Bài học cho Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ điện BIÊN PHỦ (Trang 86)

Thứ nhất, cần coi trọng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn của địa phương. Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch này cần tham khảo ý kiến của người dân, doanh nghiệp để đảm bảo tính khách quan và khả thi.

Thứ hai, cần thực hiện có hiệu quả chính sách đất đai phục vụ sản xuất NN và phi NN trên cơ sở đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo điều kiện xây dựng và hình thành các vùng sản xuất NN quy mô lớn, hiện đại, dễ dàng đưa KHCN và cơ giới hóa vào sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; thực hiện cơ chế thông thoáng, nhanh gọn và tiện lợi cho các cá nhân, hộ dân, DN và HTX liên quan đến các thủ tục về đất đai phục vụ sản xuất, kinh doanh đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào khu vực nông thôn.

Thứ ba, cần xem xét và lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi có thể mạnh, chủ lực cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng.. của từng vùng, từng địa phương. Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học và công nghệ gen trong việc lai tạo các

giống cây/con có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Muốn vậy cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Thứ tư, cần thực hiện tăng cường đầu tư phát triển ngành NN, CN, tiểu thủ CN và DV theo chiều sâu và mở rộng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn. Cần có các cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư cho khu vực nông thôn; tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút, hấp dẫn các DN, tổ chức kinh tế đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất vào địa bàn nông thôn. Cần xây dựng chính sách huy động vốn và hỗ trợ vốn theo hướng dễ tiếp cận, đơn giản cho người dân nông thôn, giúp họ đảm bảo đủ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cần xây dựng các chính sách vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo hướng phù hợp với đặc điểm, chu kỳ sản xuất đặc biệt là đối với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể... điều này sẽ giúp giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho người dân nông thôn. Cần có cơ chế hỗ trợ về thông tin thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm khu vực nông thôn; xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; thực hiện liên kết giữa người sản xuất với các DN trong và ngoài địa phương.

Thứ năm, cần xem xét điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, lạc hậu là một trong nguyên nhân không thu hút các DN đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh vào khu vực nông thôn, làm cản trở quá trình chuyển dịch CCKTNT, phát triển KTNT. Vì vậy, cần xem xét đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, đường, trường trạm, tài chính, ngân hàng...để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, mua bán và giao dịch trên địa bàn NT.

Thứ sáu, cần coi trọng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn . Cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân nông thôn tham gia học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật để dễ dàng chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của sản xuất CN và DV hiện nay.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng phát

triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất đai màu mỡ với bề mặt bằng phẳng tạo nên cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc với chiều dài 20 km và chiều rộng 6 km, bao bọc xung quanh là một vùng núi rừng trùng điệp hùng vĩ. Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ đến vĩ độ Bắc và từ đến

kinh độ Đông, phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp với huyện Điện Biên.

Thành phố Điện Biên Phủ nằm trên trục đường giao thông quan trọng Quốc lộ 279 và quốc lộ 6 đi Tuần Giáo – Hà Nội và qua Lào, cách cửa khẩu Tây Trang 35 Km, Quốc Lộ 12 lên các huyện phía Bắc và các cửa khẩu ,A Pa chải, Pa Nậm Cúm (Trung Quốc ), đi Sa Pa, Lào Cai; Có Cảng hàng không quốc tế Điện Biên Phủ liền kề với Thành phố Điện Biên Phủ, là đường hàng không quan trọng đang có triển vọng phát triển mạnh cả trong nước và Quốc Tế.

Thành phố Điện Biên Phủ có 12 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Him Lam, Mường Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường và 5 xã: Mường Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu, Pá Khoang, Thanh Minh.

Khí hậu thủy văn:

Thành phố Điện Biên Phủ có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 23℃, lượng mưa hàng năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.580 - 1.800 giờ.

Nguồn nước phong phú do có hệ thống sông Mê Kông chảy qua với phụ lưu chính là sông Nậm Rốm (bắt nguồn từ huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ đến Pa Thơm rồi chảy sang Lào). Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm. Thành phố có nhiều sông, suối, hồ phân bố tương đối đồng đều, đáng chú ý là hồ Pá Khoang.

 Đất đai:

Điện Biên Phủ có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Điện Biên Phủ là 6.427,1 ha, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố là 1.868,91 ha, chiếm 29,08% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.216 ha (chiếm 34,48%), diện tích đất chuyên dùng 286,19 ha (chiếm 4,45%). Ngoài ra, thành phố Điện Biên Phủ còn có 2.056 ha đất chưa sử dụng, chiếm 31,99% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).

 Tài nguyên

Tài nguyên rừng và thủy sản: có đủ 3 loại rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Nguồn thủy sản nước ngọt chủ yếu đến từ các sông, hồ. Khả năng cho phép khai thác lên tới 195 tấn/năm, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá chép, tôm,…

Tài nguyên du lịch: tài nguyên phục vụ du lịch như hệ thống di tích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Di tích đồi D, điểm pháo 105mm, di tích Đồi Cháy, di tích đồi F, di tích đồi E2), hệ thống di tích của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Di tích Trận Hậu cần hỏa tuyến Nà Tấu Km62, di tích Đường Kéo pháo bằng tay, Trận địa pháo 105mm, Trận địa pháo H6,di tích Sở chỉ huy Trung đoàn 98, Đại đoàn 316…), Hầm Đờ-cát-tơ-ri, Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, … và các khu du lịch sinh thái (Khu du lịch sinh thái Him Lam…)

Có thể thấy rằng thành phố Điện Biên Phủ có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên thuận lợi và thích hợp cho việc phát triển kinh tế nói chung và KTNT nói riêng.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ

 Về dân số và lao động nông thôn:

Tính đến ngày 01/01/2021, dân số của thành phố Điện Biên Phủ là 85.656 người với mật độ dân số là 261 người/ . Trong đó, dân số thành thị đạt 59.007 người, chiếm 68,89% dân số toàn thành phố và dân số nông thôn đạt 26.649 người, chiếm 31,11% dân số toàn thành phố. Khu vực nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ nằm trong cả 12/12

xã, phường (chủ yếu là 5 xã: trong đó có 4/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trừ xã Pá Khoang)). Lao động nông thôn (LĐNT) làm việc trong ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 65,35% tổng số LĐNT, tương tự trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 13,96%, trong ngành dịch vụ chiếm 20,69%. Như vậy, tỷ lệ LĐNT làm trong ngành NN vẫn cao, tuy có giảm qua từng năm nhưng tốc độ giảm chậm và không đáng kể. Lao động chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ ở mức rất cao (trên 70%), lao động có trình độ cao còn thấp… điều này sẽ làm cản trở quá trình phát triển KTNT khi mà lao động NN vẫn chiếm đa số và việc ứng dụng KHCN vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế.

 Tình hình kinh tế - xã hội:

Trong giai đoạn 2017 – 2020, KTNT của thành phố Điện Biên Phủ có tốc độ tăng tăng GTSX bình quân đạt 6,8%/năm. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người KVNT đạt 34,76 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,06 lần so với năm 2018. Cơ cấu hộ nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tính đến 01/10/2020, toàn thành phố có 2.963 hộ nông, lâm, thủy sản ( giảm 5,21% so với cùng thời điểm năm 2017). Trong đó, hộ NN giảm 3,43%, hộ lâm nghiệp tăng 2,94%, hộ thủy sản giảm 5,83%. Số hộ công nghiệp, xây dựng tăng 5,87%, hộ dịch vụ tăng 10,88%. Cơ cấu hộ nông, lâm, thủy sản khu vực NT liên tục giảm dần qua các năm.

2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn2017 – 2021. 2017 – 2021.

Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2021, KVNT của thành phố Điện Biên Phủ cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành NN, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Đơn vị: %

100%

0%

2017 2018 2019 2020 2021

Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu (%) GTSX theo ngành kinh tế KVNT của thành phố

Điện Biên Phủ giai đoạn 2017-2021

(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ)

Theo số liệu từ biểu đồ, trong giá trị sản xuất (GTSX), tỷ trọng ngành NN đã giảm từ 47,21% năm 2017 xuống còn 30,42% năm 2021; ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,36% năm 2017 lên 26,53% năm 2021; ngành dịch vụ tăng từ 33,43% năm 2017 lên 43,05% năm 2021. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố. Dạng CCKT trên địa bàn nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ năm 2017 là Nông nghiệp – Dịch vụ – Công nghiệp, xây dựng, năm 2021 là Dịch vụ – Nông nghiệp – Công nghiệp, xây dựng.

Cơ cấu ngành kinh tế KVNT của thành phố còn được thể hiện rõ ở cơ cấu LĐNT làm việc theo ngành.

a. Cơ cấu ngành Nông nghiệp

Cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu nông – lâm – thủy sản năm 2017: 76,72% - 13,3% - 9,98%; năm 2021: 71,66% - 10,66% - 17,68%. Mặc dù tỷ trọng ngành NN đã giảm từ 76,72% (năm 2017) xuống còn 71,66% (năm 2021), nhưng cho thấy vẫn còn ở mức khá cao. Ngành lâm nghiệp có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng nên tăng liên tục qua các năm, nhưng không nhiều. Ngành thủy sản có sự biến động nhẹ (giảm vào năm 2020) nhưng không đáng kể. Như vậy, có thể thấy rằng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản.

Bảng 2.1: Cơ cấu (%) GTSX ngành Nông – lâm – thủy sản KVNT của thành phố

Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị tính: %

Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

2017 100 76,72 13,3 9,98

2018 100 75,97 13,21 10,82

2019 100 75,29 14,37 10,34

2020 100 72,43 10,56 17,01

2021 100 71,66 10,66 17,68

(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ) Nội ngành nông nghiệp: Theo số liệu thống kê, cơ cấu nội ngành NN giai đoạn 2017 – 2021 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2017 chiếm 81,37% trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp giảm xuống còn 68,14% năm 2021, tuy nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo. Ngành chăn nuôi và dịch vụ có xu hướng tăng lên, ngành chăn nuôi tăng mạnh từ 17,27% năm 2017 lên đến 25,58% năm 2021; ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 1,36% năm 2017 lên 6,28% năm 2021. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nội nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng, trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế và thế mạnh về con nuôi, cây trồng của thành phố Điện Biên Phủ.

Nội ngành lâm nghiệp: Cơ cấu nội ngành lâm nghiệp có sự chuyển dịch tăng, giảm không đều qua các năm đối với tất cả các ngành khai thác lâm sản; trồng rừng và các hoạt động dịch vụ lâm sản khác. Trong đó GTSX khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành lâm nghiệp. Trồng và nuôi rừng có thời điểm giảm do thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

Nội ngành thủy sản: Cơ cấu nội ngành thủy sản chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản đang có xu hướng phát triển nhanh và đang trở thành ngành mũi nhọn trong KTNT của thành phố Điện Biên Phủ. Theo thống kê, DT nuôi trông thủy sản năm 2017 là 85,95 ha, năm 2021 là 973,05 ha (gấp 11,32 lần so với năm 2017). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 258,77 tấn, năm 2021 đạt 1063,62 tấn (tăng 804,85 tấn tương ứng tăng 311,02% so với năm 2017).

b. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng KVNT

Giai đoạn 2017 – 2021, GTSX ngành công nghiệp, xây dựng KVNT năm 2017 đạt 1049,4 tỷ đồng đã tăng lên thành 1268,98 tỷ đồng năm 2021 (tăng 219,58 tỷ đồng tương đương tăng 20,92% so với năm 2017). Trong cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng, ngành CN chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong suốt những năm qua. Ngành xây dựng có sự tăng, giảm thất thường qua các năm do các dự án, quy hoạch của tỉnh, thành phố.

Bảng 2.2: Cơ cấu (%) GTSX ngành công nghiệp – xây dựng KVNT của thành phố

Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị tính: %

2017 2018 2019 2020 2021

CN chế biến, chế tạo 85,72 85,47 84,23 84,56 85,09 Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt, nước nóng, hơi

nước và điều hòa không khí Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

Xây dựng 13,43 13,56 14,32 12,41 12,34

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ) c. Cơ cấu ngành dịch vụ ở KVNT

Giai đoạn 2017 – 2021, GTSX ngành DV của thành phố đã tăng từ 3.185, 67 tỷ đồng năm 2018 lên 4.126,12 tỷ đồng năm 2021 (tăng gấp 1,3 lần). Trong cơ cấu ngành DV, ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ điện BIÊN PHỦ (Trang 86)