7. Bố cục của đề tài
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm là khâu hoàn tất, đánh giá hiệu quả của đề tài đã triển khai ở chương 2, cũng là hoạt động kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài. Đồng thời là cơ sở để khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học nói chung và bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng cho HS lớp 12. Chính tri thức LLVH sẽ góp phần làm cho bài văn nghị luận có chiều sâu, ý nghĩa hơn so với cách làm bài thông thường. Thông qua hoạt động thực nghiệm, chúng ta sẽ hiểu hơn về thực trạng dạy học văn trong nhà trường cũng như việc vận dụng tri thức LLVH trong bài làm văn của học sinh trước những đòi hỏi đổi mới của xã hội. Kết quả của hoạt động thực nghiệm góp phần đánh giá cách dạy của giáo viên và cách làm bài của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phần LLVH cũng như phần Làm văn phù hợp, đáp ứng mục tiêu của môn Ngữ văn.
Tổ chức vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận cho HS lớp 12 về một bài thơ, đoạn thơ qua các biện pháp cụ thể mà đề tài đã nêu trong chương 2 cần phải có thực tế để kiểm nghiệm. Quá trình thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi quyết định lựa chọn các biện pháp, cách thức vận dụng sao cho hợp lý, phù hợp với tư duy của HS lớp 12 và thực tế dạy học. Bài làm của HS là đáp số nhằm giải đáp một số vấn đề còn tồn tại trong dạy học Làm văn hiện nay.
Do điều kiện thời gian và nhiều yếu tố khác, quá trình thực nghiệm của chúng tôi chỉ mới dừng lại bước đầu, tạo tiền đề cho việc rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH trong bài nghị luận văn học cho HS lớp 12 nói chung và bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng trong những năm tới đạt kết quả cao hơn.