Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ điện BIÊN PHỦ (Trang 113 - 116)

Đầu tiên, đối với chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và hộ dân về DĐĐT còn hạn chế, một số cấp ủy đảng và chính quyền xã/bản/huyện chưa thực sự coi trọng công tác DĐĐT.

Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT gặp khó khăn, diễn ra chậm. Sau DĐĐT vị trí các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân đã bị thay đổi, số lượng thửa đất thay đổi, quy mô diện tích thay đổi, thông tin ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không còn phù hợp với thực tế, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ không còn giá trị.

Thủ tục giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các dự án đầu tư sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn phức tạp, thời gian giải quyết lâu...đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại một số huyện còn chưa phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năng lực của cán bộ làm công tác quy hoạch, thẩm định còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận người dân về sử dụng đất còn hạn chế.

Thứ hai, đối với chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao: Công tác khảo sát, dự báo thị trưởng chưa được quan tâm chú trọng, sản xuất chưa gắn với thị trường, sản phẩm chưa gắn với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, chi phí mua

giống, giá cả vật tư đầu vào, ngày công lao động có xu hướng tăng trong khi giá cả hàng nông sản lên, xuống thất thường. Cơ chế hỗ trợ cho sản xuất dàn trải, hỗ trợ nhiều loại cây trồng, chưa tập trung hỗ trợ những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tình trạng chuyển đổi đối với một số hộ còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch của địa phương.

Công tác chế biến nông sản còn yếu kém, sản phẩm bán vẫn chỉ là sản phẩm thô, giá thành thấp. Bên cạnh đỏ,chưa có sự liên kết giữa nhà sản xuất, nhà chế biển, doanh nghiệp tiêu thụ; toàn thành phố chưa có nhà máy chế biến lớn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Sản phẩm chủ yếu bán cho các thương lái nên cả nhà sản xuất và người tiêu dùng bị ép giá.

Thứ ba, đối với chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh: Đối với đầu tư trên địa bàn nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ vẫn còn những bất cập, hạn chế trên là do các cấp, ngành và địa phương chưa thực sự coi trọng và ưu tiên đầu tư công cho phát triển nông thôn đặc biệt là sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch. Đầu tư nông nghiệp còn thực hiện dàn trải, chưa tập trung nhiều vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các giống vậy/con nuôi có lợi thế, có chất lượng và có giá trị kinh tế cao. Các DN chưa thực sự mặn mà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và dự án nông nghiệp công nghệ cao. Khả năng dự báo thị trường, giới thiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế. Thực hiện liên kết chuỗi từ người sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm bước đầu có những mô hình tốt nhưng nhìn chung còn lỏng lẻo, thiếu bền vững, chưa gắn kết chặt chẽ lợi ích và trách nhiệm các bên với nhau...

Đối với chính sách vốn, tín dụng NN, NT, các hộ nông dân, DN, HTX gặp khó khăn trong việc vay vốn là do: Thủ tục vay vốn còn phức tạp. Theo đó, khi vay vốn các ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp như GCN quyền sử dụng đất và phải được chính quyền địa phương xác nhận. Trong khi thực tế hiện nay việc cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh còn diễn ra chậm chạp. Ngoài ra, có thể là các hộ nông dân, DN, HTX chưa thực sự hiểu rõ về các quy định vay vốn hiện nay.

Thứ tư, đối với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Kinh phí hỗ trợ chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, do vậy kinh phí cho các xã triển khai chưa liên tục để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Hơn nữa, người dân quan niệm các công trình hạ tầng nông thôn là dự án nên chưa phát huy được nội lực của dân (ngày công lao động). Thêm vào đó, công tác thông tin, tuyên truyền chưa được tăng cường đặc biệt

là tuyên truyền về cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong điều kiện mới, để người dân hiểu. tự giác và tự nguyện tham gia.

Thứ năm, đổi với chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn: Nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền, hội, đoàn thể cấp xã, phường về công tác đào tạo nghề còn hạn chế, thụ động, quá trình triển khai, tổ chức thực hiện vẫn còn mang tính phong trào. Việc lựa chọn các nghề để dạy ở các địa phương chưa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế và khai thác các nghề có thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cấp xã chưa sâu sát, chưa làm cho người LĐNT nhận thức được lợi ích khi tham gia đào tạo nghề. Một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa coi trọng công tác dạy nghề cho LĐNT tại địa phương mình dẫn đến việc chỉ đạo, hướng dẫn kém hiệu quả. Cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề vẫn còn thiếu, hiện nay chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề cấp huyện. Một số cơ sở dạy nghề chưa thực sự năng động, nhạy bén để bắt kịp với những yêu cầu mới về ngành nghề, trình độ đào tạo nhất là các yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của DN và thực tiễn của địa phương.

Chương trình đào tạo nghề chưa cập nhật kịp thời với những thay đổi kỹ thuật của doanh nghiệp, tài liệu học tập, tham khảo cho học viên còn thiếu... Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền địa phương chưa nhiều và chưa thường xuyên. Việc thực hiện xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề tại địa phương chưa tốt, do đó chưa huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho đào tạo nghề.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế nông thôn của thành

phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG THÔN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ điện BIÊN PHỦ (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w