7. Bố cục của đề tài
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm
GV sẽ thảo luận một số tri thức LLVH liên quan trực tiếp đến CT, SGK Ngữ văn 12; những thao tác lập luận thường sử dụng trong bài văn nghị luận. Đó là các vấn đề về thể loại văn học, về nhân vật trữ tình, chi tiết, về ngôn ngữ thơ… Việc thảo luận các nội dung này giúp GV có cơ sở để lựa chọn cách thức, thời điểm vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ của CT Ngữ văn 12.
Bước chuẩn bị có ý nghĩa quan trọng, giúp GV nắm vững mục tiêu của việc nâng cao chất lượng dạy học kiểu bài này và dự kiến những tình huống sư phạm sẽ xảy ra.
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm
- GV tiến hành hoạt động dạy theo giáo án đã được thiết kế, theo phân phối CT của BGD và ĐT. Các giáo án mà GV thực hiện theo sự hướng dẫn của chúng tôi bao gồm các tiết :
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Ngữ văn lớp 12 - Chương trình chuẩn, tập 1)
- Bài viết số 5
- Những nội dung dạy học này được tiến hành theo quy trình chung của một giờ Làm văn, trong đó GV hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức LLVH qua các hoạt động, hướng tới mục tiêu rèn kỹ năng. Giáo án cũng được thiết kể và tổ chức thực hiện theo hướng vận dụng tri thức LLVH với các thao tác, các bước cụ thể mà chương 2 đã nêu.
Bước 3: Xử lý kết quả thực nghiệm
- Chấm bài kiểm tra, phân loại, đánh giá kết quả bài làm HS để thấy được khả năng vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn của HS.
- Thống kê, so sánh và rút ra kết quả của việc áp dụng các giải pháp mà chương 2 của đề tài đã đề xuất. Sự thống kê số điểm ở bài làm của HS được dựa trên tiêu chí: điểm giỏi (từ điểm 8 trở lên), điểm khá (điểm 7), điểm TB (từ 5- 6 điểm), điểm yếu (từ 4 điểm trở xuống). Đây là tiêu chí đánh giá chất lượng bài làm của HS đang được sử dụng ở trường THPT. Sau khi thống kê, chúng tôi sẽ lập bảng để so sánh điểm ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Trên cơ sở của bảng so sánh điểm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành nhận xét, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm.