Quy trình cho vay tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân chính giai đoạn 2014 2016 (Trang 37 - 40)

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam Chi Nhánh Tân

2.2.1.2. Quy trình cho vay tại chi nhánh

Quy trình cho vay là thứ tự các công việc ngân hàng thực hiện đối với một khoản cho vay.

Mỗi ngân hàng thiết lập cho mình một quy trình cho vay riêng, nhưng nhìn chung quy trình cho vay một ngân hàng thương mại chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước cho vay

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng Khả năng sử dụng vốn vay

Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Thông tin về đảm bảo cho khoản vay

Để có được những thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin sau:

Đơn đề nghị vay vốn

Các giất tờ chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng

Phương án kinh doanh hay phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ Báo cáo tài chính nếu khách hàng là các tổ chức kinh tế

Các giấy tờ có liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay nợ

Các giấy tờ liên quan khác.

Bước 2: Phân tích – thẩm định hồ sơ vay vốn

Phân tích tín đụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

Mục tiêu: Tìm kiếm nhưng tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi roc ho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái đô, thiện chi của khách hàng làm cơ sở cho việc ra queyét định cho vay.

Trong khâu này, ngân hàng sẽ quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt Từ chối cho vay với một khách hàng tốt

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Giai đoạn trong khi vay

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng

Sau khi quyết định cho khách hàng vay, ngân hàng sẽ ký với khách hàng một hợp đồng tín dụng. Kể từ thời điểm ks hợp đồng tín dụng, ngân hang thành lập bộ hồ sơ chjo vay bao gồm các giất tờ hình thành từ hai giai đoạn trước cùng với bản hợp đồng vừa mới được ký kết. hồ sơ tín dụng là cơ sở pháp lý quan trọng chứng minh sự hình thành, tồn tại và kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng. Vì vậy, nó luôn được bổ sung thương xuyên trong các giai đoạn tiếp theo và được bảo quản nghiêm ngặt. Đặc biệt các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo được giao cho bộ phận ngân quỹ và được bảo quản như tiền mặt.

Bước 5: Giải ngân

Ở nước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sjw vận đọng hàng hóa hoặc dịch vuk có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Giai đoạn sau cho vay

Bước 6: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình của khách hàng… để đảm bảo khả năng thu nợ.

Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận phương thức trả nợ tiền vay cụ thể và được quy định trong hợp đồn. Việc trả nợ cũng có thể thực hiện theo nhiều cách như trả một lần vào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời gian vay, trả theo tài khoản vãng lai…

Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ với ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo tiền vay cho khách hàng. Khi khách hàng không trả đủ số nợ ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển số nợ đó qúa nợ quá hạn. Khoản nợ quá hạn sẽ chịu lãi suất quá hạn cao hơn mức thông thường. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, nếu ngân hàng xét thấy chính đáng thì có thể thực hiện gia hạn nợ cho khách hàng.

Bước 8: Xử lý nợ có vấn đề và thành lý hợp đồng tín dụng

Những trường hợp nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khả năng và mức độ thu hồi. Tùy vào trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp thu nợ từ mềm dẻo đến khắt khe với mục đích thu nợ ở mức tối đa có thể được. Những khoản nợ quá hạn sau khi đã được xử lý để chấm dứt sự tồn tại kết thúc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân chính giai đoạn 2014 2016 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w