Hệ thống hóa những tri thức LLVH liên quan đến yêu cầu của đề bài nghị

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 35 - 47)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1. Hệ thống hóa những tri thức LLVH liên quan đến yêu cầu của đề bài nghị

đề bài nghị luận

Cũng như các môn học khác, Làm văn cũng có lí thuyết nhưng lí thuyết Làm văn không phải là lí thuyết thuần túy mà là lí thuyết kĩ năng, lí thuyết thực hành. Mặc dù lý thuyết không phải là mục đích cuối cùng của Làm văn nhưng nếu không nắm vững lí thuyết sẽ dẫn đến nói, viết tùy tiện. Bài nghị luận văn học là tổng hợp của những tri thức về lý thuyết: lý thuyết vê kiểu bài văn nghị luận; lý thuyết về cách kỹ năng nghị luận; lý thuyết về tác giả, tác phẩm liên quan trực tiếp đến nội dung đề bài… Trong số đó, tri thức LLVH có vai trò quan trọng.

Trong CT, SGK Ngữ văn 12, tri thức LLVH được giảng dạy chỉ gồm các nội dung: phong cách văn học, quá trình văn học, giá trị văn học và tiếp nhận văn học. Tuy nhiên, trong thực tế làm bài nghị luận văn học, HS không chỉ đơn thuần dựa vào những tri thức này mà đòi hỏi có sự hiểu biết, vận dụng hàng loạt các tri thức LLVH đã được học từ các lớp dưới. Đó là tri thức về thể loại, đặc trưng của từng thể loại; về mối quan hệ gữa nhà văn - bạn đọc - tác phẩm; tri thức về ngôn ngữ nghệ thuật. Không nắm vững những tri thức này, HS khó có thể thực hiện được mục tiêu của đề bài Làm văn.

Tuy nhiên, đối với bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, GV cần chú ý hệ thống hóa cho HS một số tri thức LLVH tiêu biểu sau :

2.2.2.1. Quan niệm về tác phẩm văn học

Nội dung tri thức LLVH được dạy học trong SGK Ngữ văn 10, chỉ ra đối tượng của hoạt động Đọc - hiểu. Tuy nhiên, sự nhận thức về đặc điểm của văn bản văn học lại có ý nghĩa quan trọng khi HS làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.

Theo quan niệm của SGK Ngữ văn 10 Chương trình Nâng cao, khái niệm này được hiểu theo cả hai nghĩa, rộng và hẹp. “Văn bản văn học là sự hiện diện bằng văn tự (ngôn từ), là phương diện kí hiệu của tác phẩm, Thông qua hoạt động đọc của người đọc, văn bản văn học mới chuyển hóa thành khách thể thẩm mỹ, đó là tác phẩm trong tâm trí của người đọc” [37; tr.125]. Vì thế, có thể nhận diện văn bản văn học theo một số tiêu chí sau:

+ Thứ nhất, văn bản văn học gồm truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, bút kí, kịch... là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

+ Thứ hai, văn bản văn học thường được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, sử dụng nhiều phép tu từ ẩn

dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng, hàm súc và gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng...

+ Thứ ba, văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng. Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó. Kịch bản có hồi, có cảnh, có lời đối thoại, độc thoại,... Văn bản thơ có vần điệu, luật, có câu thơ, khổ thơ...Văn bản văn học không chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là một sáng tạo tinh thần của nhà văn. Tư tưởng, tình cảm, những trải nghiệm trường đời sâu sắc là điều mà nhà văn luôn thể hiện trong tác phẩm giúp người đọc hiểu được cái hay cái đẹp của văn bản văn học.

2.2.2.2. Thơ và những đặc điểm của thơ

- Đã có nhiều cách định nghĩa về thơ. Nhìn một cách tổng quát nhất, thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Đây là một trong các thể loại văn học được giảng dạy trong nhà trường phổ thông, bên cạnh tự sự và kịch. Khái niệm này phù hợp với đối tượng HS THPT, đồng thời cũng phù hợp với quan niệm đọc hiểu và tạo lập văn bản.

- Là một thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ rất đa dạng. Tuy nhiên, tác phẩm thơ có một số đặc điểm sau:

+ Thơ chỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu tự biểu hiện. Vì vậy, đặc trưng đầu tiên của thơ là gắn liền với thế giới nội tâm. Cho nên, thơ thể hiện được sinh động nhất vẻ đẹp của mềm mại của tình cảm con người.

+ Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”. Nhà thơ Pháp Alfret de Mussé chia sẻ: “Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết”, “nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động” (dẫn theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 01/2009).

+ Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy. Đó là lòng biết ơn với chiến khu Việt Bắc trong ngày chiến thắng, khi cơ quan cách mạng của Đảng và Chính phủ ta chuyển về xuôi, gợi cảm hứng để Tố Hữu việt “Việt Bắc”, là xúc cảm mãnh liệt của Thanh Thảo trước nhân cách, tài hoa và số phận oan khuất của Lorca, nhà thơ Tây Ban Nha với câu nói: “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta

+ Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ.

+ Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ. Bàn về đặc điểm này, nhà

thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu”.

+ Về cấu trúc, mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Do đó ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong

- Phân loại:

Nhìn chung, có nhiều cách phân loại thơ.

+ Theo nội dung biểu hiện có thơ trữ tình, thơ trào phúng

+ Theo cách thức tổ chức bài thơ có thơ cách luật (viết theo luật đã định trước, ví dụ các loại thơ Đường, lục bát, song thất lục bát,…), thơ tự do (không theo niêm luật có sẵn), thơ văn xuôi (câu thơ giống như câu văn xuôi, tuy nhiên vẫn giàu nhạc điệu).

+ Dựa vào tiến trình xuất hiện, có thể chia thành: Thơ trữ tình dân gian; thơ trữ tình trung đại; thơ trữ tình hiện đại. Cách phân chia này, hiện đang được sử dụng trong CT, SGK Ngữ văn phổ thông.

2.2.1.3. Những vấn đề chung về hình tượng văn học, nhân vật trữ tình, cách tổ chức một bài thơ

- Hình tượng văn học:

Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn ngữ tạo nên. Hình tượng văn học là phương tiện giao tiếp đặc thù, là phương tiện truyền đạt ý nghĩa.

Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật” [44;tr.407]. Hình tượng nghệ thuật là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả. Hình tượng là thế giới sống do nhà văn tạo ra bằng sức gợi ngôn từ. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động y và hấp dẫn như thật, nhưng mặc khác nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng con người, nó không phải là sự thật trăm phần trăm.

Hình tượng, một mặt nó vừa mang tính khách quan, mặt khác vừa mang tính chủ quan của nghệ sĩ. Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời làm nhà văn day dứt. Hình tượng, như thế nó gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn, vừa khái quát, vừa cụ thể. Diễn đạt theo một cách khác, hình tượng văn học mang tính phi vật thể. Nhờ dùng chất liệu ngôn từ mà bức tranh đời sống không bị hạn chế về không gian, thời gian. Những gì tinh vi, mong manh, mơ hồ, ngay cả tâm trạng sâu thẳm của con người, đều có thể mô tả trực quan, sinh động bằng từ ngữ. Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của chính người đọc. Hình tượng văn học là thước đo giá trị tài năng của nhà văn và là tiêu chí đánh giá giá trị của mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học.

- Nhân vật trữ tình:

Nội dung tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (có người gọi là chủ thể trữ tình). Ở đây, cần phân biệt rõ các khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình

không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm.

Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, những con người mà còn một hình tượng của một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là nhân vật trữ tình. Ðó là tâm hồn, nỗi niềm, tấm lòng... mà người đọc cảm nhận được qua tác phẩm thơ ca.

Ví dụ:

Trong bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) có hai nhân vật trữ tình: sóng

em. Sóng là sự phân thân, hóa thân cái “tôi” trữ tình của nhà thơ. Hai nhân vật này tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng, nhưng có lúc hòa nhập làm một để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng.

Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư... của chính bản thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai. Bài thơ

“Việt Bắc” (Tố Hữu), trong đó có hai nhân vật mình - ta được xem là điển hình cho lối trữ tình nhập vai này. Mình - ta là hai đại từ nhân xưng đã được nhà thơ sử dụng linh hoạt, lúc là lời của người ở lại (Mình về mình có nhớ ta), lúc là lời của người ra đi (Ta về, mình có nhớ ta), lúc là sự nhập thân của cả người ở lại và người ra đi (Mình đi mình có nhớ mình). Tuy nhiên, dù là lời của mình hay của ta thì tất cả đều được diễn đạt bằng cái tôi của nhà thơ. Điều đó giúp nhà thơ thể hiện được nội dung tình cảm chính trị, tư tưởng của bài thơ: lòng biết ơn với chiến khu Việt Bắc - cái nôi của cuộc kháng chiến.

- Cách tổ chức trong bài thơ trữ tình: + Nhan đề:

Nhan đề được hiểu là yếu tố thể hiện tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, gợi ý cho người đọc hiểu chủ đề chính của bài thơ, giúp họ nhớ và phân biệt với hững bài thơ khác. Cũng có khi có những bài thơ không có đề (vô đề). Nhan đề có ý nghĩa quan trọng, một định hướng để hiểu bài thơ.

+ Dòng thơ, câu thơ

Dòng thơ là đặc điểm quan trọng nhất của sự tổ chức ngôn ngữ thơ. Trong các thể thơ cách luật, số chữ mỗi dòng có sự qui định chặt chẽ. Ở thể thơ tự do, các dòng thơ thường dài ngắn khác nhau, phụ thuộc vào dụng ý của tác giả. Chẳng hạn, “Đất Nước” (trích chương V, “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm là ví dụ tiêu biểu.

Câu thơ là dòng thơ diễn đạt trọn vẹn một ý. Thông thường, mỗi câu thơ là một dòng thơ. Tuy nhiên, có khi hai ba dòng thơ mới thành một câu thơ:

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường.

(Chế Lan Viên)

Tây Ban Nha hát ngêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lo-rca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lo-rca)

Ở bài thơ “Đàn ghi ta của Lo-rca”, sự biến hóa linh hoạt của các dòng thơ, lúc ngắn, lúc dài phù hợp với những xúc cảm của nhà thơ, đồng thời cũng là biểu hiện của lối cách tân thơ ca của Thanh Thảo. Nhà thơ đã từ bỏ những

khuôn mẫu định sẵn (trong đó có việc sử dụng các dòng thơ, câu thơ) để giải phóng cảm xúc thơ, tạo ra những liên tưởng mới cho người đọc. Điều đó cũng khẳng định nỗ lực của Thanh Thảo trong việc đổi mới thơ ca sau năm 1975.

+ Khổ thơ, đoạn thơ

Khổ thơ là sự kết hợp của các câu thơ thành từng nhóm thống nhất với nhau về vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu. Mỗi khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài. Trong những bài thơ ngắn, mỗi khổ thơ có thể là một đoạn thơ nhưng trong nhiều trường hợp, nhiều khổ thơ mới thành một đoạn thơ.

Ðoạn thơ là sự tập hợp nhiều câu thơ chằm diễn đạt một ý tương đối trọn ven, hoàn chỉnh. Sự phân đoạn một bài thơ chủ yếu dựa vào ý chứ không phụ thuộc vào vần, nhịp, cú pháp như khổ thơ. Việc phân đoạn dựa vào ý thơ là một yếu tố khó xác định nên các nhà nghiên cứu có thể có sự phân đoạn các

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức LLVH cho HS lớp 12 trong bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Trang 35 - 47)