Thực trạng về khả năng lĩnh hội và vận dụng tri thức LLVH của HS trong

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 28)

7. Bố cục của đề tài

1.2.3. Thực trạng về khả năng lĩnh hội và vận dụng tri thức LLVH của HS trong

- Khảo sát cách lĩnh hội và vận dụng tri thức LLVH của HS trong bài nghị luận văn học giúp chúng tôi thấy rõ hơn về thực trạng viết văn của HS, từ đó có cơ sở khi đưa ra những biện pháp nâng cao rèn luyện kỹ năng này phù hợp hơn.

- Chúng tôi tiến hành khảo sát các bài kiểm tra thường xuyên, bài thi học kì, bài thi thử đại học… của HS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Tiêu chí đánh giá là cách lĩnh hội và vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học của HS. Những tri thức này được dựa vào các nội dung tri thức LLVH được giảng dạy trong CT, SGK Ngữ văn.

- Đề văn mà chúng tôi dùng để khảo sát là:

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến qua khổ thơ sau :

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, tr.89) Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, chúng tôi tiến hành chấm bài của 300 đối tượng HS ở một số trường THPT. Chúng tôi rút ra một số nhận xét sau :

- Đề bài yêu cầu HS thể hiện sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến qua khổ thơ. Đó là vẻ đẹp khác thường, được nhà thơ khắc họa bằng thủ pháp đối lập. Đó là sự đối lập giữa ngoại hình và nội tâm ; giữa những thiếu thốn, khó khăn về đời sống vật chất và vẻ đẹp lý tưởng ; giữa lòng căm thù và khát vọng về hạnh phúc, tình yêu tuổi trẻ. Từ ngữ, các biện pháp tu từ… đã góp phần quan trọng để Quang Dũng tái hiện bức chân

dung những người lính Tây Tiến oai phong, lẫm liệt nhưng cũng rất hào hoa, lãng mạn.

Như vậy, để triển khai được yêu cầu của đề bài trên, ngoài kiến thức về tác phẩm, các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, HS còn phải có những tri thức tối thiểu về LLVH: cảm hứng, cảm hứng lãng mạn, phong cách nhà văn, nhân vật trữ tình…

+ Các bài văn mà chúng tôi khảo sát đều rơi vào tình trạng chung: không đề cập đến tri thức LLVH, nhận xét, phân tích theo cảm tính, thậm chí co xu hướng diễn xuôi đoạn thơ. Vì thế, bài làm của các em sa vào kể lể, diễn đạt rời rạc, vụn vặt. Các thao tác lập luận cũng không được vận dụng trong bài làm, đặc biệt là thao tác bình luận, giải thích.

+ Tuy nhiên, trong số 300 bài văn mà chúng tôi khảo sát, chỉ có 25 bài (tức là khoảng 8%) có vận dụng tri thức lý luận. Ở số 8% bài làm này, các em cũng chưa có ý thức vận dụng tri thức LLVH theo mục đích, theo quy trình. Vì không có những hiểu biết về tri thức LLVH và cách sắp xếp, diễn đạt tri thức LLVH kết hợp với các thao tác lập luận thiếu lôgic nên bài làm chỉ dừng lại ở mức độ có vận dụng tri thức LLVH nhưng cách vận dụng mang tính áp đặt, đối phó.

Ví dụ:

“…Người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp: “Không mọc tóc”. Đó là cách nói về bệnh sốt rét của chiến sĩ ta. Nhưng họ hiện lên dữ dằn: “quân xanh màu lá… ”.

(Nguyễn Đăng Hoàng Anh - Trường THPT Quảng Xương 3) “…Vẻ đẹp lãng mạn là vẻ đẹp khác thường. Vì thế, người lính Tây Tiến rất khác thường, từ ngoại hình đến nội tâm …”.

Thực trạng này khá phổ biến trong số bài làm của HS. Nguyên nhân chính của thực trạng này là sự hiểu biết về tri thức LLVH về tác phẩm trữ tình của HS mơ hồ; không có cách thức vận dụng tri thức LLVH phù hợp. Chính vì thế, chất lượng bài làm của các em chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu mà đề bài đặt ra.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của đề tài đã tập trung vào một số vấn đề sau: quan niệm về văn nghị luận; bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; quan niệm về tri thức LLVH; vai trò của tri thức LLVH trong bài làm văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng khảo sát nội dung CT, SGK Ngữ văn THPT: cách sắp xếp tri thức LLVH, mối quan hệ giữa số tiết LLVH với Đọc văn, tiếng Việt đặc biệt là Làm văn; khảo sát cách dạy của GV và cách tiếp cận tri thức LLVH qua bài làm văn của HS. Điều đó giúp chúng tôi có cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trong CT Ngữ văn 12 ở chương 2 có hiệu quả hơn.

Chương 2. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Tri thức LLVH, mặc dù không phải là tri thức chính trong bài nghị luận văn học nói chung và bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ở lớp 12 nói riêng nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, chi phối đến hiệu quả bài văn của từng HS. Tuy nhiên, muốn vận dụng tri thức LLVH trong bài văn, cần có sự nắm vững nội dung tri thức LLVH, xác định mối quan hệ giữa tri thức LLVH và tri thức về kiểu bài nghị luận, cách thức vận dụng tri thức LLVH phù hợp, khoa học. Chương 2 của luận văn tập trung giải quyết những vấn đề này.

2.1. Các nguyên tắc dạy cách vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của phân môn Làm văn

“Mục đích cuối cùng của dạy học Làm văn là giúp cho HS rèn luyện được kỹ năng xây dựng văn bản vừa đúng với yêu cầu chính xác về nội dung, chặt chẽ về lập luận, trong sáng về chữ nghĩa, vừa phải nhanh, phù hợp với điều kiện giao tiếp” [1; tr.201]. Muốn thực hiện được yêu cầu này, cần phải chú ý đặc biệt đến các giờ dạy lý thuyết và thực hành Làm văn.

Vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học cũng phải đạt được những yêu cầu này. Điều đó đòi hỏi GV phải chú ý tới quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức LLVH: từ thực hành để rút ra lý thuyết, khẳng định lý thuyết, mỗi kiến thức lý thuyết phải được HS minh họa bằng một mẫu thực hành.

Những tri thức LLVH tiếp thu được không thể biến thành kĩ năng nếu không qua quá trình luyện tập nhiều lần. Quá trình ấy liên quan đến việc dẫn mẫu, phân tích mẫu. Theo hướng phát huy tính tích cực của chủ thể, việc phân tích mẫu là cơ sở đầu tiên để rút ra những kết luận cần thiết cho việc

thực hành - luyện tập. Mục đích của Làm văn là học theo mẫu, làm theo mẫu một cách sáng tạo.

Vì vậy, để rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận văn học nói chung và bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng cho HS lớp 12, cần phải đảm bảo nguyên tắc này. GV phải cung cấp cho HS những mẫu sinh động về sự vận dụng tri thức LLVH qua những bài văn khá, giỏi; qua những bài viết của các nhà nghiên cứu để HS học hỏi cách diễn đạt, cách sắp xếp tri thức LLVH. Từ đó, học theo mẫu một cách sáng tạo. Điều đó cũng đòi hỏi việc chọn mẫu, dẫn mẫu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: tiêu biểu; đảm bảo tính tư tưởng; tính tích hợp…

Bên cạnh đó, để hình thành và rèn luyện cho HS lớp 12 kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, GV cần phải lựa chọn được hệ thống bài tập phong phú, đa dạng. Hệ thống bài tập này vừa đảm bảo tính tích hợp giữa Làm văn - Đọc hiểu văn bản và tiếng Việt, vừa phát huy được khả năng sáng tạo của từng HS, đồng thời phải phù hợp với nội dung CT Ngữ văn.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Tổ chức vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12 trước hết cần phải hướng đến mục tiêu mà đề bài yêu cầu. Vì vậy, việc vận dụng tri thức lý luận LLVH trong mỗi bài văn của HS cần phải dựa vào yêu cầu cụ thể của mỗi đề văn. Mỗi một đề văn có những yêu cầu về tri thức, về kỹ năng khác nhau, đòi hỏi việc vận dụng tri thức LLVH cũng khác nhau. Đó có thể là tri thức về phương pháp sáng tác, về phong cách tác giả, về tiếp nhận văn học, về cảm hứng, về nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình,… Có những đề bài phải huy động vốn tri thức LLVH một cách trực tiếp, cũng có những đề bài yêu cầu sự vận dụng tri thức LLVH một cách gián tiếp. Vấn đề là HS cần xác định đúng đắn mục tiêu của đề văn, mục tiêu của sự vận dụng tri thức LLVH để lựa chọn cách thức diễn đạt, các thao tác lập luận phù hợp.

Nhìn chung, nguyên tắc tổ chức vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học của HS cần hướng đến các mục tiêu chính sau:

- Mục tiêu về kiến thức:

Mục tiêu này đòi hỏi HS phải xác định rõ ràng, chính xác tri thức LLVH cần vận dụng trong bài văn là gì? Đó có thể là tri thức về phong cách văn học, về giá trị tiếp nhận hay kiến thức về thể loại tác phẩm.

- Mục tiêu về kỹ năng:

Mục tiêu này được hiểu khá linh hoạt. Bởi, những kỹ năng mà HS cần rèn luyện trong bài văn tương đối rộng. Đó là kỹ năng lập luận, khả năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn; kỹ năng diễn đạt; kỹ năng hoàn chỉnh bài viết; kỹ năng kiểm tra - đánh giá…

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Khoa học là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng hệ thống các phương pháp, biện pháp rèn luyện kỹ năng trong bài làm văn nói chung, bài làm văn nghị luận nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi việc lựa chọn, tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn nghị luận nói chung và bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng cho HS lớp 12 phải đảm bảo đúng yêu cầu khoa học trong quá trình dạy học, đồng thời phải đảm bảo đúng những đặc trưng của phần Làm văn. Cụ thể là:

- Các biện pháp, cách thức rèn luyện phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

- Các biện pháp, cách thức rèn luyện phải có khả năng tích hợp, vận dụng những tri thức trong phần Đọc hiểu, nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cũng như những tri thức trong phần Tiếng Việt. Trên cơ sở đó, HS vận dụng linh hoạt các tri thức LLVH đã được học để làm bài nghị luận văn học đạt hiệu quả cao nhất.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Vận dụng tri thức LLVH trong bài văn nghị luận văn học cũng cần phải dựa trên nguyên tắc vừa sức. Khi nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý con người, các nhà giáo dục nhận thấy ở mỗi độ tuổi, khả năng tư duy, nhận thức của con người có sự thay đổi. Đến lớp 12, có thể khẳng định tư duy của HS đã tương đối hoàn thiện. Các em có thể độc lập suy nghĩ, phát hiện và giải quyết những yêu cầu thực tế. Năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát của các em cũng rất phát triển. Tuy nhiên, tri thức LLVH vốn là loại tri thức khó, trừu tượng. Vì vậy, việc vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học của HS đòi hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức, tư duy của các em.

Điều đó đòi hỏi đề bài văn phải chính xác, vừa sức, luôn gắn liền với những tri thức trong SGK. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng kết hợp tri thức LLVH trong bài làm văn nghị luận của HS, các đơn vị tri thức, các dạng, các hình thức rèn luyện khi được triển khai phải phù hợp với khả năng của HS. Đó là điều kiện thiết yếu để việc rèn luyện của đề tài đạt mục tiêu đã đề ra.

2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HSlớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

2.2.1. Hệ thống hóa những tri thức LLVH liên quan đến yêu cầu củađề bài nghị luận đề bài nghị luận

Cũng như các môn học khác, Làm văn cũng có lí thuyết nhưng lí thuyết Làm văn không phải là lí thuyết thuần túy mà là lí thuyết kĩ năng, lí thuyết thực hành. Mặc dù lý thuyết không phải là mục đích cuối cùng của Làm văn nhưng nếu không nắm vững lí thuyết sẽ dẫn đến nói, viết tùy tiện. Bài nghị luận văn học là tổng hợp của những tri thức về lý thuyết: lý thuyết vê kiểu bài văn nghị luận; lý thuyết về cách kỹ năng nghị luận; lý thuyết về tác giả, tác phẩm liên quan trực tiếp đến nội dung đề bài… Trong số đó, tri thức LLVH có vai trò quan trọng.

Trong CT, SGK Ngữ văn 12, tri thức LLVH được giảng dạy chỉ gồm các nội dung: phong cách văn học, quá trình văn học, giá trị văn học và tiếp nhận văn học. Tuy nhiên, trong thực tế làm bài nghị luận văn học, HS không chỉ đơn thuần dựa vào những tri thức này mà đòi hỏi có sự hiểu biết, vận dụng hàng loạt các tri thức LLVH đã được học từ các lớp dưới. Đó là tri thức về thể loại, đặc trưng của từng thể loại; về mối quan hệ gữa nhà văn - bạn đọc - tác phẩm; tri thức về ngôn ngữ nghệ thuật. Không nắm vững những tri thức này, HS khó có thể thực hiện được mục tiêu của đề bài Làm văn.

Tuy nhiên, đối với bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, GV cần chú ý hệ thống hóa cho HS một số tri thức LLVH tiêu biểu sau :

2.2.2.1. Quan niệm về tác phẩm văn học

Nội dung tri thức LLVH được dạy học trong SGK Ngữ văn 10, chỉ ra đối tượng của hoạt động Đọc - hiểu. Tuy nhiên, sự nhận thức về đặc điểm của văn bản văn học lại có ý nghĩa quan trọng khi HS làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.

Theo quan niệm của SGK Ngữ văn 10 Chương trình Nâng cao, khái niệm này được hiểu theo cả hai nghĩa, rộng và hẹp. “Văn bản văn học là sự hiện diện bằng văn tự (ngôn từ), là phương diện kí hiệu của tác phẩm, Thông qua hoạt động đọc của người đọc, văn bản văn học mới chuyển hóa thành khách thể thẩm mỹ, đó là tác phẩm trong tâm trí của người đọc” [37; tr.125]. Vì thế, có thể nhận diện văn bản văn học theo một số tiêu chí sau:

+ Thứ nhất, văn bản văn học gồm truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, bút kí, kịch... là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

+ Thứ hai, văn bản văn học thường được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, sử dụng nhiều phép tu từ ẩn

dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng, hàm súc và gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng...

+ Thứ ba, văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng. Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó. Kịch bản có hồi, có cảnh, có lời đối thoại, độc thoại,... Văn bản thơ có vần điệu, luật, có câu thơ, khổ thơ...Văn bản văn học không chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là một sáng tạo tinh thần của nhà văn. Tư tưởng, tình cảm, những trải nghiệm trường đời sâu sắc là điều mà nhà văn luôn thể hiện trong tác phẩm giúp người đọc hiểu được cái

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)