Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ điện BIÊN PHỦ (Trang 117 - 120)

Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng nguồn lực và thế mạnh của địa phương, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu KTNT theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đưa công nghệ cao, công nghệ sạch, thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo đầu người khu vực nông thôn giai đoạn 2021 – 2025 cần đạt 7% (tốc độ tăng trưởng GDP toàn thành phố là 10%). Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành NN, CN, DV : 10% – 36% – 54%. Thu nhập bình quân theo đầu người khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%. Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí Nông thôn mới là 100%. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn theo chuẩn nghèo đa chiều còn 10,94%.

Dưới đây là dự báo một số chỉ tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2021 – 2025.

Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của thành phố

Điện Biên Phủ giai đoạn 2021 – 2025

STT Chỉ tiêu

1 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo đầu người (%) 7 2 Tốc độ tăng GTSX (%) bình quân hằng năm, trong đó:

2.1 Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản 2

Nông nghiệp 1,2

Lâm nghiệp 8

Thủy sản 10

2.2 Công nghiệp – Xây dựng 8

2.3 Dịch vụ 16

3 Cơ cấu kinh tế (theo giá trị sản xuất) (%)

Nông – Lâm – Thủy sản 10

Công nghiệp – Xây dựng 36

Dịch vụ 54

4 Thu nhập bình quân theo đầu người KVNT (triệu đồng) 45 5 Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (%) Trên 80 6 Mỗi năm giải quyết việc làm (lao động) Trên 3000

7 Tỷ lệ ứng dụng công nghệ sinh

xuất nông nghiệp (%) 8 Các xã trên địa bàn đạt chuẩn Nông thôn mới (%) 100

11 Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn (nghèo đa chiều) (%) 10,97

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025)

3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Đối với ngành nông nghiệp:

Về trồng trọt: Phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế vùng/địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN, đặc biệt là công nghệ cao; tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biển, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng: giảm dần diện tích các loại cây trồng như cây lúa, ngô, lạc, mía... sang tăng dần diện tích các loại cây trồng như rau các loại, cây ăn quả có hiệu quả cao như Thanh Long, Bưởi diễn, Chuối tiêu hồng…

Về chăn nuôi: Thực hiện chăn nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể của ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030 của Thủ tướng chính phủ. Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại chăn nuôi theo cơ chế thị trưởng và theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất...Hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư theo quy

hoạch. Gắn phát triển chăn nuôi với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển các con nuôi chủ lực: trâu, bò, dê, lợn, gia cầm.

Ngành thủy sản: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến và cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong, ngoài thành phố và xuất khẩu. Định hình cơ cấu đối tượng nuôi chủ lực, cơ cấu diện tích nuôi, vùng nuôi, loại hình nuôi... Phát triển các vùng nuôi thủy sản công nghiệp tập trung công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và áp dụng VietGap trong nuôi trồng thủy sản.

Ngành lâm nghiệp: Thực hiện cơ cấu lại các loại rừng, về cơ bản giữ ổn định diện tích rừng đến năm 2025 là: 2.827,9 ha, nâng tỷ lệ rừng che phủ lên 48% . Nâng cao giá trị các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tự nhiên, rừng trồng phòng hộ vùng đồi núi, rừng sản xuất. Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây có giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị kinh tế cao (cao su, cà phê, ca cao, mắc ca..) với cơ cấu loài cây cụ thể, tăng năng suất rừng trồng, đáp ứng một phần nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong và ngoài thành phố.

Đối với ngành CN và TTCN nông thôn, làng nghề truyền thống:

Cơ cấu lại sản

xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Trước mắt cần tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản... tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp, xác định đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động trong nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ. Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm và những ngành nghề, làng nghề truyền thống như: dệt thảm, mây tre đan, cói, chế tác đá mỹ nghệ,...gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới

Đối với ngành thƣơng mại, dịch vụ nông thôn: Phát triển các ngành dịch vụ thương

mại ngân hàng, vận tải, bưu điện xuống tận các xã phục vụ yêu cầu đổi mới nông thôn. Hình thành các cơ sở dịch vụ thuận lợi cho việc phát triển thị trường nông thôn, nhất là vốn, dịch vụ kỹ thuật, vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông

thôn có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế nông thôn của thành phố. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông nông thôn phải từng bước đưa vào cấp hạng, xây dựng mặt đường các loại. Giải quyết 100% các xã trong địa bàn thành phố có đường ô tô đi đến tận các xã. Phát triển đồng bộ các loại dịch vụ bưu chính, tải chính ngân hàng, y tế, giáo dục, chợ nông thôn đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân nông thôn, tạo cơ hội thu hút các DN, thương nhân tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh vào địa bản nông thôn.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ điện BIÊN PHỦ (Trang 117 - 120)