ra.
1.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế nông thôn của một địa phƣơng
1.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nôngthôn thôn
Mục tiêu của chính sách: Địa phương cấp tỉnh ban hành chính sách đất đai của địa phương mình nhằm khuyến khích người canh tác, sản xuất kinh doanh sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý đất đai. Cần phải gắn việc sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi phục chất lượng đất đai để đảm bảo đất đai đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh; nhất là đối với đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thông qua việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quá trình tích tụ ruộng đất bằng việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Để thực hiện mục tiêu của chính sách này, địa phương cấp huyện đã thực hiện Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong từng giai đoạn, trình UBND, HĐND cấp tỉnh xem xét và phê duyệt thông qua các Nghị quyết, Quyết định; trên cơ sở đó huyện tiếp tục ban hành Nghị quyết, Quyết định của UBND, HĐND cấp huyện cùng với các văn bản hướng dẫn khác về việc phân bổ, quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh trong đó có khu vực nông thôn.
Nội dung chủ yếu của chính sách: Sau khi được UBND, HĐND tỉnh phê duyệt thông qua các Nghị quyết, các Quyết định về chính sách đất đai đối với địa phương cấp huyện; UBND huyện, HĐND huyện thực hiện triển khai các thủ tục giao đất; cho thuê đất tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng quỹ đất ổn định và lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm từng loại đất, từng vùng và mức độ đầu tư hạ tầng cần thiết, tỉnh sẽ đưa ra căn cứ định giá đất; chính sách chuyển nhượng đất; mức độ đền bù khi thu hồi đất; điều kiện thế chấp khi vay vốn...
Chính quyền địa phương thực hiện kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc tích tụ, tập trung ruộng đất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển của cả công nghiệp và dịch vụ, không để việc tích tụ ruộng đất diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không có việc làm, trở thành bần cùng hóa. Có biện pháp giúp đỡ những người không có đất sản xuất để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
Đẩy mạnh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho nông dân; giải quyết những tranh chấp và khiếu nại (kiện tụng) về đất đai. Chính quyền
chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.