8. Bố cục của luận án
3.4. Giải pháp về đào tạo và biểu diễn giọng nữ cao trong opera Việt Nam
Trên cơ sở những phân tích trên đây, chúng tôi thấy cần đưa ra một số vấn đề và giải pháp trong việc sử dụng các trích đoạn, tiết mục thanh nhạc giọng nữ cao trong opera Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng thực hành giảng dạy tại khoa thanh nhạc của các cơ sở đào tạo như sau:
3.4.1. Về tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hành giảng dạy, chúng tôi đã lựa chọn, sắp xếp, hệ thống lại một cách khoa học các trích đoạn, tiết mục thanh nhạc (đơn ca, song ca, tam ca…) cho giọng nữ cao trong opera VN với nội dung độc lập, thể hiện hình tượng nhân vật, hình tượng âm nhạc rõ nét với những kỹ thuật thanh nhạc riêng, có thể sử dụng một cách độc lập trong đào tạo và biểu diễn (từ pl X). Chúng tôi thiết kế như một cuốn sổ tay chuyên môn về opera Việt Nam, cung cấp đầy đủ những nội dung cần thiết, dễ hiểu từ: Văn bản tác phẩm, cốt truyện, chủ đề tư tưởng, bối cảnh ra đời, lịch sử dàn dựng tác phẩm, tiểu sử nhạc sĩ, nghệ sĩ hát… Trong mỗi tiết mục, chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết những yêu cầu của tác phẩm như: âm vực, các kỹ thuật hát, những vấn đề cần giải quyết, và giới thiệu bài tập áp dụng, giúp giải quyết
những hạn chế, những khó khăn trong từng tác phẩm, hướng đến mục đích giúp cho người thực hiện hiểu biết sâu hơn tác phẩm, hỗ trợ người học hát, người biểu diễn, người giảng dạy, dễ dàng tiếp cận, chọn lựa những tác phẩm phù hợp với giọng hát để áp dụng vào chương trình học và thực hành biểu diễn trên sân khấu.
3.4.2. Về đào tạo
Bổ sung các tác phẩm, trích đoạn: aria, arioso, ballade, romance, ca khúc… với giá trị nghệ thuật và nội dung hoàn chỉnh vào chương trình giảng dạy ĐH năm thứ 1, năm thứ 2… và trong chương trình tốt nghiệp ĐH, đòi hỏi có ít nhất một tác phẩm, trích đoạn trong opera Việt Nam có dàn dựng biểu diễn. Với yêu cầu là: Khi các em tốt nghiệp ĐH, sử dụng nhuần nhuyễn được các kỹ thuật thanh nhạc cổ điển phương Tây kết hợp với kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tiếng Việt Nam và kỹ thuật diễn viên, thông qua các tiết mục trong opera Việt Nam.
3.4.3.Về luyện tập và biểu diễn
Ở mục này, chúng tôi đưa ra những giải pháp cho các ca sĩ, học viên khắc phục được những khó khăn, hạn chế từ sự khác biệt trong kết hợp kỹ thuật hát phương Tây vào ngôn ngữ Việt Nam.
3.4.2.1. Về ngôn ngữ tiếng Việt
Để có thể hát opera bằng tiếng Việt cũng như hát opera Việt Nam (thể hiện được bản sắc dân tộc), trước tiên phải phát âm chuẩn tiếng Việt. Cần bổ sung những nguyên âm của tiếng Việt vào các bài luyện thanh, luyện âm ngoài những nguyên âm chung như I, E, A, O, U (như hiện nay chúng ta vẫn đang dùng).
Như đã trình bày ở mục 3.2.1., tiếng Việt có nhiều loại nguyên âm và nhiều nguyên âm khó phát âm. Khi kết hợp các nguyên âm với phụ âm đứng trước, đứng sau, các dấu giọng… cũng có nhiều từ khó phát âm. Từ nào khó nói chuẩn, rõ, thì sẽ khó hát chuẩn, rõ. Sự luyện tập cần bắt đầu từ nguyên
âm, rồi đến các từ, ngữ, câu, đoạn... để hát rõ, làm rõ nội dung. * Chúng tôi gợi ý các bài tập luyện âm như sau:
- Sắp xếp các chuỗi nguyên âm để tập theo các trình tự + Âm mở > âm đóng
+ Âm đóng > âm mở
+ Âm mở > âm đóng > âm mở + Âm đóng > âm mở > âm đóng
+ Tập nói các nguyên âm trước rồi tập hát đồng âm
+ Luyện tập nguyên âm đơn trước rồi đến nguyên âm đôi, nguyên âm ba. Xem phần bài tập gợi ý (btgy 3.1, pl VIII, tr.117).
* Luyện tập riêng cho các từ cần giải quyết trước khi hát vào tác phẩm gồm: Các từ khó phát âm, các từ cần hát chuẩn, rõ. Các từ được kết hợp từ các nguyên âm khó phát âm, dấu giọng, phụ âm đóng... Các từ ở nốt cao, nốt ngân dài hoặc luyến láy theo âm điệu dân tộc (btgy 3.2, pl VIII, tr. 117).
* Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thể hiện các kỹ thuật thanh nhạc bằng âm điệu dân tộc và ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng tôi gợi ý những bài tập luyện âm trên giai điệu đặc trưng ngay trong tác phẩm.
Ví dụ: Thực hành bài luyện thanh quãng 4, quãng 5 và thang năm âm của dân ca miền núi phía Bắc (trong Cô Sao)
- Luyện thanh trên điệu thức 5 âm dân ca Tây Nguyên (trong Người tạc
tượng; Bên bờ K’rông pa...)
- Luyện thanh trên giai điệu thang âm ngũ cung Việt Nam (Người giữ cồn,
Bông sen...)
- Luyện thanh trên giai điệu các bài dân ca, trên âm điệu của chèo, hát ru, ngâm, ca trù, ả đào... (Nguyễn Trãi ở Đông quan...)
(Xem chi tiết ở ví dụ 3.1, tr. 92).
3.4.2.2. Về các kỹ thuật thanh nhạc phương Tây
nhạc trong opera Việt Nam, cần giải quyết các kỹ thuật thanh nhạc phương Tây một cách nhuần nhuyễn với hơi thở ổn định, vị trí âm thanh chuẩn xác. Ngoài các kỹ thuật: hát liền giọng, hát âm nảy, hát nói, hát lướt nhanh, hát với sắc thái to nhỏ, hát rung láy... người học, người hát cũng cần luyện tập thêm các kỹ thuật phối hợp với nhau như:
- Kết hợp kỹ thuật hát liền giọng với hát âm nẩy: đòi hỏi người học vừa giữ cột hơi vững chắc, liền hơi, liền âm trong thực hành hát liền giọng (cantilena), vừa kết hợp bật, nẩy cơ bụng dưới, gọn, dứt khoát, âm thanh chắc, nét trong hát âm nẩy (staccato).
- Kết hợp kỹ thuật hát liền giọng (cantilena), với hát láy ngắt (trillo)… (btgy 3.2, pl VIII, tr. 117).
- Đối với kỹ thuật hát với sắc thái to nhỏ, cũng cần bổ sung bài tập luyện thanh theo trình tự sắc thái sau đây:
Có như vậy, khi áp dụng kỹ thuật hát với sắc thái to nhỏ vào tác phẩm, sẽ thể hiện rất dễ dàng, tinh tế và sắc nét… Nhất là khi thể hiện tác phẩm cùng với dàn nhạc giao hưởng.
- Đối với kỹ thuật hát nói (recitative), chúng tôi gợi ý người học hát, nghệ sĩ biểu diễn… cần tham khảo thêm những bài hát nói trong trò chơi dân gian, trong nghệ thuật rao hàng vặt…bởi trong opera Việt Nam có rất nhiều tiết mục hát nói rất phong phú, đa dạng về tính chất và thể loại… (xem chi tiết ví dụ 3.4).
3.4.2.3. Đối với người học
đề nêu trên. Sau khi chuẩn bị các bước luyện tập cẩn thận như vậy, ta tiến hành tập vào tác phẩm. Tập từng câu, từng đoạn khó trước, rồi nối vào cả tác phẩm, có như vậy việc xử lý tác phẩm sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, mới thể hiện tinh thần của giai điệu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Như vậy mới chuyển tải được cảm xúc, nội dung tác phẩm đến người nghe một cách rõ ràng, sâu sắc và gần gũi.
3.4.2.4. Đối với người giảng dạy
- Đây là ngành nghề mang tính đặc thù, hoạt động giảng dạy chuyên môn giữa người thầy và người trò đòi hỏi đều phải chủ động, tương tác độc lập, có yếu tố gắn kết. Hoạt động dạy và học thanh nhạc cũng giống như một bác sĩ theo dõi và chữa bệnh cho bệnh nhân vậy. Đòi hỏi người thầy cũng phải tinh ý, nắm bắt và hiểu được lối sống, sinh hoạt, những ưu khuyết điểm trong tính cách cũng như trong giọng hát của người trò... có kinh nghiệm về sư phạm, các kỹ năng thẩm định giọng hát, chọn đúng tác phẩm, lựa chọn những bài luyện thanh, luyện âm phù hợp để hỗ trợ, sửa chữa được những nhược điểm, phát triển những ưu điểm của giọng hát của trò. Không được vội vàng, chủ quan, cảm tính... nhất là những thầy cô giáo trẻ chưa nhiều kinh nghiệm. Bản thân chúng tôi trước đây cũng đã từng mắc những lỗi, gặp phải không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy và biểu diễn. Đây cũng chính là môi trường cho chúng ta học tập, đúc rút từ những kinh nghiêm quý báu của bản thân, đồng nghiệp, những người đi trước...
- Cá nhân các thầy, cô cũng như khoa, trường... cần tạo ra những liên kết giữa các HVÂN, Nhà hát giao hưởng, tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, học hỏi, thực hành biểu diễn một cách chính thức, thường xuyên...
3.4.4. Một vài lưu ý
* Đa phần, các tiết mục đơn ca dành cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam được viết ở tầm cữ khoảng hai quãng tám (a, b - a2, b2). Vai diễn hát xuống nốt thấp nhất là nốt sol (g)vai đào Xuân, vai diễn hát ở nốt cao nhất là
H'Lim (b2). Xét về tầm cữ giọng thì đây chưa phải là vấn đề khó cho giọng nữ cao Việt Nam khi thể hiện giai điệu âm nhạc bằng kỹ thuật bel canto. Nhưng, trong âm vực giọng soprano cần lưu ý ở hai vị trí nốt chuyển giọng ở âm khu trung - trầm và âm khu trung - cao.
Âm vực giọng nữ cao (soprano):
Ở hai quãng chuyển giọng này, người hát thường bị mất ổn định vị trí âm thanh (âm thanh bị rơi, khó kiểm soát). Nhất là đối với các em học viên ở khu vực Miền Nam, vì thường các em nói và hát đa phần là sử dụng giọng bản thanh nhiều hơn, gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề chuyển giọng khi học hát, vị trí âm thanh thường không ổn định bằng các em học viên thuộc khu vực Miền Bắc. Điều này đòi hỏi khi luyện tập và biểu diễn tác phẩm, ở cao độ những nốt chuyển giọng, các em phải hết sức chậm rãi, kiên trì, nhẹ nhàng và không được vội vàng từ những bài tập luyện thanh đến thực hành vào tác phẩm. Luyện tập nhiều, thường xuyên, để cảm nhận được vị trí âm thanh được ổn định từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Có như vậy, khi luyện tập vào tác phẩm cụ thể, với những ràng buộc, đòi hỏi thể hiện giai điệu âm nhạc bằng kỹ thuật bel canto, giải quyết những vấn đề khó trong ngôn ngữ tiếng Việt như: xử lý từ có âm đóng, các dấu giọng, từ trái dấu với giai điệu, khi hát những nốt ở âm khu cao, ngân dài, thể hiện âm điệu dân tộc… người hát mới có thể làm chủ được vị trí âm thanh, làm chủ hơi thở, đầy đủ bản lĩnh để duy trì, bảo đảm âm lượng của giọng hát trước dàn nhạc giao hưởng, cùng với diễn đạt nội dung tác phẩm, thể hiện tính cách nhân vật đúng như yêu cầu, đạt hiệu quả cao.
* Đối với nghệ sĩ hát opera, ngoài việc trau dồi kỹ thuật hát, giữ gìn và tập luyện giọng hát, người nghệ sĩ còn phải luyện tập kỹ năng biểu diễn trên
sân khấu, học kỹ thuật diễn viên, học múa cổ điển và hiện đại, phát huy khả năng làm việc độc lập cao và hoạt động đội, nhóm. Rèn luyện kỹ năng nắm bắt, hoà nhập, tương tác chuyên môn với tập thể với ý thức cao. Đặt biệt là với dàn hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng...
* Hiện nay, tại Việt Nam, điều kiện để cho các nghệ sĩ hát opera hoạt động, luyện tập và biểu diễn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa được chú trọng, quan tâm, đầu tư đúng mức... đòi hỏi người nghệ sĩ phải tự phấn đấu, rèn luyện, có đam mê nghề nghiệp, biết nuôi dưỡng ước mơ, nuôi dưỡng cảm xúc...
- Cần chủ động dự thính các buổi diễn tập (rehearsal) tại nhà hát, các buổi biểu diễn định kỳ. Cố gắng đến nghe, xem học tập, tự rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, tự xây dựng cho mình một thời khóa biểu làm việc về các vấn đề:
- Tham dự các buổi master class với các chuyên gia trong nước, nước ngoài, giao lưu văn hóa, chương trình biểu trực tiếp, gián tiếp, bổ trợ kiến thức chuyên môn, đệm piano...
- Trao đổi chia sẻ, rút kinh nghiệm với thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, những nghệ sĩ đi trước…
- Rèn luyện hơi thở, luyện thanh, tập tác phẩm tại lớp và ở nhà.
- Giữ gìn sức khỏe bản thân và giọng hát, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, điều độ.
- Giữ gìn vệ sinh thanh quản như chính bản thân mình. - Luyện tập thể thao để duy trì sức khỏe.
- Trao dồi kiến thức âm nhạc, văn chương, hội họa... đọc, nghe, xem nhiều các vở opera Việt Nam, trong khu vực và thế giới. Đánh thức khả năng tự học, tự nghiên cứu, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm của những người đi trước và kinh nghiệm bản thân...
Tiểu kết
trong opera Việt Nam. Cùng với kỹ thuật bel canto, những kỹ thuật hát giúp người hát áp dụng và giải quyết mọi yêu cầu biểu hiện của tác phẩm như: hát liền giọng, hát âm nảy, hát nói, hát lướt nhanh, hát với sắc thái to nhỏ, hát rung láy... đã được các NS Việt Nam sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng trong các tiết mục thanh nhạc của giọng nữ cao với mục đích rất rõ ràng: diễn tả nhân vật, cảm xúc nhân vật, tạo hình tượng cho nhân vật.
1. Thông qua những phân tích, luận án cũng đưa ra những bài tập gợi ý thực hiện các kỹ thuật này trong từng trường hợp cụ thể, từng tiết mục điển hình qua thực hành giảng dạy và biểu diễn. Sau khi đưa ra những quan điểm về phát âm tiếng Việt đối với việc thể hiện giọng nữ cao trong các opera Việt Nam, chương viết đi vào những kỹ thuật ban đầu về phát âm và thể hiện ca từ tiếng Việt với mối quan hệ kỹ thuật bel canto. Mặt dù chỉ đưa ra những điểm chung nhất trong thể hiện tiếng Việt nhưng mục này đã nêu được những đặc điểm quan trọng của phát âm tiếng Việt khi sử dụng kỹ thuật bel canto. Sau khi phân tích những đặc điểm khác biệt của phát âm tiếng Việt khi sử dụng kỹ thuật bel canto, luận án gợi ý một số mẫu tập về nguyên âm có trong tiếng Việt để giải quyết vấn đề luyện âm. Đối với nghệ sĩ ca hát chuyên nghiệp, những bài tập gợi ý, hãy bắt đầu từ những bài tập nói, sau đó tập hát đồng âm rồi luyện tập vào những từ khó phát âm, luyện thanh trên những giai điệu dân tộc... Với những bước chuẩn bị cẩn thận như vậy sẽ giúp cho người hát thuận tiện, dễ dàng hơn khi bắt vào những bài tập có lời với yêu cầu cao hơn khi kết hợp âm điệu dân tộc và kỹ thuật bel canto để có được âm thanh đạt yêu cầu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt. Đó là điều mà mỗi nghệ sĩ biểu diễn luôn phải cố gắng và hướng tới.
2. Chương 3 cũng đã giới thiệu một số tiết mục giọng nữ cao có sử dụng chất liệu âm nhạc dân tộc (đơn ca, hợp ca), giới thiệu các kỹ thuật thể hiện dựa trên nền tảng học thuật của nghệ thuật bel canto và quan điểm phát âm tiếng Việt cho tròn vành rõ chữ. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật thanh
nhạc mà tác phẩm yêu cầu với những yêu cầu về thể hiện âm điệu dân tộc như: những làn điệu dân tộc, dân gian, những thể loại hát truyền thống, cách phát âm nhả chữ, bẻ làn nắn điệu... trong chương này chúng tôi cũng đưa ra những giải pháp cho các ca sĩ, học viên khắc phục được những khó khăn, hạn chế từ sự khác biệt trong kết hợp kỹ thuật hát phương Tây vào ngôn ngữ Việt Nam.
3. Trong thực tế diễn xướng, mỗi nghệ sĩ đều có những quan điểm, cảm xúc, cách thể hiện riêng. Nhưng, trên phương diện khoa học, những nội dung được nêu ở chương này là những tổng kết được kế thừa từ nghệ thuật thanh nhạc phương Tây kết hợp với nội dung âm nhạc của các vở opera Việt Nam và cũng dựa trên những khảo sát phân tích của người trực tiếp tham gia biểu diễn, giảng dạy giọng nữ cao… Tuy nhiên, mỗi diễn viên cũng cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong vận dụng, học tập những kinh nghiệm, những kỹ thuật thanh nhạc phương Tây, kỹ thuật xử lý ngôn ngữ trong ca hát truyền