8. Bố cục của luận án
3.3. Thể hiện yếu tố âm nhạc dân tộc trong các tiết mục giọng nữ cao
3.3.1. Chất liệu âm nhạc dân tộc
Chất liệu âm nhạc là những “yếu tố ban đầu gợi nên những cảm xúc âm nhạc"19mà người NS đã thu thập được trong cuộc sống và sử dụng để thể hiện
trong tác phẩm âm nhạc của mình. Chất liệu âm nhạc được biểu hiện rất đa dạng trong cuộc sống. Chất liệu âm nhạc dân tộc cụ thể có thể là những làn điệu dân ca, dân nhạc, những tiết tấu quen thuộc trong thực tế cuộc sống, kể cả là những ấn tượng, cảm xúc trong các tác phẩm văn chương, thi ca, hội họa... thể hiện tâm hồn, văn hóa dân tộc. Đối với các tiết mục viết cho giọng nữ cao, là những vai chính, các tác giả đã tập trung xây dựng hình tượng âm nhạc với những chất liệu mang bản sắc riêng rõ nét. Nếu các vai giọng nữ cao là người dân tộc sẽ sử dụng chất liệu dân ca của dân tộc; vai nữ cao của mỗi giai đoạn lịch sử, của mỗi vùng miền sẽ sử dụng dân ca của các vùng miền… Đó chính là một trong những đặc điểm âm nhạc của các tiết mục dành cho giọng nữ cao trong các opera Việt Nam.
Dễ nhận thấy nhất là bài hát của cô Trúc (cấu trúc một đoạn đơn), ngay từ những ô nhịp đầu tiên là giai điệu bài dân ca quan họ Bắc Ninh Cây trúc xinh với tính chất dí dỏm, duyên dáng, ý nhị. Tiết mục sử dụng gần như nguyên gốc bài dân ca.
Ví dụ 3.22: trích bài Cây trúc xinh, dân ca Quan họ Bắc Ninh
Hoặc trong aria của đào Xuân, đoạn đầu của tác phẩm được viết ở giọng d-moll. Đây là một aria đặc sắc, pha trộn và sử dụng nhiều chất liệu âm nhạc cổ truyền (dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc Bộ, ca trù, hát đối đáp...), giai điệu man mác buồn, nhiều chỗ đảo phách, tốc độ chậm rãi, lời ca theo thể thơ dân gian Việt Nam (song thất lục bát), đậm chất oán trong dân ca Nam Bộ (pl X, tr. 324). Đoạn tiếp theo kết ở G Dur, mang âm hưởng bài dân ca Lý lu là, sử dụng thể thơ lục bát.
Ví dụ 3.23: bài Lý lu là, dân ca Nam Bộ
Trong vở Nguyễn Trãi ở Đông quan chất liệu âm nhạc dân tộc còn được tác giả sử dụng trong các tiết mục khác có giọng nữ cao tham gia như: số 18a, 18b, hồi 2, cảnh 2; số 23, hồi 3, cảnh 3.
Trong vở Bên bờ K'rông Pa của NS Nhật Lai, chất liệu âm nhạc mang đậm chất Tây Nguyên, là nét nhạc trong giai điệu bài dân ca Đi gặt lúa của dân tộc Ê-đê. Đặc biệt, trong aria Chờ mong vai H'Lim, số 14, màn 1, mang âm hưởng Tây Nguyên với giai điệu của cả bài dân ca Gia Rai Bến nước rõ nét. Chủ đề đoạn a được viết ở G dur (pl X, tr. 229).
Ví dụ 3.24: dân ca Gia Rai - Bến nước.
NS Nhật Lai còn sử dụng chất liệu dân tộc qua các tiết mục có giọng nữ cao như: số 2, 3, 4, 5, màn 1 trong vở này.
Vở opera Người giữ Cồn, tiết mục mở đầu là phần hò (vocalise) giọng nữ cao (vai cô gái), thấm đẫm chất Nam Bộ với nét buồn man mác, xa xôi của điệu Nam và kể cả cách ngâm ngợi trong các điệu hò sông nước (vd 2.3, tr. 59).
Ví dụ 3.25: điệu Nam với cả 2 dạng thức: Điệu Nam20: nét nhạc buồn man mác, xa xôi
những giai điệu trữ tình, sử dụng nhiều quãng 4, quãng 5 và thang 5 âm của dân ca vùng núi phía Bắc (pl X, tr. 9, 27, 103, 173).
Ví dụ 3.26: Thang 5 âm của dân ca vùng núi phía Bắc
Trong các tiết mục hát múa có nhân vật Sao, giai điệu âm nhạc dân tộc rõ nét nhất là những điệu múa hát đậm màu sắc của dân tộc Thái: Xòe hoa hay Inh
lả ơi! Săng noọng ơi! ở số 11, màn 1; số 26, màn 3. NS Đỗ Nhuận sử dụng giai
điệu của bài và chỉ thay đổi lời hát (vd 3.27, pl VIII, tr. 107).
Trong vở Lá đỏ, chất liệu âm nhạc dân tộc được thể hiện ở các tiết mục tập thể. Ví dụ như trong tốp nam nữ Hò đắp đường, số 9, hồi 1, cảnh 1. Âm hưởng của những điệu hò lao động được bắt gặp qua câu hò khoan dô khoan,
ớ huầy dô khỏe khoắn, lạc quan, luân phiên với những câu hát mở đường (pl
X, tr. 475).
Hay, để diễn đạt sự phục hồn cho tám cô gái đã hy sinh trong hang (hang Tám Cô), ở số 33, hồi 2, cảnh 6, hợp xướng nữ trong đội hình Sư Sãi rước cầu vãi trong tiếng tụng kinh Nam mô a di đà Phật.
Ví dụ 3.28: trích số 33, hồi 2, cảnh 6, vở Lá đỏ
Đặc biệt, khi xem opera Lá đỏ, người xem cảm nhận được ở vở diễn vừa có màu sắc dân tộc, lại vừa có tính nghệ thuật hiện đại. Không những trong
kịch bản âm nhạc mà cả trong kịch bản văn học cũng vậy. Trong quá trình viết kịch bản, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã đưa vào những yếu tố đặc trưng của chèo, loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Bà đã phân tích:
Kịch hát dân tộc dạy về tính ước lệ, cách điệu, hóa thân. Sân khấu ước lệ cho phép để các chị thanh niên xung phong khi hy sinh hóa thân thành hình tượng vừa thực vừa hư, vừa mang ý nghĩa nhân sinh rất lớn, đó là các chị được bất tử. Và nhân vật thần núi cũng là một sự sáng tạo của tôi. Tôi muốn biến dãy Trường Sơn không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ thoại của các nhân vật mà rõ ràng phải là nhân vật. Tôi biến ông thần ấy thành một người dẫn truyện. Giống như trong các vở chèo cũng có người dẫn truyện, ước lệ của sân khấu dân tộc. Tuy hơi cổ tích một chút, huyền thoại một chút nhưng hoàn toàn hợp lý.[105].
Có thể thấy, sử dụng chất liệu âm nhạc đặc trưng làm cho chủ đề âm nhạc của các tiết mục có giọng nữ cao trở nên cô đọng, tạo đặc điểm, điểm nhấn riêng, hình tượng âm nhạc riêng cho tiết mục cũng như cho vở opera. Trong đó, ngoài việc sử dụng nguyên gốc làn điệu dân ca, còn có cách sử dụng thang âm - điệu thức, sử dụng motif hoặc nét nhạc, quãng đặc trưng làm chất liệu xây dựng tiết mục âm nhạc trong các opera Việt Nam.
3.3.2. Kỹ thuật thanh nhạc thể hiện chất liệu âm nhạc dân tộc
Đối với nghệ thuật opera nói chung, tiêu chí nghệ thuật và kỹ thuật chính để thể hiện luôn là nghệ thuật bel canto. Tuy nhiên với opera Việt Nam, các tiết mục có sử dụng giai điệu dân ca, âm nhạc truyền thống Việt Nam thì việc sử dụng kỹ thuật bel canto để thể hiện cần phải lưu ý sao cho hài hòa, phù hợp. Người hát phải thể hiện được tinh thần của giai điệu, có sự tinh tế trong kết hợp giữa kỹ thuật bel canto và các lối hát truyền thống như: làn điệu dân ca các vùng miền, hát ru, hát ngâm, ca trù, ả đào, chèo...
canto kết hợp với các yếu tố âm nhạc truyền thống dân tộc qua một số tiết mục giọng nữ cao.
Có thể nói, kỹ thuật hát liền giọng và kỹ thuật hát nói được các NS sử dụng khá thường xuyên hơn các kỹ thuật khác ở các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam. Tuy nhiên cách xử lý và thể hiện trong từng tiết mục đối với người hát là khác nhau hoàn toàn. Sự kết hợp với các lối hát truyền thống, giai điệu dân ca vùng miền, và nội dung lời ca, hay sự kết hợp giữa ca từ và giai điệu cũng có nhiều khác biệt.
Ví dụ 3.29: aria vai cô gái, số 11, cảnh 3, vở Người giữ cồn
Tiết mục sử dụng kỹ thuật hát liền giọng, đòi hỏi người hát phải có cột hơi vững vàng, uyển chuyển, đủ sức thể hiện những câu hát dài, những nốt cao. Đồng thời cũng phải thể hiện được âm điệu dân tộc ở những âm: i, ơ, hò ơi... trải dài, mênh mông trong các câu hò Nam Bộ. Những từ, cụm từ khó hát ở những nốt cao như: vững chí; bước; đất; nhớ biết bao; quyết tâm; dấn thân... ở ô nhịp số 10, người hát cần khéo léo luyến nhẹ nốt fa để hát rõ dấu ngã (~) của từ vững và âm i là âm đóng nhưng hát ở nốt cao nên cần chú ý khi mở khẩu hình, dựng vị trí âm thanh để từ chí được vang, sáng, rõ... đạt tiêu chuẩn “hát đẹp”. Cần làm rõ từ bước vì là âm đóng hát ở nốt cao g2 ở ô nhịp số 9 (btgy 3.4, pl VIII, tr. 117)…
giọng nữ cao trong vở Nguyễn Trãi ở Đông quan cần phải được thể hiện bằng kỹ thuật hát liền giọng (pl X, tr.318).
Người hát cần biết kết hợp giữa kỹ thuật hát liền giọng và sự mượt mà, duyên dáng của giai điệu dân ca Bắc Bộ Cây trúc xinh; chú ý những chỗ nhấn, rung, lượn giọng ở những âm đệm trong làn điệu dân ca Bắc Bộ như: í a, ối a, là, tình (trong tình tang, tình tính tang) ... kết hợp với âm hưởng vui tươi, rộn ràng trong giai điệu bài Tứ quí chèo của hợp xướng nữ. Trong đoạn này, có sử dụng kỹ thuật hát hơi ngoài sau các từ đệm: i, í i, a... (nhằm tạo ra âm thanh lanh lảnh và tạo vang sau những chữ bằng nguyên âm) [34, tr. 49]. Như vậy sẽ thể hiện nội dung của nhân vật chính (cô Trúc) trong bối cảnh là chợ hoa ngày Tết với sự có mặt của cô Trúc và những cô gái khác (btgy 3.6, pl VIII, tr.117).
Trong aria của đào Xuân, số 6, hồi 1, cảnh 1, vở Nguyễn Trãi ở Đông
quan (pl X, tr. 324), các kỹ thuật hát được sử dụng đan xen nhau khá đa dạng.
Ở đoạn đầu tác phẩm là giọng nữ chính (đào Xuân) cùng hợp xướng nam theo lối xướng- xô, âm hưởng và tiết tấu là nhịp điệu chèo đò (dân ca Bắc Bộ); sử dụng kỹ thuật hát liền giọng với giai điệu mượt, man mác buồn, thể thơ lục bát, âm hưởng bài dân ca Lý lu là.
Phần 2 của aria mang đậm chất ca trù từ tiết tấu đến lối tiến hành giai điệu, lời theo thể thơ dân gian song thất lục bát.
Với giai điệu này, người hát vừa sử dụng kỹ thuật hát liền giọng để đáp ứng tính chất uyển chuyển, mượt mà trong sáng của giai điệu, vừa kết hợp với cách hát hơi gằn trong cổ họng để nẩy ở những âm đệm như: ư; ư
ừ; ư hừ... để có thể tăng độ vang, rền, liền hơi như trong lối hát ca trù, vừa
phải giải quyết các từ ngắn với âm đóng như: nước; hát; nhắc và câu hát:
nước chảy tình chung mặc nước với nốt cao (g2) (btgy 3.7, pl VIII, tr.117). Số 18, hồi 2, cảnh 2, vở Nguyễn Trãi ở Đông quan (pl X, tr. 331), có sử dụng kỹ thuật hát liền giọng với giai điệu biến tấu từ bài Hát ru, dân ca Bắc Bộ, âm hưởng ca trù ở câu vỉa - mở. Phần tiếp theo của aria mang đậm chất ca trù với tiết tấu đảo phách và lối tiến hành quãng đặc trưng. Lời ca viết theo thể thơ dân gian với các âm đệm như: ư, ừ, ư hư, hừ... trong lối hát ca trù. Cần thể hiện câu hát dài với kỹ thuật hát liền giọng, hai câu khó hát nhất trong bài là: Say sưa là sưa chén rượu ơ...ơ, gừng cay là cay muối mặn ơ..ơ... và những từ hát ở nốt cao với âm đóng khó hát như: chén; ớt; muối... (btgy 3.8, pl VIII, tr.117).
Lời hát trong các tiết mục kể trên có nhiều âm đóng, những từ đệm như: í
a, ư, ừ, ư hừ, ớ ơ, hời, i à, ru hời trong các tiết mục này làm cho người nghe
dễ liên tưởng đến âm điệu của các làn điệu dân ca. Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Lan:
... Độ mở của nguyên âm trong tiếng Việt còn liên quan đến "tròn vành rõ chữ". Mở thanh tạo vang cho câu hát. Nghệ nhân hát Dân ca, Ca trù, Kịch hát truyền thống... nói chung luôn tìm cách giữ trường độ vang phù hợp với quy luật tạo âm của tiếng Việt. Và để cho vang rền cho chữ, cho câu hát, các
nghệ nhân đã tìm cách thay thế, bổ sung bằng các âm đệm lót tương ứng đứng sau từ chính như a, i, ư, u, ơi... [34, tr 69].
Mặt khác, những đoạn mang âm hưởng dân ca, ca trù, chèo, tuồng... có thể mang tính tương đồng và hỗ trợ tích cực trong vấn đề hát mở (mở âm, mở thanh) của kỹ thuật bel canto. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Lan chia sẻ thêm:
… Ngoài ra, nghệ nhân còn tạo ra nhiều kỹ thuật hát đặc biệt như hát nảy (vang, rền, nền, nảy). Những kỹ thuật này có trong Quan họ, Ca trù, Chèo và Tuồng; tuy nhiên mức độ, vị trí sử dụng của chúng khác nhau, đem lại những giá trị nghệ thuật và xúc cảm, thẩm mỹ khác nhau cho từng loại hình. [34, tr
69].
Như vậy, với những âm đóng, cũng như lối hát truyền thống, các nghệ nhân sử dụng nguyên âm đệm đứng sau từ hoặc sau câu hát, như ví dụ trên, các NS đã tận dụng cách này với từ: giếng (ư) (đầu câu nhạc), mát (ư ừ hừ)... Điều này có thể được ứng dụng với những chỗ NS không ghi chú, nhưng qua thể hiện, người nghệ sĩ cần sáng tạo để vừa có thể thể hiện được đặc điểm âm nhạc dân tộc của giai điệu âm nhạc, vừa kết hợp sử dụng kỹ thuật bel canto một cách hài hòa, triệt để nhất.
Trong một số giai điệu mang âm hưởng dân ca vùng núi phía Bắc... kỹ thuật hát nói, kỹ thuật hát liền giọng luôn được sử dụng kết hợp để thể hiện. Aria của Sao, số 2, màn 1, vở Cô Sao (pl X, tr. 9), giai điệu sử dụng kỹ thuật hát nói và kỹ thuật hát liền giọng. Tính chất trữ tình của giai điệu, đồng thời được xây dựng kết hợp sử dụng nhiều quãng 4, quãng 5 và thang 5 âm của dân ca vùng núi phía Bắc, thể hiện cách phát âm của người dân tộc. Để thể hiện tiết mục này, người hát cần lưu ý khi hát những âm đóng, âm ngắn ở nốt cao a2 như: biết nói (ô nhịp 10); nước suối (ô nhịp 20); tiếng nói (ô nhịp 20);
oan trái (ô nhịp 37)... cách nhả những âm đệm trong ca hát truyền thống như: i, ư, ơ...; giải quyết giai điệu với quãng nghịch (quãng 7) hát với âm đóng t, i,
ơi!; rừng ơi!; trời ơi!, và những câu hát nói (recitative) đầy oán giận, đau
thương của Sao với nhiều cung bậc cảm xúc như: Ma cà rồng; ai vu oan cho
ta? không, không...; ta hay là ma (btgy 3.9, pl VIII, tr.117).
Như đã phân tích ở mục 2.1., NS Đỗ Nhuận đã khéo léo xây dựng cho mỗi nhân vật trong vở Người tạc tượng một chủ đề riêng, chủ đề “nước” dành cho nhân vật giọng nữ cao chính - H’Nuôn (cùng với các chủ đề khác như chủ đề “đá” đại diện cho vai chính giọng Nam trung Thạch Sơn, chủ đề “lửa” của Già Aêpông), tượng trưng cho tình yêu và quê hương (vd 2.5). Chủ đề “nước” xuất hiện xuyên suốt trong vở diễn qua: khúc mở màn, số 3, 4, màn 1; 18, 18b màn 2; 24, 25, 29, màn 3, mỗi lần chủ đề xuất hiện không giống nhau, kết hợp với các kỹ thuật hát khác nhau, thể hiện những tình huống kịch khác nhau, diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật H'Nuôn.
Số 18, màn 2, vở Người tạc tượng (pl X, tr. 277) là bản aria khá đặc sắc của nhân vật H'Nuôn, giai điệu đẹp và đậm chất dân ca Tây Nguyên. Thể hiện giai điệu mang âm hưởng dân ca Ê Đê, tiết mục này có sử dụng kỹ thuật hát lướt nhanh và hát luyến láy nhanh gần như cả tác phẩm. Người hát cần có cột hơi vững vàng, chuẩn xác khi hát những câu hát dài, lướt nhanh từ nốt thấp lên nốt cao và ngược lại, ở các ô nhịp: 6, 21, 25, 26, 29, 31, 32, 34, 35, 38... cần hát rõ những nốt cao ở a2, phải hát nhanh với các âm đóng như: bóng,
đắng, hỡi ở các ô nhịp 14, 43, 45; cụm từ "ngậm đắng nuốt cay, tay đau ruột