Các bước rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 47 - 65)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Các bước rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị

văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Khác với các bài viết tự do, bài văn nghị luận trong nhà trường cần phải đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ do đề bài đặt ra. Vì vậy, trong quá trình làm bài nghị luận văn học, việc nhận dạng, tìm hiểu cốt lõi của vấn đề đặt ra và nắm bắt yêu cầu về nội dung (đề tài nghị luận, mục đích và nội dung nghị luận), về hình thức nghị luận (kiểu bài) là công việc quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công của bài văn. Điều đó sẽ tránh được sự lạc đề, xa đề, viết lan man đồng thời cũng dự kiến được những tri thức cần sử dụng trong bài làm. Tri thức trong bài nghị luận văn học được hiểu khá rộng: tri thức về tác giả, về tác phẩm, về đời sống, trong đó có tri thức LLVH.

Đề văn nghị luận văn học là loại đề yêu cầu người viết bàn bạc, phân tích một vấn đề, một hiện tượng văn học. Đối với đề nghị luận văn học hiện nay ở trường phổ thông, yêu cầu của đề không phải là sự kiểm tra những tri thức LLVH thuần túy bởi như thế là quá sức với HS. Tuy nhiên, những tri thức về tác phẩm văn học luôn gắn liền với những vấn đề LLVH. Vì vậy, việc tìm hiểu đề, định hướng cho bài viết, dự kiến những tri thức LLVH cần sử dụng là công đoạn quan trọng trong toàn bộ quy trình làm bài. Nhìn chung, đó là một quy trình gồm các bước sau:

2.2.2.1. Tìm hiểu, phân tích yêu cầu của đề bài và tri thức LLVH cần vận dụng

Tìm hiểu đề, phân tích yêu cầu của đề bài liên quan trực tiếp đến việc nhận diện đề. Nếu đọc đề là công đoạn có tính trực giác, cảm tính thì việc nhận diện đề văn lại mang tính khoa học, kiểm nghiệm lại một lần nữa nhận thức ban đầu. Nhận diện đề thường bắt đầu bằng việc phân tích cấu tạo của đề, nội dung đề bài yêu cầu, giới hạn đề, phương pháp làm bài…

Nhìn chung, đề văn nghị luận văn học ở trường THPT hiện nay khá linh hoạt. Các vấn đề liên quan đến văn học cũng tương đối phong phú, đa dạng.

Điều đó khắc phục được tình trạng khuôn mẫu, gò bó trong cách làm bài của HS, phát huy được năng lực của các em. Mặc dù vậy, dù có linh hoạt, sáng tạo đến bao nhiêu thì đề văn nghị luận vẫn có một khuôn hình chung, với hai dạng chính:

- Đề nổi (đề trực tiếp), gồm hai gộ phận. Bộ phận A chứa đựng những dữ kiện: lời dẫn giải, giới thiệu hay xuất xứ của một đoạn trích. Bộ phận B chứa đựng những vấn đề mà đề bài yêu cầu phải thực hiện: nội dung, phương thức biểu đạt, giới hạn phạm vi, mức độ giải quyết vấn đề.

Ví dụ:

Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường của con người.

Từ việc phân tích tình huống trong truyện Vợ nhặt, anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên.

( Đề thi môn Ngữ văn THPT năm học 2016)

Đề văn trên gồm hai bộ phận. Bộ phận A chứa đựng các dữ kiện liên quan đến tác phẩm “Vợ nhặt” . Đó là phần thông tin về tác giả, tác phẩm, tình huống trong tác phẩm. Bộ phận B chứa các vấn đề liên quan đến yêu cầu cảu đề bài: làm rõ ý kiến (tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường của con người) qua việc phân tích tình huống.

- Đề chìm (đề gián tiếp) có đặc điểm là một trong hai bộ phận cấu thành của đề không nêu trong đề. Yêu cầu về nội dung, phương hướng và cách giải quyết vấn đề thường ẩn đi. Với những dạng đề như thế, HS cần đọc kĩ đề, xác định cách thức làm bài hợp lý. Tuy không bị giới hạn cụ thể như dạng đề nổi nhưng dạng đề này thường khó hơn, yêu cầu kiến thức tổng hợp cao hơn, kĩ năng làm bài cũng khó hơn. Dạng đề này hiện nay khá phổ biến ở trường THPT hiện nay.

Ví dụ: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Hoặc:

Vẻ đẹp của hình tượng Lorca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.

2.2.2.2. Tìm hiểu từ ngữ, xác định mối quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu, giữa các câu trong đề

Muốn hiểu được đúng yêu cầu của đề bài, điều quan trọng là người viết phải chú ý đến cấu tạo bên trong của mệnh đề, tìm hiểu ý nghĩa của từng từ ngữ, từng vế câu, phân tích quan hệ lôgic của các vế câu. Vì thế, GV cần hướng dẫn cho HS chú ý các kiểu câu được sử dụng trong mệnh đề. Bởi, nếu mệnh đề là một câu ghép đẳng lập thì có nghĩa, vấn đề cần triển khai trong từng vế của mệnh đề ngang hàng, bình đẳng nhau. Nhưng, mệnh đề là một câu ghép chính phụ thì trọng tâm của đề sẽ dồn ở vế chính (Thông thường, vế chính trong câu ghép chính phụ thường đứng ở phía sau). Đó là các kiểu câu có quan hệ từ: nếu… thì, không những… mà còn, tuy… nhưng... Cũng có khi, các mối quan hệ này được thể hiện bằng trật tự trước - sau giữa các vế câu. Gặp trường hợp này, cần căn cứ vào nội dung logic của toàn bộ câu (hoặc chuỗi câu) để suy luận, phân tích yêu cầu của đề bài.

Ví dụ:

Câu 3a, đề thi Đại học, Cao đẳng khố C năm 2013, theo chương trình Chuẩn:

Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thưở trước, lại có ý kiến cho rằng, hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính kháng chiến chống Pháp.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh / chị hãy bình luận ý kiến trên.

Đề bài trên có hai mệnh đề, thực chất là hai ý kiến cùng nhận xét về người lính Tây Tiến. Ở đây, cần chú ý đến các từ ngữ: tráng sĩ thưở trước

vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai mệnh đề này không đối lập nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau để giúp người đọc hiểu rõ hơn cách xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà thơ. Các từ ngữ Hán Việt (áo bào, viễn xứ, độc hành… ) gợi lên trong lòng người đọc vẻ đẹp của tráng sĩ thưở trước. Đó là vẻ đẹp kiêu hùng, gợi dấu ấn về Kinh Kha, về người chinh phu với “áo bào đỏ thắm”, “quyết dứt áo ra đi, ra đi không hẹn ngày về, ra đi không vướng thê nhi”. Nhưng, hình ảnh của người lính Tây Tiến trong bài thơ lại mang đạm dấu ấn về anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp: khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp của lý tưởng: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

2.2.2.3. Xác định phạm vi tri thức cần sử dụng trong bài làm

Tùy vào từng yêu cầu của đề văn nghị luận mà lượng tri thức người viết cần sử dụng trong bài làm sẽ có những quy mô khác nhau. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ chú ý đến những đề văn cần sử dụng những tri thức LLVH. Tuy nhiên, tri thức LLVH luôn gắn liền với tri thức về văn học, tri thức về kiểu bài nghị luận. Điều quan trọng là người viết cần xác định cụ thể, chính xác các câu hỏi sau:

+ Tri thức chính trong bài làm cần sử dụng là loại tri thức gì? (Có thể là tri thức về tác giả, về tác phẩm, về giai đoạn văn học…).

+ Tri thức hỗ trợ, tri thức liên văn bản trong đề bài là gì?

+ Tri thức LLVH cần sử dụng trong bài viết là gì? (Có thể là về thể loại, về phong cách nghệ thuật, về giá tri văn học…).

Ví dụ:

Trong đề bài trên, nội dung tri thức chủ đạo trong bài làm của HS là bài thơ Tây Tiến, trong đó đặc biệt là vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. HS cần hiểu được hoàn cảnh ra đời bài thơ, cấu trúc bài thơ, sự vận động của hình tượng thơ, mối quan hệ giữa hình tượng người lính trong bài thơ với hình tượng người lính trong một số bài thơ cùng thời.

Cụ thể là:

- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Tây Tiến - tên bài thơ đồng thời cũng là tên một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối với với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía Tây Thanh Hóa. Chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, trí thức (như Quang Dũng). Họ chiến đấu trong hàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất vui và chiến đấu rất dũng cảm với lý tưởng cao đẹp “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Nhớ về đơn vị cũ, nhớ về một thời Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này (lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô” (1981).

- Nội dung - cảm xúc xúc chủ đạo: Bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa qua bút pháp lãng mạn với những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Quang Dũng. Qua đó khơi dậy ở thế hệ trẻ hôm nay niềm tự hào về tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Bố cục bài thơ:

+ Đoạn 1 (14 câu đầu): Qua nỗi nhớ của tác giả, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.

+ Đoạn 2 (8 câu tiếp theo, từ câu 15 đến câu 22): Những kỹ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng, mĩ lệ của núi rừng.

+ Đoạn 3 (8 câu tiếp theo, từ câu 23 đến câu 30): Khắc họa bức chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.

+ Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhà thơ phải xa đơn vị, nhưng vẫn gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

- Hình tượng thơ vận động theo mạch cảm xúc của bài thơ. Phần đầu là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, với dốc cao, vực thảm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” . Trên cái nền của thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ ấy, người lính Tây Tiến được hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, khoáng đạt. Nhưng đến đoạn thơ thứ hai, nha thơ mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên trong trẻo, đầy chất thơ của núi rừng Tây Bắc trong một đêm hội đuốc hoa và một buổi chiều mờ sương. Ở đó, người lính được hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, đầy chất thơ. Để rồi đến đoạn thơ thứ ba, người lính Tây Tiến mới hiện diện trực tiếp với vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng…

- Kiến thức hỗ trợ, kiến thức lên văn bản mà HS sử dụng trong bài thơ là hình tượng người lính trong một số bài thơ khác: “Nhớ” (Hồng Nguyên),

“Đồng chí” (Chính Hữu), “Cá nước” (Tố Hữu)…

Tuy nhiên, bên cạnh kiến thức chính này, HS còn phải có những hiểu biết tối thiểu về: hình tượng thơ, vẻ đẹp lãng mạn. Đây chính là những tri thức lý luận làm nền tảng để bài làm của các em có độ sâu, có sức thuyết phục. Điều đó phục vụ trực tiếp cho mệnh đề thứ hai trong đề bài: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính kháng chiến chống Pháp.

Có thể thấy, xuyên suốt bài thơ là hai hình tượng thơ tiêu biểu: hình tượng núi rừng Tây Bắc, gắn liền với những chặng đường hành quân hào hùng của người lính Tây Tiến và hình tượng người lính Tây Tiến. Đề bài yêu cầu HS phân tích hình tượng người lính Tây Tiến. Tuy nhiên, hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ không còn là hình tượng cụ thể của một cá nhân. Đây là hình tượng tập thể người lính Tây Tiến. Bức tượng đài trong bài thơ không phải là bức tượng đài của một cá nhân mà là bức tượng đài tập thể. Ở đó, có thần thái, có dáng dấp của một cá nhân nhưng về cơ bản là thần thái của một đoàn quân. Điều này phù hợp với đặc điểm của hình tượng thơ: vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát.

Hình tượng người lính Tây Tiến lại được xây dựng bởi vẻ đẹp lãng mạn. vẻ đẹp lãng mạn hay cảm hứng lãng mạn “đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường, độc đáo, vượt lên trên những cái tầm thường, quen thuộc của cuộc sống hàng ngày. Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ của tượng tượng, liên tưởng. Cảm hứng lãng mạn cũng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ”[41, tr.71]. Đây chính là những đặc điểm chủ yếu của vẻ đẹp lãng mạn, là tri thức LLVH cần thiết, làm nền tảng để HS giải quyết tốt các yêu cầu của đề bài, bên cạnh tri thức về văn bản, về tạo lập văn bản, về tiếng Việt cần có trong một bài văn.

2.2.2.4. Lập dàn ý, xác định thời điểm vận dụng tri thức LLVH

a. Lập đàn ý

Lập dàn ý là kỹ năng bắt buộc đối với việc dạy học Làm văn ở tất cả các cấp. Đối với bài văn nghị luận văn học, lập dàn ý được cụ thể hóa qua các bước sau:

- Xác định các ý lớn của bài viết - Triển khai các ý lớn thành các ý nhỏ

Mỗi ý lớn trong bài văn nghị luận thường được triển khai thành các ý nhỏ. Đến lượt mình, các ý nhỏ lại được triển khai thành các ý nhỏ hơn. Như vậy, tùy thuộc vào từng đề văn nghị luận, bài văn có thể gồm ít hay nhiều ý nhỏ.

Việc xác lập các ý lớn, ý nhỏ trong dàn ý phải tuân thủ một số yêu cầu: - Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm - Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn; cần trình bày ý theo một trình tự hợp lý.

- Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý với yêu cầu của đề bài. Ví dụ:

Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo viết:

đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa vào cô gái di gan vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.165) Đoạn thơ trên đã gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về điều tác giả muốn bộc lộ qua hình tượng Lor-ca với cây đàn ghi ta?

1. Đặt vấn đề

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

+ Là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Mạch cảm hứng trong thơ ông thường hướng đến những vẻ đẹp tinh thần của con người: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí, nhân cách sáng ngời dù số phận có thể ngang trái như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê- nhin, Lor- ca...

+ Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những bài thơ thể hiện được phong cách nghệ thuật thơ ông, đặc biệt là lối thơ giàu nhạc tính, lạ hóa, trong đó có mối tương quan giữa người nghệ sĩ và cây đàn.

- Giới thiệu về đoạn thơ: Đây là đoạn thơ nằm ở phần cuối của bài thơ, những quan niệm riêng của nhà thơ về bản chất của hành trình sáng tạo, về ý

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)