Khái quát về sự hình thành và phát triển opera Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 42)

8. Bố cục của luận án

1.4. Khái quát về sự hình thành và phát triển opera Việt Nam

Ở nước ta, các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương tồn tại và phát triển từ rất sớm và luôn gắn liền với văn hóa, lịch sử dân tộc. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, nền Tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, tiếp theo là sự xuất hiện của các thể loại: hoạt cảnh, ca cảnh, ca kịch... Đến năm 1965, opera Việt Nam - loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại mang hình thức của âm nhạc phương Tây nhưng thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt đã được hình thành và tác phẩm đầu tiên là opera Cô Sao của NS Đỗ Nhuận. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, Tân nhạc Việt Nam có những phát triển khác nhau và opera Việt Nam cũng đã góp phần của mình, dù có những bước “thăng trầm” khá đặc biệt ngay trong lòng của nền Tân nhạc Việt Nam.

Có một điểm cần quan tâm là với các ngành nghệ thuật nói chung hay với âm nhạc nói riêng, ranh giới lịch sử rất mờ và luôn bị tác động bởi lịch sử xã hội. Do đó, đôi khi việc phân kỳ lịch sử của opera Việt Nam được dựa trên

lịch sử Việt Nam. Hơn nữa, lịch sử opera Việt Nam không chỉ gắn liền với những sự kiện, tên tuổi của các nghệ sĩ hát, tác giả, tác phẩm, mà còn được nhìn nhận từ các góc độ biểu diễn, đào tạo và các hoạt động có liên quan.

1.4.1. Giai đoạn tiền đề cho đến trước năm 1959 [44], [46], [48]

Năm 1938, được nhiều nhà nghiên cứu xem như “điểm mốc” đánh dấu sự hình thành của tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của NS Nguyễn Văn Tuyên đi từ Nam ra Bắc (Sài Gòn, Huế, Hà Nội, Hải Phòng...). Từ thập niên 40 của thế kỷ XX, các thể loại ca cảnh và ca kịch ra đời. NS Lưu Hữu Phước là người đi vào lĩnh vực ca kịch sớm nhất. Ông viết vở ca cảnh thiếu nhi Con thỏ ngọc (1944); Diệt sói lang (1947) kịch bản được viết cùng Mộng Ngọc; Nàng Hồng kén chồng (1948); Mộng Ngọc viết vở Chú trê già; Văn Ký với Dân công lên đường; Lúa thoái tô... Ba nhạc sĩ Ngô Sỹ Hiển, Đào Ngọ, Trần Chất thuộc văn công sư đoàn 308 cùng sáng tác vở Lòng dân; tập thể văn công sư đoàn 308 sáng tác vở Bao giờ trời lại

sáng; NS Doãn Nho với vở Bà mẹ nuôi; NS Đỗ Nhuận có nhiều tác phẩm ca

cảnh, ca kịch như: Con chim kháng chiến (1949); Anh Păn về bản (1954);

Hòn đá (1954) viết chung với Mạnh Thắng và xuất sắc nhất là vở ca kịch Sóng cả không ngã tay chèo (1952).

Từ cuối năm 1954, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn những người làm công tác âm nhạc gửi sang các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) để học tập, đào tạo dài hạn, chính quy, chủ yếu là Liên Xô (cũ), CHDC Đức, Hungari, Bungari, Albani, Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc, và Triều Tiên. Trong đó, có các nghệ sĩ TN được gửi đi đào tạo chính quy theo trường phái TN kinh viện thế giới với phong cách bel canto.

Năm 1956, trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập. Năm 1957, Hội Nhạc sĩ Việt Nam ra đời. Các nghệ sĩ giọng nữ cao gắn liền với các tác phẩm thanh nhạc trong thời kỳ này như: Minh Đỗ, Ngọc Dậu, Thanh Trì, Tường Vy, Thanh Huyền… cùng với nhiều thể loại TN được sáng tác như ca khúc,

hợp xướng, trường ca, ca cảnh, ca kịch… Trong đó, ca cảnh và ca kịch chiếm một vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy sự ra đời các loại hình nghệ thuật sân khấu khác như: giao hưởng, vũ kịch và opera. Năm 1959, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam gồm 114 nhạc công được thành lập. Có thể xem đây là những điểm mốc quan trọng cho nền nghệ thuật opera Việt Nam.

1.4.2. Opera Việt Nam giai đoạn 1959 - 1975

Năm 1959 Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ra đời thì năm 1961, dàn hợp xướng hình thành. Hai năm sau, hai đoàn sáp nhập có thêm đội múa, tên gọi mới là Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Những vở ca kịch ở thời kỳ này như: Qua cầu sông Cái của Nguyễn Xuân Khoát, tiếp theo, Đỗ Nhuận viết ca kịch Chú tễu (1966); Ông đá (1966); Quả dưa đỏ (1970); Ai đẹp hơn ai (1973); NS Doãn Nho viết Lá đơn tình nguyện (1965); Văn Ký với Nhật ký sông Thương (1971) và Đảo xa (1973), Trương Châu Mỹ với Núi rừng nổi dậy…

Tại Nhà hát Lớn của thủ đô cũng như các Nhà hát ở một vài Thành phố lớn khác, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô (cũ)… Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn một số tác phẩm, vở diễn của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như: W.A. Mozart, L.V. Beethoven, A. Dvorak, G. Verdi, P.I. Tchaikovsky… Riêng trong lĩnh vực opera, sự kiện đáng chú ý là năm 1961, Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung Ương cùng với trường Âm nhạc Việt Nam và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô - nghệ sĩ nhân dân Igor Badrize, đã dàn dựng và biểu diễn vở opera Evgeny Onegin của P.I. Tchaikovsky. Các nghệ sĩ: Quý Dương vai chính - Onegin, Ngọc Dậu vai Tachiana, Trần Chất vai Lensky, Trần Hiếu vai Gremin, Quốc Trụ vai Zaresky... Tiếp theo, năm 1964 Nhà hát Hợp xướng - Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn vở Núi rừng lên tiếng của Triều Tiên. Nghệ sĩ Quý Dương vai Choe Buong Hun, Ngọc Dậu vai Boc Sun, Quốc Trụ vai Song Uong Sic, Trần Chất vai

Song Muong Ho, Bích Liên vai Song Muong Oc… đã gây được ấn tượng tốt đẹp cho khán giả.

Những ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam trong thời kỳ này được đào tạo chủ yếu tại trường Âm nhạc Việt Nam, tiếp theo đó là việc rèn luyện, học tập trong môi trường chuyên nghiệp với các chuyên gia nước ngoài đến từ các nước XHCN như : Khương Gia Tường của Trung Quốc, Aleckxan Craxova, Badriz của Liên Xô… Sau đó, Bộ văn hóa đã tuyển chọn các nghệ sĩ gửi đi đào tạo ở nước ngoài như:

- Liên Xô (cũ): Trung Kiên, Quang Hưng, Thanh Trì, Kiều Hưng, Mộ La, Dương Phú, Mỹ Bình, Lê Dung, Thanh Vinh....

- Trung Quốc: Mai Khanh, Lô Thanh...

- Bungari: Gia Khánh, Quốc Trụ, Anh Đào, Tường Vy, Trần Hiếu, Tân Nhân, Gia Hội, Diệu Thúy, Thanh Đính, Mỹ An...

- Tiệp Khắc: Minh Đỗ

- Hungari: Quốc Hương [87, tr. 84, 85] .

Họ là những nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, đủ sức thể hiện những tác phẩm, thể loại thanh nhạc mà đỉnh cao là opera. Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà sư phạm, những GS, NSND, NSƯT, đã góp phần đào tạo cho đất nước các thế hệ nghệ sĩ tương lai.

Nếu sự hiện diện của những vở opera nước ngoài trên sân khấu Việt Nam do các nghệ sĩ Việt Nam dàn dựng, biểu diễn là yếu tố kích thích - yếu tố khách quan thì sự tích tụ về khát vọng, kinh nghiệm ở người sáng tác đối với những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực ca cảnh, ca kịch từ những giai đoạn trước là yếu tố chủ quan. Sự gặp gỡ và gắn kết giữa hai yếu tố này có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời của opera Việt Nam. Ngày 2/9/1965 vở opera Cô Sao của NS Đỗ Nhuận đã chính thức ra mắt công chúng ở thủ đô Hà Nội đánh dấu sự ra đời của opera Việt Nam. Với một tác phẩm mang tính chuyên nghiệp, bác học, được dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu Việt Nam, từ

người sáng tác, người biểu diễn, người chỉ huy, đạo diễn, thiết kế sân khấu, âm thanh ánh sáng và cả người thưởng thức đều là người Việt Nam.

1.4.3. Opera Việt Nam giai đoạn sau 1975

Theo tác giả Nguyễn Thị Nhung, giai đoạn phát triển của âm nhạc Việt Nam sau khi đất nước thống nhất thể hiện: “(…) Sự tiếp biến giao thoa với âm nhạc phương Tây diễn ra ở diện rộng hơn và được coi là cuộc tiếp biến lần thứ ba...” [45, tr. 12]. Âm nhạc Việt Nam nói chung và nền thanh nhạc Việt Nam nói riêng, có những diễn biến mới trong sự phát triển của nghệ thuật, có lẽ do sự khác biệt trong nhận thức, trong đời sống tinh thần của người dân ở hai miền Nam - Bắc. Đồng thời, quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng với các nước Tây Âu, Mỹ và trong khu vực Asia... Ca khúc thể hiện theo kiểu “nhạc nhẹ” khá phổ biến trong công chúng. Opera và khí nhạc vẫn có những sáng tác mới sau khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới (1986).

1.4.3.1. Về sáng tác

Từ sau năm 1975, các thể loại như ca cảnh, ca kịch, opera, tiếp tục có tác phẩm mới ra đời, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của xã hội thời kỳ sau thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khoảng những năm thập niên 80 đã bùng nổ thể loại kịch hát mới trên sân khấu cả nước. Kịch hát mới là thể loại sân khấu, sử dụng kịch bản từ truyện ngắn, kịch nói, cải lương, tuồng... được thể hiện trên các bài dân ca, ca khúc sẵn có hoặc các đoạn nhạc có ghép lời kết hợp phần nhạc đệm, nhạc nền, nhạc chuyển cảnh... như một loại hình sân khấu kịch có âm nhạc - được giới chuyên môn gọi là “kịch hát mới” 13. Sự phổ biến, lan tràn như một mốt thời thượng của thể loại này ở khắp các đoàn văn công, đoàn nghệ thuật ở các tỉnh, thành trong cả nước được nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Kiên nhận xét: “đó là một loại hình nghệ thuật sân khấu -

có thể, một loại hình của âm nhạc, một dạng thức trình diễn không rõ ràng về hình thức nghệ thuật…”14.

Bên cạnh đó, các vở opera tiếp tục ra đời: Tình yêu của em (Nguyễn Đình Tấn, 1981); Nguyễn Trãi ở Đông quan (Đỗ Nhuận - 1980); Người giữ cồn (Ca Lê Thuần, 2009); Lá đỏ (Đỗ Hồng Quân, 2016). Số lượng tác phẩm opera không nhiều và cũng không có nhiều cơ hội để được dàn dựng biểu diễn, chưa tạo điều kiện cho sự cảm nhận, so sánh, rút kinh nghiệm từ phía người sáng tác cũng như người biểu diễn.

Trước 1959 1959-1964 1965 1967 1968 1971 1981 1982 2009 2016 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Số lượng vở

Hình 1.1: Quá trình phát triển opera Việt Nam

Một điều dễ nhận thấy là: các NS đã viết nên Những vở opera Việt Nam đều có thời gian dài hoặc ngắn được cọ sát, học tập, rèn luyện, nghiên cứu... tại môi trường âm nhạc cổ điển phương Tây, đặt biệt là âm nhạc cổ điển Nga (Liên Xô). Chính vì vậy mà âm nhạc cổ điển phương Tây, âm nhạc Nga, ít nhiều có tầm ảnh hưởng đến các thể loại âm nhạc mà các nhạc sĩ sáng tác, đặc biệt là thể loại opera (xem pl I, tr 1 - 13).

* NS Đỗ Nhuận - một trong những người đặt nền móng cho thể loại opera Việt Nam. Ông được cử đi học tại nhạc viện Tchaikovsky từ 1959 - 1962. Ông sáng tác vở opera: Cô Sao năm 1965; vở Người tạc tượng năm 1971; vở

Nguyễn Trãi ở Đông quan năm 1980 (pl I, tr1; pl II, tr 15, 19, 23).

* NS Nhật Lai, ông được học các lớp sáng tác ngắn hạn với các chuyên gia Liên Xô, Triều tiên. Cuối năm 1986, ông được mời đến Riga (Latvi, Liên Xô) để tham dự liên hoàn âm nhạc giao hưởng với bản giao hưởng “Đất lửa” nổi tiếng của ông...

Ông viết vở opera Bên bờ K’rông Pa năm 1967 (pl I, tr 3; pl II, tr 17). * NS Nguyễn Đình Tấn, ông được cử đi học tại khoa Sáng tác ở nhạc viện Tchaikovsky từ năm 1961. Có thể nói ông là một trong số những NS đầu tiên của VN được đào tạo rất bài bản từ trường Âm nhạc Việt Nam đến nhạc viện Tchaikovsky...

Vở opera Tình yêu của em được ông viết năm 1981 (pl I, tr 7; pl II, tr 21). * NS Ca Lê Thuần, ông du học tại nhạc viện Odessa (Liên Xô cũ) từ năm 1959 với hai chuyên ngành sáng tác và lý luận âm nhạc...

Ông sáng tác vở opera Người giữ cồn năm 2009 (pl I, tr10; pl II, tr 25). * NS Đỗ Hồng Quân, ngoài những tố chất âm nhạc được ảnh hưởng từ Thân sinh của ông là NS đỗ Nhuận, ông là NS có thời gian du học và nghiên cứu ở nước ngoài lâu nhất. Ông học Đại học và làm Nghiên cứu sinh tại nhạc viên Tchaikovsky (chỉ huy dàn nhạc) từ 1976 - 1985. Thực tập sinh cao cấp tại nhạc viện Paris từ 1991 - 1992.

Năm 2016, ông sáng tác vở opera Lá đỏ (pl I, tr13; pl II, tr 27).

1.4.3.2. Về biểu diễn

Sự đầu tư, dàn dựng biểu diễn dành cho các vở opera khá khiêm tốn.

Nhiều vở diễn được viết ra, được dàn dựng biểu diễn một vài lần và sau đó hầu như không được biểu diễn lại. Vở Cô Sao của NS Đỗ Nhuận được viết và dàn dựng biểu diễn lần đầu vào ngày 2/9/1965. Mãi đến những năm 80, vở

này mới được dàn dựng lại lần thứ hai. Đến tháng 12/2011, vở Cô Sao mới được dàn dựng và biểu diễn lại. Năm 2014, tác phẩm đã được dàn dựng, biểu diễn tại Sơn La nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên (1954 - 2014)… Kịch bản, tổng phổ một số vở cũng bị thất lạc, không có sự lưu trữ, in ấn, không đầu tư trong dàn dựng, tần suất biểu diễn chưa cao... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, vở Người giữ cồn và tiếp sau là vở Lá đỏ đã được dàn dựng biểu diễn nhiều lần bởi Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Việt Nam và Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM. Hy vọng đây là một sự khởi sắc cho nghệ thuật biểu diễn opera. Có thể, những động thái này sẽ là một gợi hứng cho những dự án về sáng tác, biểu diễn cũng như đào tạo ngành opera trong tương lai.

Mặc dù số lượng vẫn còn ít ỏi. Những điều kiện cần thiết cho một nghệ sĩ sống, làm việc, rèn luyện, cống hiến cho nghệ thuật opera nước nhà còn quá nhiều hạn chế. Thời gian luyện tập, tương tác với dàn nhạc giao hưởng, thực hành biểu diễn tại sân khấu opera quá ít (chỉ khi dựng vở), số lượng vở diễn để những người nghệ sĩ có thể thâm nhập, cọ sát, thực hành... đến giờ vẫn còn đếm trên đầu ngón tay (8 vở). Các tiết mục, trích đoạn hay, đạt yêu cầu về kỹ thuật hát, nội dung kịch... có thể sử dụng biểu diễn độc lập, vẫn chưa được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, bài bản, chi tiết từ kỹ thuật hát đến kỹ thuật diễn viên (trên sân khấu)... Vẫn chưa được hỗ trợ, đầu tư, quan tâm đúng mực từ các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền đối với nghệ sĩ biểu diễn...

Có thể kể đến một vài nghệ sĩ giọng nữ cao đã thể hiện tốt vai diễn trong các

trích đoạn, các vở opera Việt Nam như: nghệ sĩ Ngọc Dậu, nghệ sĩ Thuý Hà, nghệ sĩ Kim Định, nghệ sĩ Anh Đào, nghệ sĩ Tô Lan Phương... và lớp nghệ sĩ trẻ hiện nay có: Hà Phạm Thăng Long, Phạm Khánh Ngọc, Đào Tố Loan...

1.4.3.3. Về đào tạo

Trong lĩnh vực đào tạo thanh nhạc, ngoài 3 cơ sở là Học viện Âm nhạc QGVN, Nhạc viện TP. HCM, HVÂN Huế, còn có rất nhiều trường ĐH, cao

đẳng ở các tỉnh được thành lập có đào tạo chuyên ngành thanh nhạc. Đội ngũ những người được đào tạo chính quy ngành này khá đông (có thể nói là có số lượng người học nhiều nhất trong các chuyên ngành âm nhạc). Trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã có các nghệ sĩ tham dự các cuộc thi opera quốc tế (tuy chưa nhiều) và đạt được các giải thưởng quốc tế và các nghệ sĩ giọng nữ cao vẫn chiếm ưu thế hơn (xem mục 1.2.5.).

Có một điều mà ai cũng có thể nhận thấy đó là sự nhất quán và liên kết giữa người sáng tác, người biểu diễn, công việc đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu lý luận và vai trò của công chúng… Mỗi bộ phận của hệ thống này sẽ góp phần cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào. Trong đó, đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của một nền âm nhạc mang tính chuyên nghiệp. Cần có nhiều quan tâm hơn đối với công tác đào tạo các ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn thể loại đỉnh cao là opera. Tại

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) giọng nữ cao (soprano) trong opera việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)