8. Bố cục của luận án
1.2.5. Các nghệ sĩ giọng nữ cao Việt Nam
Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập 1956, là nơi đào tạo nên nhiều giọng hát Việt Nam và nổi trội hơn cả vẫn là giọng nữ cao. Các nghệ sĩ giọng nữ cao luôn chiếm ưu thế trong thể hiện các tác phẩm thanh nhạc thời bấy giờ. Bởi lẽ, phần lớn các tác phẩm thanh nhạc từ những ca khúc kinh điển được viết độc lập như: Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp; Bóng cây Kơ nia của Phan Huỳnh Điểu (Thơ: Ngọc Anh); Cánh chim báo tin vui của Đàm Thanh;
Tiếng đàn Ta - Lư của Huy Thục... đến các trích đoạn (romance, aria... ) trong
các vở ca cảnh, ca kịch, opera ... đều được viết với âm vực khá rộng, có nhiều đoạn vocalise hoặc candenza giả tiếng chim hót, tiếng sáo... với kỹ thuật chạy
nốt, hát âm nảy (staccato) và nhiều yêu cầu kỹ thuật khác... mà chỉ có giọng nữ cao mới có thể thể hiện được những yêu cầu, tinh thần của các tác phẩm. Có thể kể đến những giọng nữ cao gắn liền với nhiều tác phẩm thanh nhạc trong thời kỳ này như: Minh Đỗ, Ngọc Dậu, Thanh Trì, Tường Vy, Thanh Huyền, Lê Dung…
Có thể nói, sự ra đời của opera Việt Nam gắn liền với sự ra đời, sắp xếp, phân chia, đánh giá các loại giọng hát tham gia trong các vở opera Việt Nam theo chuẩn mực và tên gọi của phương Tây. Rõ ràng nhất là giọng nữ cao (soprano), loại giọng thường đảm nhận vai diễn chính và chiếm ưu thế trong các vở diễn. Các vở opera Việt Nam trong giai đoạn này như: Cô Sao; Người tạc
tượng của NS Đỗ Nhuận; vở Bên bờ K’rông Pa của NS Nhật Lai... đã gắn liền với
tên tuổi của các nghệ sĩ giọng nữ cao như: : Nghệ sĩ Ngọc Dậu (Cô Sao; Người
tạc tượng; Nguyễn Trãi ở Đông quan; Bên bờ K’rông Pa; Tình yêu của em);
Nghệ sĩ Kim Định ( Cô Sao; Người tạc tượng; Nguyễn Trãi ở Đông quan;
Bên bờ K’rông Pa); Nghệ sĩ Thuý Hà (Cô Sao); Nghệ sĩ Anh Đào (Cô Sao);
Nghệ sĩ Tô Lan Phương (Tình yêu của em)...
Đội ngũ ca sĩ của Việt Nam qua các thời kỳ ngày càng phát triển và trưởng thành, khẳng định được vị thế ở các loại giọng, đặc biệt là giọng nữ cao, loại giọng luôn chiếm ưu thế về số lượng lẫn chất lượng... Những giọng nữ cao với vai nữ chính trong các opera Việt Nam thế hệ sau có thể kể đến: Nghệ sĩ Hà Phạm Thăng Long (Cô Sao); Nghệ sĩ Ngọc Tuyền (Người giữ
cồn); Nghệ sĩ Đào Tố Loan (Cô Sao; Người tạc tượng; Lá đỏ); Nghệ sĩ Phạm
Khánh Ngọc (Người giữ cồn); Nghệ sĩ Bùi Thị Trang (Lá đỏ)...
Nếu các nghệ sĩ hát opera ở thời kỳ đầu đến với sân khấu opera Việt Nam bằng năng khiếu, giọng hát tự nhiên nhiều hơn, cùng với lớp học chuyên môn tại trường Âm nhạc Việt Nam, khoảng thời gian luyện tâp ngắn hạn cùng với chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam dàn dựng vở diễn... thì các nghệ sĩ ở thế hệ sau này, họ đều có thời gian dài trong môi trường học tập bài bản hơn
từ rèn luyện giọng hát, học các môn kiến thức âm nhạc... từ các Học viện Âm nhạc trước khi đến với sân khấu opera. Họ có điều kiện tham gia thường xuyên các lớp master class với các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam, tham gia các khoá học ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài, có cơ hội tham gia, cọ sát với các cuộc thi hát opera trong nước (Thính phòng - Nhạc kịch), của khu vực và quốc tế... trong số các nghệ sĩ hát opera đạt giải thưởng quốc tế nổi trội hơn cả vẫn là giọng nữ cao, cụ thể như:
- 1988, Lê Dung (giọng nữ cao) - giải tư trong cuộc thi quốc tế Những
nghệ sĩ hát opera trẻ tổ chức tại Sofia (Bungaria).
- 1989, Lê Dung (giọng nữ cao) - nhận giải thưởng Toulouse (Pháp). - 2002, Nguyễn Bích Thủy (giọng nữ cao) - giải nhất cuộc thi opera quốc tế Bangkok - Thái Lan.
- 2016, Ninh Đức Hoàng Long (giọng nam cao) - giải nhất cuộc thi opera quốc tế Hungary.
- 2016, Phạm Khánh Ngọc (giọng nữ cao) - giải nhì cuộc thi opera quốc tế Singapore.
- 2018, Ninh Đức Hoàng Long (giọng nam cao) - giải nhất (lần 2) cuộc thi opera quốc tế Hungary.
- 2018, Phan Trung Kiên (giọng nam trầm) - giải đặc biệt cuộc thi âm nhạc quốc tế Nhật Bản.
- 2018, Đào Tố Loan (giọng nữ cao) - giải nhất cuộc thi opera quốc tế Singapore.
Tại Việt Nam, điển hình là cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch được tổ chức từ 1986 đến nay. Trong đó, các nghệ sĩ đoạt giải thưởng cao, phần lớn là các nghệ sĩ giọng nữ cao.
* Cuộc thi lần thứ I (1996):
- Nghệ sĩ Rơ Chăm Phiang - Giải nhất bảng II (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Mai Tuyết - Giải nhì bảng II (giọng nữ cao)
* Cuộc thi lần thứ II (2000):
- Nghệ sĩ Bùi Thị Lan Anh - Giải nhất (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Lê Anh Thơ - Giải nhì bảng II (giọng nữ cao) * Cuộc thi lần thứ III (2004):
- Nghệ sĩ Lê Minh Tuyến - Giải nhì (giọng nữ cao)
- Nghệ sĩ Hà Phạm Thăng Long - Giải nhì (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Trần Thị Hồng Vy - Giải ba (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Phạm Khánh Linh - Giải ba (giọng nữ cao) * Cuộc thi lần thứ IV (2009):
- Nghệ sĩ Đỗ Phương Mai - Giải nhất (giọng nữ cao)
- Nghệ sĩ Phạm Thị Duyên Huyền - Giải nhì (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Lê Thị Vành Khuyên - Giải ba (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Võ Thụy Ngọc Tuyền - Giải ba (giọng nữ cao) - Nghệ sĩ Lê Như Ngọc Mai - Giải ba (giọng nữ cao)
* Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch TP. HCM lần thứ I (2017) - Nghệ sĩ Phạm Khánh Ngọc - Giải nhất (giọng nữ cao)
- Nghệ sĩ Nguyễn Khánh Ly - Giải nhì (giọng nữ cao)
Có thể nói, trong vấn đề đào tạo và phát triển các loại giọng hát tại Việt Nam, loại giọng nữ cao (soprano) luôn thành công và đạt nhiều thành tựu hơn cả, loại giọng luôn chiếm ưu thế và phổ biến ở nước ta cả số lượng lẫn chất lượng. Đây là loại giọng thường giữ vai diễn nữ chính, giữ vai trò quan trọng trong các vở opera Việt Nam.