GIẢI PHÁP VỀ MẶT LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG tác HƯỚNG dẫn TOUR DU LỊCH (Trang 73 - 79)

- Tạo những phiếu đánh giá đóng góp ý kiến khách hàng trên smartphone để khách

3.6. GIẢI PHÁP VỀ MẶT LÝ THUYẾT

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách cho phát triển du lịch thông minh

Để phát triển du lịch nói chung và du lịch thông minh nói riêng cần có sự chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo ở trên. Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có cơ chế, chính sách đặc thù và ban hành những văn bản cụ thể, quy định, hướng dẫn chi tiết về phát triển du lịch thông minh để định hướng cho ngành Du lịch và các địa phương trong việc triển khai thực hiện. Cơ quan quản lý du lịch các cấp cần xây dựng chiến lược, có kế hoạch về phát triển du lịch thông minh, cùng với những lộ trình và bước đi phù hợp. Bên cạnh đó,

hoàn thiện thể chế chính sách liên quan đến ứng dụng KH&CN, CNTT-TT thông với phát triển kinh tế – xã hội nói chung như: các chính sách về phát triển Chính phủ điện tử, thủ tục hành chính điện tử, thương mại điện tử, phát triển giao thông thông minh, đô thị thông minh, để đồng bộ với thể chế chính sách về phát triển du lịch thông minh là một điều cần thiết.

- Xác định mô hình và triển khai thí điểm

Phát triển du lịch thông minh phải luôn gắn kết với thành phố thông minh và có sự kết nối của ba chủ thể doanh nghiệp – địa phương – khách du lịch. Tuy nhiên, không nhất thiết địa phương nào cũng phải phát triển du lịch thông minh. Dựa vào điều kiện kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển du lịch,… xác định một số địa phương trọng điểm triển khai thí điểm mô hình du lịch thông minh. Có thể lựa chọn 3 hoặc 5 địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, đang đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế làm mô hình thí điểm cho phát triển đô thị thông minh và du lịch thông minh. Việc xác định rõ mô hình và triển khai thí điểm sẽ giúp Trung ương và địa phương tập trung được nguồn lực cho phát triển du lịch thông minh, tránh thực hiện dàn trải, nhỏ lẻ, thiếu hiệu quả và gây lãng phí nguồn lực.Khi đã tập trung triển khai tại một số thành phú chủ lực, kết quả của nó sẽ là bài học cho những thành phố tiếp theo.

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ với các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển du lịch thông minh như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây,.. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực ngoài trình độ chuyên môn về du lịch phải có khả năng đáp ứng yêu

cầu sử dụng và vận hành công nghệ, sẵn sàng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh. Thu hút nhân tài có trình độ cao về công nghệ vào làm việc trong ngành du lịch. Từ đó chất lượng đội ngũ HDV là những người trực tiếp phục vụ khách sẽ được nâng cao thu hút và có sự tin tưởng từ khách hàng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch thông minh

Sẽ là những bước đầu khó khăn trong việc áp dụng công nghệ thông minh vào du lịch nhưng nếu thực hiện được thì đó sẽ là bước ngoặc trong du lịch tại Việt Nam. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch thông minh, tuyên tuyền sâu rộng nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động du lịch trực tuyến, những ưu điểm và những tồn tại, bất cập của nó để khách du lịch và người dân hiểu, có những hoạt động tích cực,tránh bị lợi dụng, lừa đảo. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, tiếp cận du lịch thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước điện đại hóa ngành du lịch.

KẾT LUẬN

Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay cách mạng công nghiệp 4.0 đóng một vai trò tất yếu và rất quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước và quá trình hội nhập thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến

phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo. Khác với tour truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dữ liệu toàn cầu…

Cách mạng Công nghiệp 4.0 tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin với sự đột phá của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn, đang tạo ra sự thay đổi to lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với du lịch, công nghệ hiện đại giúp cho phương thức xúc tiến quảng bá trở nên đa dạng hơn và làm thay đổi phương thức đi du lịch, trải nghiệm của du khách.

Có thể thấy các điểm đến trên thế giới tham gia sâu vào du lịch thông minh bắt đầu từ việc chuyển đổi số, số hóa dữ liệu. Mô hình du lịch thông minh thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới là nhờ vào hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ và chính quyền tạo môi trường thân thiện, chính sách thiết thực, thuận lợi cho phát triển du lịch thông minh. Cùng với đó, chỉ riêng nỗ lực của ngành du lịch là chưa đủ, mà để phát triển thành công du lịch thông minh không thể thiếu sự kết nối và tham gia của các bên liên quan như hàng không, hải quan, xuất nhập cảnh, thuế, thương mại…, của cả cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Theo dự báo trong thời gian tới, du lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng theo các xu hướng chủ đạo như: Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng bổ, đặc biệt trong giới trung lưu đang

tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á. Đất nước tỷ dân trở thành thị trường nguồn lớn nhất thế giới và sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia.

Tuy mục đích của đa số thị trường khách vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).

Bên cạnh đó cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho thanh niên Việt Nam khi tham gia các hoạt động kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp. Người trẻ hiện nay đã có những suy nghĩ rất khác đôi khi bị cho là "lệch chuẩn" khác biệt so với thế hệ trước nhưng có lẽ để tạo lên những điều mới mẻ, thú vị cũng như góp phần nhiều hơn vào sự tiến bộ của xã hội. Và với những dự định, tính toán khác nhau để khởi nghiệp mỗi người thanh niên trẻ luôn mang lại cho cuộc sống xã hội những màu sắc khác nhau tạo nên sự năng động làm cho xã hội phát triển. Điều này đòi hỏi con người cần phải không ngừng trau dồi bản thân, khiến mình đứng ở vị trí cao hơn, có thể điều khiển được máy móc một cách thông minh và hợp lý thì mới không bị đào thải giữa rất nhiều công nghệ tiên tiến như hiện nay.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thời đại. Các quốc gia có ngành du lịch phát triển đã tập trung để phát triển điểm đến du lịch thông minh và đạt được nhiều thành công. Điểm đến du lịch thông minh đòi hỏi sự phát triển của cơ sở hạ tầng thông tin, môi trường pháp lý và những con người khai thác, vận hành nó. Với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin, du lịch có cơ hội tối ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thương mại điện tử. Đồng

thời, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG tác HƯỚNG dẫn TOUR DU LỊCH (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w