Lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng dụng công nghệ vào du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG tác HƯỚNG dẫn TOUR DU LỊCH (Trang 32 - 37)

- Đối với HDV: Công nghệ là trợ thủ đắc lực của HDV trong quá trình hướng dẫn

1.2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng dụng công nghệ vào du lịc hở Việt Nam

Nam

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng

này. Trong đó nêu rõ, du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên, xây dựng chiến lược cho chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh.

Luật du lịch năm 2017 cũng khẳng định “Nhà nước có chính sách trong việc khuyến khích hỗ trợ các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch” (Khoản 4, Điều 5). Để tạo bước đột phá trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 124/2017/NQ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử (e-visa) cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với 46 nước…

Theo tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 đã lên đến 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số thu từ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng.

Có nhiều nguyên nhân để lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng, song có một nguyên nhân không thể phủ nhận được, đó là những đóng góp của công nghệ thông tin. Hiện nay, 100% doanh nghiệp trong ngành du lịch Việt Nam sử dụng máy tính và đường truyền internet, ứng dụng những phần mềm chuyên dụng, như: quản trị văn phòng, tài chính, mua bán tour, thông tin điểm đến..., mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp du lịch, nhất là sự liên thông mang tính toàn cầu trên internet hiện nay đã giải quyết nhiều khó khăn tồn tại đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và tìm kiếm thị trường.

Phát huy vai trò đầu tàu của cả nước, chính quyền Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng TP thông minh. Với ngành công nghiệp không khói, Hà Nội đã xây dựng mô hình du lịch thông minh, dự kiến đưa vào vận hành ngay trong năm 2018 nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

 Hà Nội đang hoàn thiện việc xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu dùng chung cho ngành du lịch. Cổng thông tin điện tử du lịch Hà Nội tại địa chỉ myhanoi.vn đã hoàn

thành giao diện, hệ thống, tính năng, cơ bản dữ liệu đáp ứng được chức năng liên kết, kết nối và là diễn đàn giữa nhà quản lý, người dân, du khách và DN toàn cầu. Trong năm nay, hệ thống wifi công cộng sẽ được nâng cấp ở không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và những địa điểm du lịch tiêu biểu như: Khu phố ẩm thực quận Hoàn Kiếm, làng gốm sứ Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm. Ngay trong quý II năm nay, 5 trạm thông tin và hỗ trợ khẩn cấp cũng sẽ được lắp đặt thử nghiệm.

Cụ thể là trong năm 2018, Hà Nội đã đưa vào sử dụng 2 phần mềm tiện ích thông minh hỗ trợ du khách gồm hệ thống thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phần mềm hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long. Một số tiện ích về bản đồ, tìm đường, trạm bus, travel guide khác cũng đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng từ lâu. Nhiều điểm trên địa bàn thuộc các quận trung tâm Thủ đô đã lắp đặt trạm phát wifi miễn phí như khu vực quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, các khu phố cổ, đường hoa, chợ hoa, công viên, bến xe, tuyến bus...

Cùng với đó, phần mềm ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động có tên gọi “myHanoi” sẽ được tích hợp bản đồ số du lịch Thủ đô, giúp các “thượng đế” tìm kiếm thông tin hữu ích một cách chủ động trong suốt chuyến đi; từ việc tra cứu các thông tin cơ bản, các sự kiện đang và sắp diễn ra, lịch trình chuyến bay, tàu xe... tới việc kết nối du khách với các điểm đến, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cơ sở mua sắm... Ứng dụng còn hỗ trợ cảnh báo về tình trạng tắc nghẽn giao thông quanh khu vực du khách đang đứng, vùng cảnh báo an ninh trật tự, vùng cảnh báo dịch bệnh… Myhanoi được xem như một trợ lý du lịch ảo uy tín cho du khách.

 Ngành du lịch TP HCM đang xây dựng đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin tiếp cận công nghệ 4.0, đưa vào vận hành thử nghiệm ứng dụng (app) du lịch thông minh trên nền tảng Androi và iOS (Vibrant Ho Chi Minh City) cung cấp thông tin về du lịch TP; nâng cao tính tương tác giữa du lịch TP với du khách trong và ngoài nước. TP HCM cũng đang thí điểm ứng dụng thuyết minh tự động myGuide Ho Chi Minh City gồm

nhiều ngôn ngữ khác nhau để phục vụ du khách tại một số bảo tàng và điểm tham quan trên địa bàn TP trong năm 2019…

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch nhằm đưa thành phố trở thành đô thị du lịch thông minh. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng một số trạm thông tin du lịch thông minh; phần mềm du lịch thông minh “Vibrant Ho Chi Minh city”, phần mềm tiện ích khác như “Sai Gon Bus”, “Ho Chi Minh City Travel Guide”, “Ho Chi Minh City Guide and Map”.

 Đà Nẵng cũng là địa phương đi đầu trong phát triển mô hình du lịch thông minh. Ngoài việc thường xuyên sử dụng các phương pháp marketing điện tử để quảng bá du lịch, Đà Nẵng đã xây dựng các hệ thống phần mềm, tiện ích hỗ trợ du khách như “Da Nang Tourism”, “inDaNang”, “ Go! Đà Nẵng”, “Da Nang Bus”. Đặc biệt, Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng ứng dụng chatbot “Da Nang Fantasticity”. Đây là công nghệ được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á (cùng với Singapore).

Tổ chức Du lịch thế giới nhận định, sự thay đổi của đời sống xã hội cùng với sự vượt phát triển vượt bật của công nghệ sẽ dần tạo nên sự phát triển của du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Sự gia tăng của tầng lớp trẻ (1980-2000), sẽ góp phần vào việc sử dụng công nghệ nhiều hơn trong du lịch với xu hướng du lịch của khách lẻ và tầng lớp trẻ. Điểu này sẽ làm thay đổi đáng kể thị trường du lịch vốn có hiện nay. Hãng Google và tập đoàn Temasek Holdings Singapore dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ USD. Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu bán hàng du lịch trực tuyến tại Việt Nam sẽ duy trì mức độ tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2015-2020 (2017).

Thêm vào đó, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện nay có trên 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 53% dân số và cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (46,64%) và trên thế giới (48,2%). Trong số đó có tới 78% thường xuyên sử dụng internet hàng ngày (2017). Đó cũng chính là lí do công nghệ sẽ tạo nên sự vượt bậc trong tương lai ở Việt Nam, tạo điểu kiện thuận lợi nhất cho các nhà kinh doanh du lịch và chính những trãi nghiệm của khách du lịch.

Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của tương lai, sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành du lịch của Việt Nam và du lịch thế giới. Do đó, toàn ngành du lịch cũng như các địa phương dù đã nỗ lực nhưng vẫn cần nhiều giải pháp đồng bộ để sẵn sàng tiếp cận, thích ứng với du lịch thông minh trong tương lai.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG tác HƯỚNG dẫn TOUR DU LỊCH (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w