8. Bố cục của luận án
1.4.3. Opera Việt Nam giai đoạn sau 1975
Theo tác giả Nguyễn Thị Nhung, giai đoạn phát triển của âm nhạc Việt Nam sau khi đất nước thống nhất thể hiện: “(…) Sự tiếp biến giao thoa với âm nhạc phương Tây diễn ra ở diện rộng hơn và được coi là cuộc tiếp biến lần thứ ba...” [45, tr. 12]. Âm nhạc Việt Nam nói chung và nền thanh nhạc Việt Nam nói riêng, có những diễn biến mới trong sự phát triển của nghệ thuật, có lẽ do sự khác biệt trong nhận thức, trong đời sống tinh thần của người dân ở hai miền Nam - Bắc. Đồng thời, quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng với các nước Tây Âu, Mỹ và trong khu vực Asia... Ca khúc thể hiện theo kiểu “nhạc nhẹ” khá phổ biến trong công chúng. Opera và khí nhạc vẫn có những sáng tác mới sau khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới (1986).
1.4.3.1. Về sáng tác
Từ sau năm 1975, các thể loại như ca cảnh, ca kịch, opera, tiếp tục có tác phẩm mới ra đời, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của xã hội thời kỳ sau thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khoảng những năm thập niên 80 đã bùng nổ thể loại kịch hát mới trên sân khấu cả nước. Kịch hát mới là thể loại sân khấu, sử dụng kịch bản từ truyện ngắn, kịch nói, cải lương, tuồng... được thể hiện trên các bài dân ca, ca khúc sẵn có hoặc các đoạn nhạc có ghép lời kết hợp phần nhạc đệm, nhạc nền, nhạc chuyển cảnh... như một loại hình sân khấu kịch có âm nhạc - được giới chuyên môn gọi là “kịch hát mới” 13. Sự phổ biến, lan tràn như một mốt thời thượng của thể loại này ở khắp các đoàn văn công, đoàn nghệ thuật ở các tỉnh, thành trong cả nước được nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Kiên nhận xét: “đó là một loại hình nghệ thuật sân khấu -
có thể, một loại hình của âm nhạc, một dạng thức trình diễn không rõ ràng về hình thức nghệ thuật…”14.
Bên cạnh đó, các vở opera tiếp tục ra đời: Tình yêu của em (Nguyễn Đình Tấn, 1981); Nguyễn Trãi ở Đông quan (Đỗ Nhuận - 1980); Người giữ cồn (Ca Lê Thuần, 2009); Lá đỏ (Đỗ Hồng Quân, 2016). Số lượng tác phẩm opera không nhiều và cũng không có nhiều cơ hội để được dàn dựng biểu diễn, chưa tạo điều kiện cho sự cảm nhận, so sánh, rút kinh nghiệm từ phía người sáng tác cũng như người biểu diễn.
Trước 1959 1959-1964 1965 1967 1968 1971 1981 1982 2009 2016 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Số lượng vở
Hình 1.1: Quá trình phát triển opera Việt Nam
Một điều dễ nhận thấy là: các NS đã viết nên Những vở opera Việt Nam đều có thời gian dài hoặc ngắn được cọ sát, học tập, rèn luyện, nghiên cứu... tại môi trường âm nhạc cổ điển phương Tây, đặt biệt là âm nhạc cổ điển Nga (Liên Xô). Chính vì vậy mà âm nhạc cổ điển phương Tây, âm nhạc Nga, ít nhiều có tầm ảnh hưởng đến các thể loại âm nhạc mà các nhạc sĩ sáng tác, đặc biệt là thể loại opera (xem pl I, tr 1 - 13).
* NS Đỗ Nhuận - một trong những người đặt nền móng cho thể loại opera Việt Nam. Ông được cử đi học tại nhạc viện Tchaikovsky từ 1959 - 1962. Ông sáng tác vở opera: Cô Sao năm 1965; vở Người tạc tượng năm 1971; vở
Nguyễn Trãi ở Đông quan năm 1980 (pl I, tr1; pl II, tr 15, 19, 23).
* NS Nhật Lai, ông được học các lớp sáng tác ngắn hạn với các chuyên gia Liên Xô, Triều tiên. Cuối năm 1986, ông được mời đến Riga (Latvi, Liên Xô) để tham dự liên hoàn âm nhạc giao hưởng với bản giao hưởng “Đất lửa” nổi tiếng của ông...
Ông viết vở opera Bên bờ K’rông Pa năm 1967 (pl I, tr 3; pl II, tr 17). * NS Nguyễn Đình Tấn, ông được cử đi học tại khoa Sáng tác ở nhạc viện Tchaikovsky từ năm 1961. Có thể nói ông là một trong số những NS đầu tiên của VN được đào tạo rất bài bản từ trường Âm nhạc Việt Nam đến nhạc viện Tchaikovsky...
Vở opera Tình yêu của em được ông viết năm 1981 (pl I, tr 7; pl II, tr 21). * NS Ca Lê Thuần, ông du học tại nhạc viện Odessa (Liên Xô cũ) từ năm 1959 với hai chuyên ngành sáng tác và lý luận âm nhạc...
Ông sáng tác vở opera Người giữ cồn năm 2009 (pl I, tr10; pl II, tr 25). * NS Đỗ Hồng Quân, ngoài những tố chất âm nhạc được ảnh hưởng từ Thân sinh của ông là NS đỗ Nhuận, ông là NS có thời gian du học và nghiên cứu ở nước ngoài lâu nhất. Ông học Đại học và làm Nghiên cứu sinh tại nhạc viên Tchaikovsky (chỉ huy dàn nhạc) từ 1976 - 1985. Thực tập sinh cao cấp tại nhạc viện Paris từ 1991 - 1992.
Năm 2016, ông sáng tác vở opera Lá đỏ (pl I, tr13; pl II, tr 27).
1.4.3.2. Về biểu diễn
Sự đầu tư, dàn dựng biểu diễn dành cho các vở opera khá khiêm tốn.
Nhiều vở diễn được viết ra, được dàn dựng biểu diễn một vài lần và sau đó hầu như không được biểu diễn lại. Vở Cô Sao của NS Đỗ Nhuận được viết và dàn dựng biểu diễn lần đầu vào ngày 2/9/1965. Mãi đến những năm 80, vở
này mới được dàn dựng lại lần thứ hai. Đến tháng 12/2011, vở Cô Sao mới được dàn dựng và biểu diễn lại. Năm 2014, tác phẩm đã được dàn dựng, biểu diễn tại Sơn La nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên (1954 - 2014)… Kịch bản, tổng phổ một số vở cũng bị thất lạc, không có sự lưu trữ, in ấn, không đầu tư trong dàn dựng, tần suất biểu diễn chưa cao... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, vở Người giữ cồn và tiếp sau là vở Lá đỏ đã được dàn dựng biểu diễn nhiều lần bởi Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Việt Nam và Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM. Hy vọng đây là một sự khởi sắc cho nghệ thuật biểu diễn opera. Có thể, những động thái này sẽ là một gợi hứng cho những dự án về sáng tác, biểu diễn cũng như đào tạo ngành opera trong tương lai.
Mặc dù số lượng vẫn còn ít ỏi. Những điều kiện cần thiết cho một nghệ sĩ sống, làm việc, rèn luyện, cống hiến cho nghệ thuật opera nước nhà còn quá nhiều hạn chế. Thời gian luyện tập, tương tác với dàn nhạc giao hưởng, thực hành biểu diễn tại sân khấu opera quá ít (chỉ khi dựng vở), số lượng vở diễn để những người nghệ sĩ có thể thâm nhập, cọ sát, thực hành... đến giờ vẫn còn đếm trên đầu ngón tay (8 vở). Các tiết mục, trích đoạn hay, đạt yêu cầu về kỹ thuật hát, nội dung kịch... có thể sử dụng biểu diễn độc lập, vẫn chưa được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, bài bản, chi tiết từ kỹ thuật hát đến kỹ thuật diễn viên (trên sân khấu)... Vẫn chưa được hỗ trợ, đầu tư, quan tâm đúng mực từ các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền đối với nghệ sĩ biểu diễn...
Có thể kể đến một vài nghệ sĩ giọng nữ cao đã thể hiện tốt vai diễn trong các
trích đoạn, các vở opera Việt Nam như: nghệ sĩ Ngọc Dậu, nghệ sĩ Thuý Hà, nghệ sĩ Kim Định, nghệ sĩ Anh Đào, nghệ sĩ Tô Lan Phương... và lớp nghệ sĩ trẻ hiện nay có: Hà Phạm Thăng Long, Phạm Khánh Ngọc, Đào Tố Loan...
1.4.3.3. Về đào tạo
Trong lĩnh vực đào tạo thanh nhạc, ngoài 3 cơ sở là Học viện Âm nhạc QGVN, Nhạc viện TP. HCM, HVÂN Huế, còn có rất nhiều trường ĐH, cao
đẳng ở các tỉnh được thành lập có đào tạo chuyên ngành thanh nhạc. Đội ngũ những người được đào tạo chính quy ngành này khá đông (có thể nói là có số lượng người học nhiều nhất trong các chuyên ngành âm nhạc). Trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã có các nghệ sĩ tham dự các cuộc thi opera quốc tế (tuy chưa nhiều) và đạt được các giải thưởng quốc tế và các nghệ sĩ giọng nữ cao vẫn chiếm ưu thế hơn (xem mục 1.2.5.).
Có một điều mà ai cũng có thể nhận thấy đó là sự nhất quán và liên kết giữa người sáng tác, người biểu diễn, công việc đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu lý luận và vai trò của công chúng… Mỗi bộ phận của hệ thống này sẽ góp phần cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào. Trong đó, đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của một nền âm nhạc mang tính chuyên nghiệp. Cần có nhiều quan tâm hơn đối với công tác đào tạo các ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn thể loại đỉnh cao là opera. Tại các Học viện Âm nhạc vẫn chưa có tổ bộ môn nhạc kịch (opera) trong khoa thanh nhạc. Các bản aria, các trích đoạn hay, phù hợp, chưa được đưa vào chương trình giảng dạy cụ thể và có hệ thống, càng chưa có điều kiện để dàn dựng các trích đoạn hay, hay cả vở opera trong môi trường đào tạo. Việc gửi các nghệ sĩ chuyên hát opera đến các nước có nền thanh nhạc phát triển để trau dồi, học tập cũng chưa được chú trọng…
Nghệ thuật opera Việt Nam trong thời gian gần đây cũng có những chuyển biến mới, việc phục dựng - biểu diễn lại vở Cô Sao năm 2015, 2017 và vở
Người tạc tượng của tác giả Đỗ Nhuận năm 2019 với sự sửa chữa, điều chỉnh
của NS Đỗ Hồng Quân, vở Người giữ cồn của NS Ca Lê Thuần… Cùng với đó là sự đầu tư cho sáng tác vở opera Lá đỏ của NS Đỗ Hồng Quân được Bộ VH, TT và DL tổ chức biển diễn, giới thiệu nhiều lần vở opera này. Đó cũng là những động thái khuyến khích, những tín hiệu vui cho sự phát triển của nền opera Việt Nam, nền thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến các khái niệm như giọng hát, giọng nữ cao, opera, tóm tắt tiến trình phát triển của giọng nữ cao cùng với phần trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển opera Việt Nam, từ đó cho thấy giọng nữ cao (soprano) đã sớm khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong các vở diễn và có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật opera thế giới. Giọng nữ cao có nhiều đặc điểm nổi trội hơn các loại giọng khác: đa dạng về âm sắc, âm vực rộng, đạt yêu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng, có thể đảm nhận nhiều loại vai diễn, nhiều tính cách nhân vật khác nhau với những yêu cầu kỹ thuật khác nhau, thường được giữ vai nữ chính trong các vở opera. Những vấn đề trình bày trên là cơ sở để chúng tôi triển khai làm rõ đặc điểm của giọng nữ cao trong opera Việt Nam từ vị trí, tính cách nhân vật, đặc điểm âm nhạc, mối quan hệ với dàn nhạc ở chương 2.
Cơ sở lý luận của chương 1 cũng đã đề cập đến kỹ thuật bel canto như phong cách đặc trưng của opera với các kỹ thuật hát đặc trưng: kỹ thuật hát liền giọng (cantilena), kỹ thuật hát âm nảy (staccato), kỹ thuật phối hợp giữa hát liền giọng và hát âm nảy (cantilena - staccato), hát nói (recitative), kỹ thuật hát lướt nhanh (passage)…, cùng với việc áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt. Đây là cơ sở nền tảng để chúng tôi triển khai nghiên cứu về kỹ thuật giọng nữ cao trong opera Việt Nam thông qua các mục như thể hiện kỹ thuật bel canto, phát âm tiếng việt, thể hiện yếu tố âm nhạc dân tộc trong chương 3 của luận án.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM GIỌNG NỮ CAO TRONG OPERA VIỆT NAM
Chương 2 khảo sát, phân tích các tiết mục có giọng nữ cao để làm rõ vị trí, vai trò của giọng nữ cao, tính cách nhân vật, đặc điểm âm nhạc của giọng nữ cao trong các vở opera Việt Nam. Để làm rõ các vấn đề này, luận án đặt đối tượng giọng nữ cao trong hệ thống tổng thể vở opera với các mối quan hệ trong vở diễn: quan hệ với kết cấu vở diễn, quan hệ với các vai diễn khác, quan hệ với dàn nhạc.
2.1. Vị trí và tính cách nhân vật giọng nữ cao trong opera Việt Nam
2.1.1. Vị trí giọng nữ cao trong opera Việt Nam
Đến thời điểm này, theo cách nhận diện và gọi tên của các tác giả, Việt Nam có tám vở opera. Trong đó, bảy vở có giọng nữ cao kết hợp cùng giọng nam cao, nam trung, tham gia làm giọng hát chính, nhân vật chính trong vở diễn (trừ vở Bông Sen). Những tiết mục dành cho vai diễn giọng nữ cao chiếm khá nhiều và thường giữ vị trí quan trọng. Các tiết mục này có thể được sử dụng để biểu diễn độc lập, bởi mỗi tiết mục đều có nội dung độc lập, đồng thời gắn kết với nội dung vở diễn, thể hiện hình tượng nhân vật, hình tượng âm nhạc rõ nét với những kỹ thuật thanh nhạc riêng. Nội dung thể hiện của các vai diễn giọng nữ cao thường xoay quanh hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, dịu dàng, tinh tế, chung thủy, sắt son... Khi đất nước lâm nguy, có chiến tranh, những giá trị tinh thần cao đẹp ấy được nâng lên đầy đủ, trọn vẹn hơn trong hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
2.1.1.1. Số lượng tiết mục giọng nữ cao trong các opera Việt Nam
Về cấu trúc, các vở thường có cấu trúc 3 màn, vở Nguyễn Trãi ở Đông
quan có cấu trúc 3 hồi, 3 cảnh, vở Người giữ cồn cấu trúc gồm 5 cảnh và vở Lá đỏ có cấu trúc gồm 2 hồi, 6 cảnh. Số tiết mục trong mỗi vở không lớn, vở
có số tiết mục nhiều nhất là vở Lá đỏ (36 tiết mục) và vở có ít tiết mục nhất là vở Tình yêu của em (14 tiết mục) (pl IV, tr. 36).
Dù được viết ở đề tài sử thi hay đấu tranh cách mạng (qua cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc, chống Pháp, Mỹ), các vai diễn cho giọng nữ cao được các nhạc sĩ chọn hầu hết là nữ cao trữ tình (lyric soprano). Giọng nữ cao trữ tình màu sắc (lyric colorature soprano) hay giọng nữ cao kịch tính - trữ tình (dramatic lyric soprano) cũng xuất hiện trong một số trích đoạn của tác phẩm. Rõ nét nhất là vai H’ Lim trong vở Bên bờ K’rông Pa của NS Nhật Lai, số 14, màn 1 (kịch tính trữ tình), hay vai Sao trong vở Cô Sao, số 4 màn 1 (trữ tình màu sắc)...
Có thể thấy, ngoài việc quan tâm dành cho các vai nữ chính trong opera, giọng nữ cao còn là cơ sở để các tác giả khai thác, sáng tạo. Những tiết mục đơn ca (solo) dành cho vai nữ chính cũng nằm trong mục tiêu thể hiện nghệ thuật thanh nhạc của các nhạc sĩ (sẽ được phân tích ở chương 3). Các tiết mục dành cho giọng nữ cao được các tác giả thể hiện ở số lượng tiết mục khá nhiều. Trong các vở opera, nhân vật Sao trong vở Cô Sao được thể hiện ở mức độ “dày, đậm đặc” nhất. Trong toàn bộ tác phẩm có cấu trúc 3 màn và 29 tiết mục (theo tổng phổ NS Đỗ Hồng Quân đã hiệu đính), nhân vật Sao xuất hiện ở hầu hết các tiết mục như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm (pl IV, tr. 36) gồm: các tiết mục đơn ca (aria, romance, ca khúc...) và các tiết mục hợp ca (song ca, tam ca, tứ ca...).
Riêng nhân vật chính giọng nữ cao (Sao) có 5/6 tiết mục hát đơn ca. Số tiết mục song ca, tam ca có giọng nữ cao tham gia là 6/9 tiết mục. Số tiết mục hợp ca có giọng nữ cao tham gia là 13/17 tiết mục (xem bảng tổng kết).
STT TÊN VỞ OPERA
TIẾT MỤC ĐƠN CA GI ỌNG NỮ CAO TRONG
VỞ DIỄN
TIẾT MỤC SONG CA- T AM CA CÓ GIỌNG NỮ C
AO THAM GIA
TIẾT MỤC HỢP CA CÓ G IỌNG NỮ CAO THAM GI
A TỔNG GIỌNG NỮ CAO TỈ L Ệ % TỔNG GIỌNG N Ữ CAO T HAM GIA TỈ L Ệ % TỔNG GIỌNG NỮ CAO THAM GIA TỈ LỆ % 1 CÔ SAO 6 5 83% 9 6 67% 17 13 76% 2 NGƯỜI TẠC TƯỢNG 4 2 50% 6 3 50% 14 8 57%
3 NGUYỄN TRÃI Ở ĐÔNG QUAN 7 3 43% 8 5 63% 14 9 64%
4 BÊN BỜ K'RÔNG PA 9 2 22% 4 3 75% 15 11 73%
5 TÌNH YÊU CỦA EM 6 2 33% 4 4 100% 5 5 100%
6 NGƯỜI GIỮ CỒN 4 2 50% 3 3 100% 11 11 100%
7 LÁ ĐỎ 6 2 33% 3 3 100% 18 15 83%
TỔNG 42 18 43% 37 27 73% 94 72 77%
Sự tập trung thể hiện chân dung của nhân vật là do nội dung cốt truyện,