Điện Biên Phủ
2.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nôngthôn thôn
Thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số chính sách về đất đai như sau: Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008; Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ CP ngày 15/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐ - CP ngày 06/1/2017; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường...Các chính sách của Trung ương đã xác định mục tiêu, quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đối với sản xuất NN, CN, DV cũng như các quy định và quản lý, giám sát kiểm tra tình hình phân bổ và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và đối với mỗi địa phương nói riêng. Đồng thời chính sách đất đai của nhà nước cũng đưa ra các nguyên tắc. quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang phục vụ phát triển CN, DV; quy định về bảng giá đất nông nghiệp và mức hỗ trợ, bồi thường đối với đất nông nghiệp trong diện bị nhà nước thu hồi; tạo ra các cơ sở pháp lý, căn cứ để giúp cho các địa phương cấp tỉnh vận dụng chính sách đất đai một cách phù hợp, hiệu quả vào điều kiện thực tế của địa phương mình.
Căn cứ vào Luật đất đai 2013 và chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều chính sách đất đai để cụ thể hóa các quy định của pháp luật đất đai trên địa bàn được thể hiện qua các Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn...Trong đó, chính sách đất đai phục vụ sản xuất NN, phi NN trên địa bàn NT của tỉnh được tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT): Nhận thức được DĐĐT là một hướng đi đúng đắn và phù hợp trong điều kiện sản xuất NN hiện nay, tỉnh đã ban hành Công văn số 825/UBND - VP ngày 12/09/2019 của UBND tỉnh với nội dung thông báo Hướng dẫn dồn điền đổi thửa đất sản xuất NN gắn với thực hiện xây dựng NTM. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở NN và PTNT đã ban hành Hướng dẫn số 776/HĐ - SNN ngày
18/09/2019 về Hướng dẫn quy trình dồn điền đổi thửa đất sản xuất NN gắn với thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới; trong đó xác định mục đích của DĐĐT là: “Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán để tạo điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất NN tập trung, tổ chức lại sản xuất, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ KHKT, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất...Tạo điều kiện cho các DN đầu tư vào lĩnh vực NN”. Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác DĐĐT, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành Hướng dẫn số 958/HD – STNMT ngày 10/11/2019 với nội dung hướng dẫn hoàn thiện Hồ sơ địa chính sau thực hiện DDĐT tại các xã. Đồng thời, Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 1259/STC – THNS ngày 13/11/2019 với nội dung hướng dẫn sử dụng, quản lý và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho công tác DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp tại các xã, mức hỗ trợ được xác định là 1 triệu đồng/ha bao gồm hỗ trợ công tác xây dựng phương án thực hiện và hỗ trợ đổi cấp GCN quyền sử dụng đất sau DDĐT và chỉnh trang ruộng đồng.
Thực hiện giao đất, cho thuê và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp: Sau khi Luật Đất đai có hiệu lực, tỉnh Điện Biên đã ban hành QĐ số 934/2019/QĐ UBND ngày 18/12/2019 Quy định về thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất giao đất và cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn các xã, huyện. Trong đó, trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất tại Điều 18 quy định: “Cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.Người được giao đất, cho thuê đất nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất đối với trường hợp cho thuê đất”. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Điều 19 nêu rõ: “Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Tổ chức được lựa chọn thực hiện đấu giá theo phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Sau khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính”.
Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016- 2020) và đã được CP phê duyệt thông qua Nghị quyết số 38/NQ−CP ngày 17/07/2020.
Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ dân cỏ đất NN trong diện bị thu hồi: Để đảm bảo quyền lợi cho người dân nông thôn có đất NN trong diện bị thu hồi đất, tỉnh đã ban hành các Quyết định số 63/2019/QĐ UBND ngày 16/10/2019, Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 19/09/2019, Quyết định số 16 /2017/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 về “Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. Tại Điều 19 Quyết định 37/2019/QĐ UBND: “Khi thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở mà địa phương có điều kiện về quỹ đất thì thực hiện bồi thường bằng quỹ đất có vị trí tương đương, có thể kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Trường hợp này không phải thực hiện hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người bị thu hồi đất. Trường hợp địa phương không còn quỹ đất đáp ứng được điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người bị thu hồi đất với mức tương đương 40 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 12 tháng theo giá trị tại thời điểm thu hồi đất”.
2.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Thời gian qua, Nhà nước rất quan tâm đến việc khuyến khích người dân nông thôn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có giá trị kinh tế cao. Các chính sách đã được ban hành như: Nghị định số 42/2012/NĐ - CP ngày 11/5/2012; Nghị định số 35/2015/NĐ - CP ngày 13/4/2015;Quyết định số 62/2013/QĐ - TTg ngày 22/10/2013; Quyết định số 68/2013/QĐ - TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013; Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về tam nông “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”; Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, số 62/2019/NĐ-CP, số 94/2019/NĐ-CP...Các chính sách của Trung ương đã nhấn mạnh quan điểm, chủ trương của Nhà nước đó là: Thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có năng suất, chất lượng tốt và có giá trị kinh tế cao; nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa nông sản ở KVNT; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và thực hiện chuyển dịch CCKTNT hợp lý,
phương cấp tỉnh trên phạm vi cả nước.
Dựa trên các chính sách của Trung ương, tỉnh Điện Biên đã xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như : Nghị quyết số 28 – NQ/TU ngày 17/01/2016 xác định cần: “Quan tâm đầu tư các cơ sở sản xuất giống cây trồng cỏ chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh; đưa nhanh các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất”. Đối với con nuôi cần: “ Khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi chăn nuôi quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi các loại vật nuôi chính có thể mạnh của tỉnh”. Đối với thủy sản cần: “Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức thâm canh và bán thâm canh. Đặc biệt chú trọng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao”. Tỉnh ủy đã nêu ra nhiệm vụ: “Phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm (cây trồng/ vật nuôi) chủ lực dựa trên khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh".
Cũng trong năm 2016, tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1241/QĐ – UBND ngày 26/12/2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020, có xác định mục tiêu đến năm 2020: “Đối với cây trồng: DT trồng lúa chất lượng cao đạt khoảng 1.500 ha. DT trồng các loại cây có giá trị cao như: Khoai tây, khoai sọ, ngô ngọt, cây dược liệu đạt trên 450 ha, DT trồng cây Mắc ca 200 ha. Đối với con nuôi: Đàn trâu đạt 6 nghìn con; Đàn bò đạt 3,5 nghìn con; Đàn lợn đạt 13 nghìn con; Đàn gia cầm đạt 420 nghìn con. Đối với thủy sản: Tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và có sức chống chịu bệnh tốt như: trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, cá tầm, tôm, lươn, ếch, baba... Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 900 ha, sản lượng đến năm 2020 đạt khoảng 1000 tấn”.
Đặc biệt Sở NN&PTNT tỉnh đã triển khai thực hiện đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Khuyến nông, tăng cường số lượng cán bộ khuyến nông từ cấp huyện đến cấp xã để hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ các hộ nông dân phát triển sản xuất. Đây mạnh công tác tuyên truyền các thông tin về cây/con giống có giá trị kinh tế cao.
Kết quả thực hiện chính sách: các dự án đã được thực hiện trên địa bàn thành phố
- 02 dự án liên kết chăn nuôi và tiêu thụ vịt bầu an toàn sinh học: Tổng quy mô 6.881 con với 135 lượt hộ dân tham gia. Qua đó từng bước nâng cao số lượng, chất lượng đàn vịt bầu bản địa và tiến tới hình thành thương hiệu vịt địa phương.
- Dự án liên kết trồng và tiêu thụ xoài Đài Loan tại xã Nà Nhạn, Nà Tấu: Quy mô 11,054 ha với 22 hộ dân tham gia. Nghiệm thu 1 tháng sau trồng tỷ lệ sống cây xoài Đài đạt 97%, cây sinh trưởng phát triển tốt và dự kiến cây cho sản phẩm vào năm 2023.
- Thực hiện dự án liên kết chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt an toàn sinh học tại 8 xã, phường vùng lòng chảo với quy mô 122 hộ dân tham gia dự án, quy mô 6.350 con. Tỷ lệ gà sống đến xuất chuồng đạt 92,5%; Trọng lượng gà xuất chuồng đạt 2,01kg/con. Trung bình sau trừ chi phí hộ dân lãi từ 35-40 nghìn đồng/con.
- Phối hợp với 12 xã, phường triển khai, thực hiện dự án liên kết chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà thịt an toàn sinh học vụ 2 năm 2021. Quy mô dự án 7.790 con tương ứng 144 hộ dân tham gia. Dự kiến tỷ lệ sống đến xuất chuồng đạt 85%, trọng lượng gà trung bình 2kg/con; sau khi trừ chi phí hộ dân lãi 27.000 đồng/con
- Phối hợp với UBND xã Nà Tấu, phường Thanh Trường, Noong Bua thực hiện dự án liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm ngô vụ Đông với quy mô 10,5 ha (Phường Thanh Trường 3 ha ngô nếp, Noong Bua 3,5 ha ngô nếp, xã Nà Tấu 4 ha ngô sinh khối), 131 hộ dân tham gia dự án. Dự án giúp nông dân tăng thu nhập từ cây vụ 3; cung cấp nguồn thức ăn cho trâu, bò góp phần hạn chế trâu, bò chết đói, rét trong mùa đông.
2.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn nông thôn
Để đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào KVNT, tăng cường vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch CCKTNT, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008; Nghị quyết số 20 NQ/TW ngày 01/11/2012; Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010; Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015, Thông tư 10/2015/TT NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/; Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ...Các chính sách của Nhà nước đã đưa ra các cơ chế, hỗ trợ đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh ở KVNT, hỗ trợ về vay vốn phục vụ sản xuất; hỗ trợ về áp dụng tiến bộ KHCN, hỗ trợ về giảm tổn thất trong NN, phát triển nuôi trồng thủy sản... tạo điều kiện giúp cho các địa phương cấp tỉnh triển khai thực hiện chính sách đầu
ở mỗi giai đoạn nhất định.
Căn cứ vào chính sách của nhà nước, tỉnh Điện Biên đã ban hành và thực hiện chính sách đầu tư phát triển các ngành, nghề nông thôn như sau: Đối với nông nghiệp: “Ưu tiên các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa; xây dựng cánh đồng lớn, trồng rừng, bảo vệ rừng; trồng cây dược liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm; khu chế biến thức ăn gia súc gia cầm; xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHCN cao phục vụ NN; nuôi trồng thủy sản tập trung…”. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN và PTNT thực hiện tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với các nội dung hoạt động như: Nghiên cứu xây dựng các