Khái niệm nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hướng dẫn viên du lịch 1 Khái niệm hướng dẫn viên du lịch

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG tác HƯỚNG dẫn TOUR DU LỊCH (Trang 26 - 27)

1.1.4.1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch

Một chương trình du lịch đòi hỏi sự phối hợp, triển khai, điều chỉnh, kiểm tra của nhiều bộ phận. Nhưng đến giai đoạn thực hiện chương trình trên thực tế với các hoạt động đón tiễn, ăn ở, đi lại, tham quan, thủ tục, mua sắm thì nhân vật trung tâm chính là hướng dẫn viên. Sự thành công của chương trình du lịch phụ thuộc một phần quan trọng vào hướng dẫn viên du lịch. Sản phẩm du lịch hay chương trình chỉ chuyển thành hiện thực thông qua hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên du lịch chính là ‘linh hồn” hay là người “thổi hồn” vào chương trình du lịch. Vậy HDV là gì?

Trải qua lịch sử tồn tại và phát triển của ngành du lịch, đã có nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến hướng dẫn viên du lịch được đưa ra phù hợp với bản chất công việc và thực tế phát triển của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua thực tế tồn tại và phát triển của ngành du lịch, khái niệm ngày càng được hoàn thiện và chính xác hơn:

 Theo Liên đoàn Thế giới về Hiệp hội Hướng dẫn du lịch: “Hướng dẫn viên du lịch là người hướng dẫn các du khách bằng ngôn ngữ của du khách và thông dịch sang ngôn ngữ của họ nhằm giới thiệu các di sản thế giới về văn hóa và tự nhiên. Hướng dẫn viên du lịch là người có kiến thức, phẩm chất tốt, được chứng nhận bởi cơ quan chủ quản”.  Còn Liên đoàn quốc gia của Hiệp hội Hướng dẫn du lịch Hoa Kỳ định nghĩa: “Hướng dẫn viên du lịch là các chuyên gia du lịch tuyến đầu, đại diện cho quốc gia với vai trò đại sứ để giới thiệu cho các du khách trong nước và quốc tế đến thăm các vùng và đất nước sở tại”.

 Tại Việt Nam, một số khái niệm liên quan đến hướng dẫn viên du lịch cũng đã được đề cập như: “Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu được thỏa mãn của khách trong thời gian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình”. Về

mặt pháp lý thì: “Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch”. Khoản 15 điều 4 Luật Du lịch năm 2005

 Luật du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa một cách ngắn gọn: Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.

 Hay năm 1994, Tổng cục du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm hướng dẫn viên du lịch như sau: “Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh nghiệp du lịch khác có chức năng kinh doanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch tham quan theo chương trình du lịch đã được kí kết”

(Qui chế hướng dẫn viên du lịch- Ban hành Quyết định số 235/DL - HTĐT ngày 04 tháng 10 năm1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch )

Dù cho những khái niệm khác nhau về HDV nhưng tất cả đều không thể phủ nhận vai trò của HDV trong một chương trình tour du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là người có vai trò như một “đại sứ”. Họ là người thay mặt, đại diện cho đất nước, cho công ty lữ hành đón tiếp khách. Vai trò của người hướng dẫn viên du lịch như cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn. Cũng là cầu nối cho du khách tiếp cận các nền văn hóa khác nhau. Không thể phủ nhận rằng, hướng dẫn viên chính là người truyền tải những điều hay, nét đẹp của dân tộc mình đến với du khách. Là những nhà ngoại giao thông qua nghề nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG tác HƯỚNG dẫn TOUR DU LỊCH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w