Mở rộng điều kiện về tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân chính giai đoạn 2014 2016 (Trang 68 - 69)

3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt độngcho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nh nông

3.2.1.2. Mở rộng điều kiện về tài sản đảm bảo

Cơ chế đảm bảo: Hiện nay, tại chi nhánh việc các DNNVV phải có TSĐB khi đến vay vốn gần như là một yêu cầu bắt buộc để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh phải linh hoạt và chủ động hơn trong việc xét TSĐB. Cần xác định cho doanh nghiệp vay dựa trên cơ sở dòng tiền, phương án sản xuất kinh doanh của họ, chứ không nên cứng nhắc dựa trên tài sản thế chấp, quy mô vốn của DN. Tăng cường cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng, linh hoạt trong cho vay tín chấp khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, có uy tín trong thanh toán vốn vay nhằm giảm thiểu thủ tục hồ sơ khi vay vốn. Nếu doanh nghiệp xuất trình được hợp đồng bán hàng cho các đối tác có uy tín, có thương hiệu lớn, khách hàng có khả năng thanh toán tốt thì chi nhánh nên căn cứ vào đó để linh hoạt cho vay với hạn mức hợp lý...

Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng các khoản phải thu, nguyên vật liệu tồn kho, giấy tờ có giá, quản chấp lô hàng... phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và xếp hạng DNNVV. Tuy nhiên việc thẩm định TSĐB phải được tiến hành một cách cẩn thận và chính xác để hạn chế tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Đối với TSĐB là bất động sản nhân viên tín dụng nên xem xét kĩ lưỡng tình hình biến động giá cả thị trường bất động sản, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát mãi. Đặc biệt chi nhánh nên có một phòng thẩm định riêng TSĐB là bất động sản nhằm hạn chế tính kém thanh khoản của loại tài sản này vì phần lớn TSĐB của DNVVN ở chi nhánh hiện nay là bất động sản. Còn đối với TSBĐ là động sản cần thường xuyên quản lý, theo dõi, kiểm tra tình trangh của chúng để có thể chấn chỉnh xử lý kịp thời khi có biến động.

Trong trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể buộc khách hàng phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, và doanh thu bán hàng của khách hàng phải chuyển về tài khoản này. Tài khoản này có thể xem như là đảm bảo tài chính cho món vay. Để tránh trường hợp doanh nghiệp cũng mở tài khoản tại ngân hàng nhưng đồng thời cũng mở một tài khoản tại ngân hàng khác và chuyển doanh thu về ngân hàng kia, các ngân hàng có thể đi đến một cam kết là thông báo cho nhau về một khách hàng nào đó có mở tài khoản tại ngân hàng mình hay không (khi có sự đồng ý của người đi vay). Điều này không khó vì khách hàng muốn vay được thì phải chấp nhận các quy định của ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải nâng cao các dịch vụ thanh toán, thủ tục nhanh chóng, an toàn và hiệu quả tạo sự tiện ích cao cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân chính giai đoạn 2014 2016 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w