8. Bố cục của luận án
3.1.1. Hát liền giọng (cantilena)
Như đã giới thiệu ở chương 1, kỹ thuật hát liền giọng là cách hát biểu hiện sự mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng của giai điệu. Sự chuyển tiếp liên tục đều đặn từ âm nọ sang âm kia tạo nên những câu hát liên kết với âm thanh trong sáng, thanh thoát...
Kỹ thuật hát liền giọng cũng được NS Đỗ Hồng Quân sử dụng khá điển hình trong số 20, opera Lá đỏ vai Hương. Tính chất mềm mại, trữ tình của lối hát liền giọng ở đây vẫn rõ nét, ngâm ngợi, bởi chất thơ của lời bài hát. Xử lý tác phẩm này bằng kỹ thuật hát liền giọng, học viên và người biểu diễn cần lưu ý: cột hơi phải vững vàng, vị trí âm thanh phải ổn định khi thể hiện những câu hát dài hơi và nhiều chỗ hát ở nốt cao, ngân dài ở la2, si2 ở các ô nhịp (55; 56; 57; 64 -70; 81 - 84) trong tác phẩm (pl X, tr. 505).
Ví dụ 3.1: Kỹ thuật hát liền giọng là giai điệu mở đầu trong opera Người
giữ cồn - vocalise vai cô gái Thương. kỹ thuật hát liền giọng ở giai điệu này
rất khó hát, khó thể hiện bởi giai điệu có nhiều biến âm (xem vd 2.3, tr. 59). Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thể hiện các kỹ thuật thanh nhạc bằng âm điệu dân tộc và ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng tôi gợi ý những bài tập luyện âm trên giai điệu đặc trưng, trên những quãng khó hát ngay trong tác phẩm.
Ở ví dụ 3.1 trên, chúng tôi đưa ra 2 bài luyện âm cho kỹ thuật hát liền giọng nhằm giải quyết những khó khăn trong tác phẩm như sau:
- Tập hát liền giọng trên quãng 3 trưởng, hát liền bậc (cromatic) một cách chậm rãi với âm “O” hoặc “Ơ”(gần với điệu hò trong tác phẩm).
- Tập hò (với âm O hoặc Ơ, hò liền giọng trên Thang âm ngũ cung Việt Nam. C - Es - F - G - B - C (xem vd 3.25, tr. 119).
Tập tăng dần nữa cung để đạt đến nốt cao nhất của tác phẩm. Có như vậy, khi hát vào tác phẩm, việc thể hiện kỹ thuật hát trên âm điệu dân tộc với nhiều biến âm, người hát sẽ thực hiện dễ dàng hơn.
Có thể nói, kỹ thuật hát liền giọng được các NS sử dụng khá thường xuyên hơn các kỹ thuật hát khác qua các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam. Tuy nhiên cách xử lý và thể hiện trong từng tiết mục đối với người hát là khác nhau. Sự kết hợp kỹ thuật hát liền giọng với các lối hát truyền thống, các giai điệu dân ca vùng miền, và với nội dung lời ca, hoặc kể cả sự kết hợp giữa ca từ và giai điệu đều có những khác biệt.
Ví dụ 3.2: trích aria vai cô gái, số 11, cảnh 3, vở Người giữ cồn (xem vd 3.29, tr. 122); (btgy 3.4, pl VIII, tr. 117).
Một ví dụ khác về kỹ thuật hát liền giọng: song ca cô gái và chàng trai, số 12, cảnh 3, vở Người giữ cồn (pl X, tr. 431)
Trong song ca này, hai nhân vật thể hiện cùng trạng thái cảm xúc cùng tuyến kịch, trên nền hòa âm thống nhất có cùng lời ca, phần hát ở đoạn đầu
mang tính hát đối đáp, đuổi nhau. Người hát cần làm chủ vị trí âm thanh và hơi thở, chú ý sự hòa quyện giữa hai bè, hai giọng hát với kỹ thuật hát liền giọng trong câu hát dài, câu hát đệm hơ, hơ, hò, hơ...Ở tiết mục này, chúng tôi đưa ra bài tập giai điệu có bè, câu hát với hơi dài cho cả hai giọng hát, tạo sự nhịp nhàng, đều đặn, hòa quyện giữa hai giọng hát với nguyên âm “ơ” (theo trong bài). Sau đó, người hát cần lưu ý luyện tập những từ với phụ âm cuối là những âm đóng khó hát, khó phát âm như: quyết, khát, đất nước, tối, cắp
sách... có như vậy, khi hát vào tác phẩm mới thể hiện các yêu cầu: khoan thai,
trữ tình, trải rộng, mênh mông của miền sông nước Nam Bộ.
Kỹ thuật hát liền giọng cũng được các nhạc sĩ sử dụng trong các tiết mục như: số 2, 5, 9, 12, 25, trong vở Cô Sao; số 3, 6, trong vở Người tạc tượng; số 1, 2, 8, 9, trong vở Tình yêu của em; số 7, 15, 30, trong vở Lá đỏ...