cầu tưới tiêu trong sản xuất.
Tiếp đến là, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các công việc như: lập kế hoạch xây dựng, huy động vốn đầu tư, tổ chức và chỉ đạo thi công, quản lý sử dụng và khai thác các công trình giao thông. Mạng lưới giao thông cần được phát triển theo hướng hình thành mạng lưới giao thông nông thôn nối liền với mạng lưới giao thông quốc gia; đảm bảo thông suốt trong mọi thời tiết, cung cấp các dịch vụ vận tải thuận lợi, phù hợp với mức sống của người dân nông thôn. Ưu tiên phát triển giao thông nông thôn ở các xã đông dân cư, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Thứ ba là, xây dựng và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, điện, nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân nông thôn. Phát triển hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... ở khu vực nông thôn đáp ứng phù hợp với mức sống của người dân nông thôn.
Thứ tư là, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua các chính sách, cơ chế ưu đãi về đầu tư bao gồm tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thủ tục đăng ký đầu tư đơn giản, thông thoáng, miễn, giảm tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng...