Kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 65 - 69)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3. Kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về

nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Nói đến kiểm tra, đánh giá trong tạo lập văn bản (đánh giá kĩ năng viết) của HS ở THPT, dù ở kiểu văn bản nào cũng phải dựa trên 4 tiêu chí: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, kết quả đánh giá. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ của HS lớp 12 cũng phải dựa trên các tiêu chí này.

Vì vậy, để vận dụng được tri thức LLVH trong bài văn của HS đạt hiệu quả, GV cần chú trọng tới các cần chú ý đặc biệt tới các nội dung sau: cách ra đề, cách lập đáp án, đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá.

2.2.3.1. Cách ra đề

HS ở cấp THPT, do sự phát triển của nhận thức và tư duy đã có thể tạo lập được các văn bản theo những phương thức khác nhau, đặc biệt là có thể viết được các bài văn nghị luận hoặc xã hội, nếu được những quan điểm riêng của mình về các vấn đề của đời sống, hoặc văn học một cách thuyết phục. Cũng vì thế, việc vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ không còn là dạng bài khó với HS. Tuy nhiên, cách ra đề và đáp án “đóng”, cùng với việc coi trọng kiến thức văn học chưa tạo điều kiện để HS phát biểu những suy nghĩ riêng của mình, chưa thực sự tạo tình huống ,điều kiện để phát huy sự sáng tạo, huy động tri thức đã học nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Theo định hướng của Bộ giáo dục và Đào tạo, “cần đổi mới cách ra đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn). Đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí nhiều câu trả lời… Trong quá trình làm bài, HS cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân…) để giải quyết vấn đề mà đề bài đặt ra”[8; tr 101]

Vì vậy, vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là phù hợp với yêu cầu thực tiễn dạy học hiện nay.

Để hướng tới mục tiêu trên, việc đánh giá kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần chú trọng cách ra đề Làm văn. Tích hợp tri thức Đọc hiểu về tác giả, tác phẩm với tri thức LLVH là yêu cầu đầu tiên đặt ra của việc ra đề. Đó là các tri thức mà đề tài đã đề cập đến ở chương 2, trong đó đặc biệt là tri thức về thể loại trữ tình, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, nhịp thơ, câu thơ, đoạn thơ, bài thơ, tứ thơ.

Ví dụ:

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, tr. 155) Một yêu cầu quan trọng trong cách ra đề nhằm đáp ứng mục tiêu mà đề tài đặt ra là tạo ra hướng mở trong cách trả lời, cách viết của HS. Nếu mệnh đề của đề bài chỉ dừng lại ở yêu cầu “cảm nhận” về đoạn thơ, HS có thể viết theo hướng tùy hứng. Nhưng khi thêm vào đó yêu cầu “vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ”, HS sẽ buộc phải huy động nhiều tri thức,

lựa chọn nhiều cách thức làm bài hơn. Vì thế, các kĩ năng của HS cũng sẽ được rèn luyện có mục tiêu, có chiều sâu hơn.

2.2.3.2. Cách lập đáp án

Với cách ra đề như trên, đáp án chắc chắn sẽ không thể áp đặt một nội dung trả lời nêu, dự kiến được các phương án, đồng thời nêu được những yêu cầu về kĩ năng làm bài HS, khuyến khích HS sử dụng nhiều thao tác, nhiều kĩ năng khác nhau trong giải quyết vấn đề. Đáp án cũng sẽ khuyên khích HS nêu những quan điểm của riêng mình trước tình huống đặt ra trong đề bài, miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại với những chuản mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách thuyết phục, hợp lý, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.

Với yêu cầu trên, việc lập đáp án với những đề văn vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ không nên sa vào chi tiết, vụn vặt, chú trọng tới sự tích hợp tri thức về bài thơ, đoạn thơ với tri thức LLVH; chú trọng tới các thao tác làm bài.

2.2.3.3. Các yêu cầu khi đánh giá kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

* Yêu cầu chung về nội dung:

- Đề xuất và chọn lựa được ý tưởng trong bài nghị luận; trình bày phù hợp

- Lập dàn ý, đặt ra mục tiêu cho từng phần trong bài viết; chú ý đến các loại tri thức LLVH trong bài làm.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn tài liệu phù hợp với mục đích của đề bài - Tổ chức, thực hiện các ý trong bài viết mạch lạc, chặt chẽ.

* Yêu cầu ở cấp độ văn bản:

- Tổ chức các ý và quan điểm phù hợp với phương thức tạo lập văn bản. Ở đây, chúng tôi đề cập đến phương thức nghị luận, tức là chú trọng đến cách thức bàn bạc, giải quyết vấn đề.

- Sắp xếp các ý, các tri thức LLVH, các ví dụ chứng minh cho các nội dung chính của bài viết sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Đó có thể là một ý kiến bàn về tác phẩm thơ, hoặc, một đoạn thơ, một bài thơ, thậm chí là một tứ thơ.

- Tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các phần trong bài văn bằng cách lựa chọn mô hình tổ chức, bố cục phù hợp với mục đích giao tiếp và văn hóa giao tiếp (theo trình tự thời gian, theo thứ tự ưu tiên, theo quan hệ logic giữa các nội dung tri thức LLVHtrong bài, theo quan hệ nhân quả hoặc quan hệ so sánh, đối lập…); sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp giúp người viết theo dõi được sự phát triển của các ý tưởng và mạch lập luận trong bài viết. * Yêu cầu ở cấp độ đoạn văn:

- Sử dụng một câu chủ đề giới thiệu ý chính cho đoạn văn. Trên cơ sở đó, người viết cũng chọn lựa cách viết các đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, phối hợp diễn dịch và quy nạp…), cách lập luận trong đoạn văn.

- Sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp để chỉ ra mối quan hệ giữa các câu, các đoạn khác nhau và giữa các ý chính trong một đoạn, thể hiện chức năng của một đoạn văn trong mối liên quan với các phần của văn bản.

- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả với mục đích của đoạn văn; thuyết phục người đọc bằng cách lựa chọn các kiểu câu, các biện pháp tu từ… đảm bảo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức LLVH với các tri thức khác trong bài làm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã tập trung xây dựng các biện pháp, cách thức vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ của HS lớp 12 trên các nội dung sau: các nguyên tắc xác định các biện pháp, cách thức vận dụng tri thức LLVH; lựa chọn, xây dựng các biện pháp vận dụng tri thức LLVH. Chúng tôi cũng đặc biệt chú ý đến việc cung cấp hệ thống tri thức LLVH cũng như quy trình vận dụng hệ thống tri thức LLVH qua các bước, các thao tác cụ thể.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 65 - 69)