Từ phân tích các môi trường nội bộ ở phía trên, ta có thể rút ra các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty như sau:
➢ Điểm mạnh:
- Tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch và đạt hiệu cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Hệ thống quản trị công khai, minh bạch, áp dụng công nghệ tiên tiến; - Văn hóa công ty mạnh và bền vững;
- Sản phẩm thương hiện được khách hàng đánh giá cao; - Hệ thống sản xuất, thu mua trải rộng khắp cả nước;
- Nhà máy xay xát và kho bảo quản hiện đại, đồng bộ và phủ rộng ở các tỉnh phía bắc và bắc trung bộ;
- Thương hiệu uy tín trong ngành nông nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng; - Tạo được mối liên hệ trực tiếp, thân thiện với khách hàng
➢ Điểm yếu:
- Nguồn nhân lực kinh doanh gạo mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành lúa gạo;
- Công ty thiếu các bộ sản phẩm thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao; - Kinh nghiệm vận hành và điều hành nhà máy gạo còn hạn chế;
- Khó khăn trong công tác vận chuyển, giao hàng; - Chưa tìm kiếm, phát triển được thị trường xuất khẩu;
- Thiếu các chính sách để phát triển thị trường (chính sách tiền mãi, hậu mãi); - Hoạt động quản lý chất lượng chưa được chú trọng;
- Công tác marketing, nghiên cứu thị trường còn chưa đa dạng.
Từ các phân tích các yếu tố nội bộ, ta sử dụng ma trận IFAS để liệt kê và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định tầm ảnh hưởng của các điểm mạnh, điểm yếu: Ta đánh giá tầm ảnh hưởng của các điểm mạnh, điểm yếu dựa trên mức độ ảnh hưởng và thời gian ảnh hưởng của các yếu tố đó tới hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường lúa gạo. Tổng điểm tầm ảnh hưởng của tất cả các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu bằng 1. Đầu tiên, ta xác định điểm mức độ ảnh hưởng và thời gian ảnh hưởng tới mỗi yếu tố theo thang điểm 1 - 10, 10 là mức độ ảnh hưởng cao và thời gian ảnh hưởng lâu và giảm dần về 1. Sau đó ta nhân điểm mức độ ảnh hưởng với điểm thời gian ảnh hưởng ra trọng số. Cuối cùng ta tính điểm tầm ảnh hưởng bằng cách chia điểm trọng số của từng yếu tố cho tổng điểm trọng số của tất cả các yếu tố.
- Bước 2: Xác định tầm quan trọng của các điểm mạnh điểm yếu: Ta đánh giá tầm quan trọng của tất cả các điểm mạnh, điểm yếu theo thang điểm từ 1 đến 4, điểm 4 là có tầm quan trọng cao nhất, điểm 1 là thấp nhất.
- Bước 3: Xác định điểm số: Ta xác định điểm số của mỗi điểm mạnh, điểm yếu bằng cách nhân điểm tầm quan trọng với điểm tầm ảnh hưởng của mỗi yếu tố với nhau. Sau đó cộng tổng điểm của các điểm mạnh và tổng điểm của các điểm yếu.
Từ điểm số của mỗi điểm mạnh, điểm yếu, ta xác định được điểm mạnh, điểm yếu là lớn nhất và nhỏ nhất để tiến hành phân tích SWOT. Đồng thời với việc so sánh tổng điểm của điểm yếu với tổng điểm của điểm mạnh ta có thể thấy Công ty có tiềm năng phát triển trong ngành nữa hay không. Dựa vào các bước trên ta tiến hành phân tích được Bảng 3.2.
Từ Bảng 3.2, ta thấy điểm số Điểm mạnh của Công ty đạt 1,73 điểm lớn hơn điểm số của Điểm yếu là 1,03 điểm. Điều này thể hiên Công ty vẫn có thế mạnh để phát triển trong ngành lúa gạo.
Bảng 3.2: Điểm mạnh và Điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của Vinaseed trên thị trường lúa gạo TT ĐIỂM MẠNH (S) TẦM ẢNH HƯỞNG TẦM QUAN TRỌNG ĐIỂM SỐ 1 Hệ thống quản trị công khai, minh bạch, áp dụng công nghệ tiên tiến 0,07 2 0,14
2 Nguồn nhân lực quản lý, sản xuất có trình độ, kinh nghiệm cao 0,11 4 0,44
3 Văn hóa công ty mạnh và bền vững 0,07 3 0,21
4 Thương hiệu uy tín trong ngành nông nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng. 0,06 4 0,24
5 Tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch và đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD 0,06 3 0,18
6 Tạo được mối liên hệ trực tiếp, thân thiện với khách hàng 0,04 2 0,08
7 Hệ thống sản xuất, thu mua trải rộng khắp cả nước. 0,08 3 0,24
8 Sản phẩm thương hiện được khách hàng đánh giá cao 0,04 3 0,12
9 Nhà máy xay xát và kho bảo quản hiện đại và phủ rộng ở các tỉnh phía bắc, bắc trung bộ. 0,04 2 0,08
TỔNG 0,57 1,73 TT ĐIỂM YẾU (W) TẦM ẢNH HƯỞNG TẦM QUAN TRỌNG ĐIỂM SỐ 1 Công ty thiếu các bộ sản phẩm độc quyền có hàm lượng khoa học công nghệ cao 0,06 2 0,12
2 Công tác marketing, nghiên cứu thị trường còn chưa đa dạng 0,04 2 0,08
3 Thiếu các chính sách để phát triển thị trường (chính sách tiền mãi, hậu mãi,) 0,06 3 0,18
4 Nguồn nhân lực kinh doanh gạo mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành lúa gạo. 0,07 3 0,21
5 Kinh nghiệm vận hành và điều hành nhà máy gạo còn hạn chế. 0,07 2 0,14
6 Hoạt động quản lý chất lượng chưa được chú trọng. 0,04 3 0,12
7 Khó khăn trong công tác vận chuyển, giao hàng 0,05 2 0,1
8 Chưa tìm kiếm, phát triển được thị trường xuất khẩu 0,04 2 0,08
TỔNG 0.43 1,03