Khảo sát cách dạy tri thức LLVH của GV

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của đề tài

1.2.2 Khảo sát cách dạy tri thức LLVH của GV

Chúng tôi khảo sát cách dạy những tri thức LLVH của GV ở THPT để có cái nhìn khoa học hơn khi đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học như mục tiêu đã đặt ra.

- Đối tượng khảo sát là GV đang trực tiếp dạy Ngữ văn một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá :

+ Trường THPT Quảng Xương 3 + Trường THPT Quảng Xương 4

+ Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

+ Trường THPT Đào Duy Từ, thành phố Thanh Hóa + Trường THPT Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

- Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi tiến hành khảo sát qua hình thức dự giờ, nghiên cứu giáo án.

Qua thực tế khảo sát ở các đối tượng GV và HS, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1.2.2.1. Ưu điểm

- Phần đông số GV giảng dạy Ngữ văn THPT đều ý thức được vai trò của tri thức LLVH, trong đó có tri thức về tác phẩm trữ tình đối với việc

khám phá, phân tích tác phẩm văn học. Nội dung dạy học những tiết học này đều bám sát phân phối CT của Bộ giáo dục và đào tạo, SGK. Đây cũng chính là vấn đề đã được GV ý thức một cách đúng đắn về vai trò của tri thức LLVH đối với việc tiếp cận tác phẩm theo định hướng thể loại: “Làm gì có chuyện đối lập giữa hiểu và cảm, giữa hiểu biết lý luận và tình cảm thẩm mỹ. Trình độ am hiểu LLVH chỉ tăng cường hỗ trợ cho khả năng cảm thụ thẩm mỹ mà thôi. Nhấn mạnh khả năng thưởng thức mà coi nhẹ nâng cao trình độ LLVH chính là vô tình duy trì trình độ của HS ở mức thấp nhất của kiến thức” [27; tr.198].

- Tri thức LLVH, được hiểu “kiến thức siêu kiến thức” [27; tr.198], cũng đã được GV ở THPT giảng dạy theo hướng gắn tri thức trừu tượng, khái quát với thực hành: “việc hình thành kiến thức LLVH xuất phát từ việc học các bài văn, bài thơ, tác phẩm, tác giả, sự kiện văn học…” [27 ; tr. 220].

- Tri thức LLVH được GV ở THPT giảng dạy theo phương pháp đặc thù của môn học. Đó là con đường diễn dịch, tức là bắt đầu là khái niệm, sau đó, GV dùng dẫn chứng để chứng minh.

Ví dụ :

Bài “Phong cách nghệ thuật” có hai nội dung: khái niệm phong cách nghệ thuật những biểu hiện của phong cách nghệ thuật. Khái niệm phong cách nghệ thuật được hình thành từ các ý sau:

+ Đó là cái độc đáo, biểu hiện sự trưởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của một số cá nhân nhà văn.

+ Phong cách nghệ thuật được nảy sinh do chính nhu cầu của cuộc sống.

+ Là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn của cá nhân người sáng tạo.

Mỗi nội dung trên đều được GV dùng dẫn chứng để chứng minh cụ thể, nhằm cụ thể hóa khái niệm phong cách nghệ thuật.

- Các đề bài Làm văn định kì theo phân phối chương trình đã hướng đến những tri thức LLVH. Đây cũng là xu hướng đổi mới ra đề, tích hợp nhiều tri thức, kĩ năng trong bài làm văn của HS.

Ví dụ:

Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc được thể hiện qua bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh).

1.2.2.2. Nhược điểm

- Nhận thức về vai trò của tri thức LLVH ở GV phần lớn còn mơ hồ, chung chung, thiên về hướng vận dụng để dạy học đọc hiểu văn bản. Phần lớn GV dạy học Ngữ văn cho rằng tri thức LLVH không trực tiếp phục vụ cho việc đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay. Đó là hướng tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra về khả năng vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn nghị luận của HS đối với GV nhìn chung còn sơ sài.

- Trong quá trình hướng dẫn HS vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn, phần lớn GV đều chưa nhấn mạnh được vai trò của loại tri thức này. Việc dạy học tri thức LLVH (những tiết học đã nêu ở phần trên) chưa có sự gắn kết với phần Làm văn.

- Vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn nghị luận không chỉ đơn thuần là sự am hiểu nội dung, vai trò của nó mà quan trọng hơn là hình thành được quy trình vận dụng, cách thức vận dụng sao cho phù hợp, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của từng đề văn. Đây chính là khâu yếu nhất của GV hiện nay. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng tuyệt đối hóa, cô lập hóa mối quan hệ giữa các phân môn trong CT Ngữ văn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)