Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 72 - 85)

7. Bố cục của đề tài

3.5.1. Giáo án thực nghiệm

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng, chúng tôi thiết kế một số giáo án nhằm cụ thể hóa nội dung, phương pháp dạy học Làm văn và LLVH. Các nội dung lý thuyết được xây dựng theo hướng tích hợp tri thức LLVH và rèn kỹ năng làm văn. Mục tiêu của giờ dạy cũng được đặt ra khá cụ thể, rõ ràng, là kết quả sự vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay. Các giáo án đều có sự phân bậc các hoạt động, ứng với các đơn vị tri thức cần hình thành.

Cụ thể:

BÀI 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận.

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Vận dung các thao tác lập luận một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 12 - tập 1. - Bài tập Ngữ văn 12 - tập 1.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, …

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:Trình bày nội dung và yêu cầu làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?

2. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành thảo luận các yêu cầu:

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu đề 1, lập dàn ý + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu đề 2, lập ý - HS: Trình bày kết quả thảo luận đề 1 và đề 2

- Các học sinh nhóm khác có thể chỉnh sửa, bổ sung kiến thức.

- GV: Chỉnh sửa phần tìm hiểu đề và lập dàn ý đối với cả hai đề, chốt lại phần kiến thức đề, học sinh ghi bài.

Đề 1:

- Đề bài đưa ra vấn đề cần nghị luận là gì?

- Cần sử dụng thao tác lập luận nào cho bài nghị luận?

- Tri thức lí luận nào cần sử dụng cho đề bài này?

- Phạm vi tư liệu cần huy động để sử dụng cho đề bài này là gì?

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

I. Tìm hiểu đề - lập dàn ý

1. Đề 1: Phân tích bài thơ “Cảnh

khuya”.

a. Tìm hiểu đề:

- Nội dung nghị luận: Bài thơ Cảnh Khuya

- TTLL: Phân tích, chứng minh, bình luận.

- Tri thức LLVH: Phong cách nhà thơ, chi tiết, hình ảnh,...

- Phạm vi tư liệu: các bài thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (Của bác hoặc các nhà thơ khác). - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng

- Các giá trị của bài thơ: Nội dung? Nghệ thuật?

GV gợi ý: Hình ảnh thiên nhiên; con người. Tính cổ điển và tính hiện đại của bài thơ.

GV hướng dẫn cho HS lập dàn ý qua hình thức làm việc độc lập. Sau đó, GV gọi 1-2 HS trình bày dàn ý. GV nhận xét, rút ra kết luận

HS thảo luận dựa trên phần tìm hiểu đề và gợi ý lập dàn bài SGK HS trình bày, GV bổ sung.

chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

- Địa điểm là chiến khu Việt Bắc. Bác đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến.

* Nội dung:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên vào một đêm trăng ở chiến khu: hình ảnh đẹp và thơ mộng.

- Nổi bật giữa thiên nhiên là hình ảnh người chiến sĩ nặng lòng vì tổ quốc “lo nỗi nước nhà”.

- Sự hài hòa của người nghệ sĩ và chiến sĩ trong bài thơ.

* Nghệ thuật:

- Tính cổ điển: thể thơ Đường luật, hình ảnh thiên nhiên.

- Tính hiện đại: hình ảnh nhân vật trữ tình “lo nổi nước nhà”.

b. Lập dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

* Thân bài:

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Bức tranh thiên nhiên + Hình ảnh chủ thể trữ tình

Đề 2:

- Đề bài đưa ra vấn đề cần nghị luận là gì?

- Cần sử dụng thao tác lập luận nào cho bài nghị luận?

- Tri thức LLVH nào cần sử dụng cho đề bài này?

- Phạm vi tư liệu cần huy động để sử dụng cho đề bài này là gì?

- Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được mô tả như thế nào?

- Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ?

hiện đại

- Nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ

* Kết bài: Bài thơ thể hiện sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ của nhà thơ.

2. Đề 2: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

a. Tìm hiểu đề:

- Nội dung nghị luận: Đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc.

- Thao tác lập luận: Phân tích, Chứng minh, Bình luận.

- Tri thức LLVH: Phong cách nhà thơ, thể loại, hình tượng thơ, ngôn ngữ, biện pháp tu từ,...

- Phạm vi tư liệu:

Bài thơ Việt Bắc và các bài thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp.

* Nội dung: Khung cảnh chiến đấu sôi động, hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: dân công, bộ đội, binh chủng cơ giới.

- Niềm vui khi tin chiến thắng trăm miền liên tiếp báo về.

HS thảo luận dựa trên phần tìm hiểu đề và gợi ý lập dàn bài SGK Lập dàn ý cho đề bài. HS trình bày, GV bổ sung

- Từ VD hãy cho biết đối tượng, nội dung bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ. HS phát biểu.

giọng thơ, các biện pháp tu từ...

b. Lập dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ).

* Thân bài:

- 8 câu đầu: Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc.

- 4 câu sau: Nhớ lại niềm vui khi tin chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về.

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát mượt mà, điêu luyện, cách sử dụng tài tình hình ảnh, ngôn từ (từ láy, động từ, tính từ gợi tả, các phép tu từ, giọng thơ,...). - Đây là đoạn thơ hay, tiêu biểu của bài thơ. Nội dung và nghệ thuật đậm chất sử thi.

* Kết bài: Đoạn thơ thể hiện không khí cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể và sinh động.

II. Kết luận:

1. Đối tượng của bài nghị luận về thơ: đa dạng( một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ,...).

2. Nội dung của bài nghị luận về thơ: - Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn

GV tổng kết và gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK

GV hướng dẫn học sinh bài tập phần luyện tập.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn thơ....

- Nội dung:

+ Hình ảnh thiên nhiên: cảnh chiều đẹp nhưng buồn...

+ Tâm trạng nhớ quê của tác giả - Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ, âm điệu tứ thơ...

- Đánh giá chung về đoạn thơ. (Liên hệ hai câu thơ của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

thơ...

- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

* Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà.

IV. CỦNG CỐ: (2’) Đối tượng nghị luận của đoạn thơ, bài thơ. Cách làm bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.

V. DẶN DÒ: (2’) - Hoàn chỉnh bài tập. - Tìm hiểu đề và lập dàn ý đề bài:

Sao anh không về chơi thon Vĩ? ... Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử)

- Soạn “Tây Tiến”.

+ Tiểu sử tác giả? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? + Bố cục? Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc

BÀI 2: ĐỀ KIỂM TRA NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Thời gian: 90 phút

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- HS biết vận dụng những tri thức LLVH và kỹ năng đã học để viết được một bài văn nghị luận văn học, cụ thể là bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Biết tích hợp các tri thức về tác phẩm, về thao tác lập luận, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 12 - tập 1.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, …

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - Tổ chức viết bài: 2. Nội dung bài mới:

GV chọn một trong số các đề văn sau, gợi ý cách tìm hiểu đề, cách lập dàn ý, cách sử dụng các tri thức và kĩ năng làm văn:

Đề 1: Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Ở đó, nhân vật trữ tình thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Qua những khổ thơ sau, Anh (chị ) hãy làm sáng tỏ nhận định trên:

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam.

Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương

(Sóng - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr155-156)

Gợi ý đáp án

Nội dung Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b. Xác dịnh đúng vấn đề cần nghị luận:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó.

- Nhân vật trữ tình là một cách ẩn mình của tác giả khi không muốn biểu lộ trực tiếp. Nhân vật ấy có thể sẽ không có tên, không có tuổi, nhưng những dòng cảm xúc lại được thể hiện rất rõ nét, qua đó ta thấy đc quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ, cảm xúc hiện tại của nhà thơ - nhà văn.

- Nhân vật trữ tình có 3 loại: là hiện thân của tác giả, là nhân vật được tác giả sáng tạo ra hoặc chỉ nhận biết qua nỗi niềm cảm xúc.

1,0

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn

chứng.

d. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

+ Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Bài thơ được in ở tập Hoa dọc chiến hào (1968 ).

+ Đoạn thơ trích nằm ở phần giữa của bài thơ. Có thể xem đó là đoạn tiêu biểu của tác phẩm. Giống như toàn bài, ở đoạn thơ này, hai hình tượng sóng và em luôn tồn tại đan cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ, sự thủy chung tha thiết của nhà thơ. Mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một đặc điểm nào đó của sóng.

0,5

- Nêu khái niệm nhân vật trữ tình và xác định vai trò của nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng. Nhân vật trữ tình là một cách ẩn mình của tác giả khi không muốn biểu lộ trực tiếp. Nhân vật ấy có thể sẽ không có tên, không có tuổi, nhưng những dòng cảm xúc lại được thể hiện rất rõ nét, qua đó ta thấy đc quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ, cảm xúc hiện tại của nhà thơ - nhà văn.

- Nhân vật trữ tình có 3 loại: là hiện thân của tác giả, là nhân vật được tác giả sáng tạo ra hoặc chỉ nhận biết qua nỗi niềm cảm xúc.

0,5

* 6 câu thơ đầu:

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian lẫn thời gian: lòng sâu - mặt nước, ngày - đêm.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (Cả trong mơ còn thức). + Cách nói có cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (Ngày đêm không ngủ được).

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa,

nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).

* 4 câu thơ tiếp theo:

+ Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh một phương.

+ Trong cái nền mênh mông của trời đất, đã có phương bắc, phương nam thì cũng có phương anh. Đây chính là phương tâm trạng của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

- Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của cả đoạn thơ:

+ Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp nhàng của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.

+ Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu - trên mặt nước,dẫu xuôi - dẫu ngược.

2,0

* Bình luận:

+ Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.

+ Từ đoạn thơ, có thể nói tới tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ những vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp (sự thủy chung, gắn bó).

1,0

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về

vấn đề nghị luận. 1,0

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

Đề 2:

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vàng trăng

long lanh trong đáy giếng

(Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo, SGK Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 165)

Từ cảm nhận đoạn thơ trên, anh (chị) hãy làm nổi bật phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật thơ của Thanh Thảo.

Gợi ý đáp án

Nội dung Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b. Xác dịnh đúng vấn đề cần nghị luận:

- Phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo qua phân tích đoạn thơ trích.

- Phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo:

+ Thể nghiệm một hình thức thơ ca mang màu sắc tượng trưng, siêu thực, hình ảnh giàu tính biểu tượng; cảm nhận sự vật bằng sự chuyển hóa nhiều giác quan, câu thơ tự do, nhịp điệu khác thường, ngôn ngữ mới mẻ. Thể hiện nỗ lực và khát vọng cách tân thơ ca. tự dộng ngắt nghỉ theo dòng chảy đứt đoạn của vô thức, không theo bất cứ trật tự cú pháp thông thường nào; kết hợp giữa tính liên tục, liền mạch (cốt truyện tự sự) và tính gián đoạn, “cóc nhảy” (suy cảm, ngôn ngữ thơ)

Lưu ý: Hs có thể viết theo cách quy nạp (từ phân tích rồi rút ra

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 72 - 85)