học 17% Sam Sung 18% Siêu thị, cửa hàng TP sạch khác 12% Đại lý khác 20%

Hình 2.9: Cơ cấu nhà phân phối gạo năm 2017 của Vinaseed.

lượng tiêu thụ; 635 tấn cung cấp cho công ty SamSung, chiếm 18%; 600 tấn cho hệ thống các trường học chiếm 17%; …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)