Opera Việt Nam giai đoạn 195 9 1975

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 44 - 46)

8. Bố cục của luận án

1.4.2. Opera Việt Nam giai đoạn 195 9 1975

Năm 1959 Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ra đời thì năm 1961, dàn hợp xướng hình thành. Hai năm sau, hai đoàn sáp nhập có thêm đội múa, tên gọi mới là Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Những vở ca kịch ở thời kỳ này như: Qua cầu sông Cái của Nguyễn Xuân Khoát, tiếp theo, Đỗ Nhuận viết ca kịch Chú tễu (1966); Ông đá (1966); Quả dưa đỏ (1970); Ai đẹp hơn ai (1973); NS Doãn Nho viết Lá đơn tình nguyện (1965); Văn Ký với Nhật ký sông Thương (1971) và Đảo xa (1973), Trương Châu Mỹ với Núi rừng nổi dậy…

Tại Nhà hát Lớn của thủ đô cũng như các Nhà hát ở một vài Thành phố lớn khác, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô (cũ)… Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn một số tác phẩm, vở diễn của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như: W.A. Mozart, L.V. Beethoven, A. Dvorak, G. Verdi, P.I. Tchaikovsky… Riêng trong lĩnh vực opera, sự kiện đáng chú ý là năm 1961, Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung Ương cùng với trường Âm nhạc Việt Nam và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô - nghệ sĩ nhân dân Igor Badrize, đã dàn dựng và biểu diễn vở opera Evgeny Onegin của P.I. Tchaikovsky. Các nghệ sĩ: Quý Dương vai chính - Onegin, Ngọc Dậu vai Tachiana, Trần Chất vai Lensky, Trần Hiếu vai Gremin, Quốc Trụ vai Zaresky... Tiếp theo, năm 1964 Nhà hát Hợp xướng - Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn vở Núi rừng lên tiếng của Triều Tiên. Nghệ sĩ Quý Dương vai Choe Buong Hun, Ngọc Dậu vai Boc Sun, Quốc Trụ vai Song Uong Sic, Trần Chất vai

Song Muong Ho, Bích Liên vai Song Muong Oc… đã gây được ấn tượng tốt đẹp cho khán giả.

Những ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam trong thời kỳ này được đào tạo chủ yếu tại trường Âm nhạc Việt Nam, tiếp theo đó là việc rèn luyện, học tập trong môi trường chuyên nghiệp với các chuyên gia nước ngoài đến từ các nước XHCN như : Khương Gia Tường của Trung Quốc, Aleckxan Craxova, Badriz của Liên Xô… Sau đó, Bộ văn hóa đã tuyển chọn các nghệ sĩ gửi đi đào tạo ở nước ngoài như:

- Liên Xô (cũ): Trung Kiên, Quang Hưng, Thanh Trì, Kiều Hưng, Mộ La, Dương Phú, Mỹ Bình, Lê Dung, Thanh Vinh....

- Trung Quốc: Mai Khanh, Lô Thanh...

- Bungari: Gia Khánh, Quốc Trụ, Anh Đào, Tường Vy, Trần Hiếu, Tân Nhân, Gia Hội, Diệu Thúy, Thanh Đính, Mỹ An...

- Tiệp Khắc: Minh Đỗ

- Hungari: Quốc Hương [87, tr. 84, 85] .

Họ là những nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, đủ sức thể hiện những tác phẩm, thể loại thanh nhạc mà đỉnh cao là opera. Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà sư phạm, những GS, NSND, NSƯT, đã góp phần đào tạo cho đất nước các thế hệ nghệ sĩ tương lai.

Nếu sự hiện diện của những vở opera nước ngoài trên sân khấu Việt Nam do các nghệ sĩ Việt Nam dàn dựng, biểu diễn là yếu tố kích thích - yếu tố khách quan thì sự tích tụ về khát vọng, kinh nghiệm ở người sáng tác đối với những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực ca cảnh, ca kịch từ những giai đoạn trước là yếu tố chủ quan. Sự gặp gỡ và gắn kết giữa hai yếu tố này có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời của opera Việt Nam. Ngày 2/9/1965 vở opera Cô Sao của NS Đỗ Nhuận đã chính thức ra mắt công chúng ở thủ đô Hà Nội đánh dấu sự ra đời của opera Việt Nam. Với một tác phẩm mang tính chuyên nghiệp, bác học, được dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu Việt Nam, từ

người sáng tác, người biểu diễn, người chỉ huy, đạo diễn, thiết kế sân khấu, âm thanh ánh sáng và cả người thưởng thức đều là người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)