Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 33 - 34)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Tổ chức vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12 trước hết cần phải hướng đến mục tiêu mà đề bài yêu cầu. Vì vậy, việc vận dụng tri thức lý luận LLVH trong mỗi bài văn của HS cần phải dựa vào yêu cầu cụ thể của mỗi đề văn. Mỗi một đề văn có những yêu cầu về tri thức, về kỹ năng khác nhau, đòi hỏi việc vận dụng tri thức LLVH cũng khác nhau. Đó có thể là tri thức về phương pháp sáng tác, về phong cách tác giả, về tiếp nhận văn học, về cảm hứng, về nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình,… Có những đề bài phải huy động vốn tri thức LLVH một cách trực tiếp, cũng có những đề bài yêu cầu sự vận dụng tri thức LLVH một cách gián tiếp. Vấn đề là HS cần xác định đúng đắn mục tiêu của đề văn, mục tiêu của sự vận dụng tri thức LLVH để lựa chọn cách thức diễn đạt, các thao tác lập luận phù hợp.

Nhìn chung, nguyên tắc tổ chức vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học của HS cần hướng đến các mục tiêu chính sau:

- Mục tiêu về kiến thức:

Mục tiêu này đòi hỏi HS phải xác định rõ ràng, chính xác tri thức LLVH cần vận dụng trong bài văn là gì? Đó có thể là tri thức về phong cách văn học, về giá trị tiếp nhận hay kiến thức về thể loại tác phẩm.

- Mục tiêu về kỹ năng:

Mục tiêu này được hiểu khá linh hoạt. Bởi, những kỹ năng mà HS cần rèn luyện trong bài văn tương đối rộng. Đó là kỹ năng lập luận, khả năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn; kỹ năng diễn đạt; kỹ năng hoàn chỉnh bài viết; kỹ năng kiểm tra - đánh giá…

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 33 - 34)