Nhận xét chung về hoạt độngcho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNO&PTNT Việt

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân chính giai đoạn 2014 2016 (Trang 57)

tại NHNO&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tân Chính Đà Nẵng.

2.3.1. Kết quả đạt được

Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ là hỗ trợ phát triên DNNVV trong giai đoạn 2014 – 2016, NHNo&PTNT VN – Chi nhánh Tân Chính Đà Nẵng đã mở rộng cho vay vón đối với DNNVV, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các DN trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đấy GDP tăng trưởng trong thời gian qua và đem lại thu nhập cho ngân hàng. DNNVV sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng hướng đến trong thời gian tới. Nhìn chung, trong 3 năm 2014 – 2016 qua, ngân hàng đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.

Việc mở rộng cho vay đã đáp ứng được nhu cầu vốn khi cần thiết của các DNNVV. Đồng thời còn giúp cho chi nhánh tiếp cận thêm bới nhiều đối tượng khách hàng từ đó giúp mở rộng được lượng dịch vụ cung cấp như tài khoản thẻ, dịch vụ tự vấn, thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh…

Chất lương cho vay ngày càng được đảm bảo, thể hiện ở việc doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua 3 năm, công tác thu nợ được đẩy mạnh

do đó nâng cao mức thu nợ bình quân, dư nợ cho vay có tốc độ gia tăng đáng kể, tỷ lệ nợ xấu của khối DNNVV có xu hướng giảm mạnh.

Đối với những ngành nghề không hiệu quả ngân hàng đã hạn chế cho vay, đối với các doanh nghiệp kinh doanh tốt, những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực đã được chi nhánh quan tâm, mở rộng cho vay đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn cần theiét cho hoạt động của doanh nghiệp

Giáo dịch của chi nhánh đối với các DNNVV càng ngày tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày càng có nhiều khách hàng mới đến giao dịch với chi nhánh, điều đó thể hiện uy tín và vị thế của ngân hàng trên địa bàn thành phố

Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn là việc làm thường xuyên luôn được ban lãnh đạo quan tâm và cán bộ tín dụng bám sát đôn đốc, nhờ có những biện pháp xử lý kiên quyết và triệt để nên chất lượng tín dụng đối với DNNVV được đảm bảo

Chính sách lãi suất mà Chi nhánh đưa ra rất linh hoạt. Đơn cử cho chính sách điều hành linh hoạt này là việc ban hành văn bản số 1691/NHNN-TD. Văn bản này được NHNN ban hành ngày 19/3, trong đó đề nghị 5 NHTM Nhà nước thực hiện cho vay mới phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm với lãi suất cho vay đối với một số linh vực khác được vay với mức từ 9- 10%/năm. Đặc biệt, với những khách hàng là DN tốt còn được hưởng lãi suất thấp hơn là từ 7.5-8%/năm. Đối với các khoản vay cũ, mức lãi suất vay 15%/năm đã được NHNo&PTNT giảm xuống còn 13%/năm. Thậm chí không chỉ DN tốt ngân hàng mới cho vay với lãi suất 9-10% mà cả các DN gặp khó khăn nhưng chỉ sau một thời gian có thể khắc phục, ngân hàng vẫn sẵn sang chấp nhận cho vay với lãi suất 6-8% để DN có cơ hội phục hồi

Công tác quản lý tín dụng đang có những bước tiến quan trọng, Ban Giám đôc đã triển khai quán triệt đến các CBVN luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, tuân thủ các quy chế, quy trình nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Hồ sơ TSĐB nợ vay hầu hết đều được công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.

Đội ngũ CBTD trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao giúp cho công tác thẩm định có hiệu quả. Hàng tuần CBTN tại Chi nhánh thay phiên nhau đi họp nhằm nâng cao trình độ và tiếp thu những kiến thức mới để phục vụ cho công tác thẩm định tại NH

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đốivới Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT VN – Chi nhánh Tân Chính với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT VN – Chi nhánh Tân Chính Đà Nẵng

2.3.2.1. Hạn chế

Trong những năm qua hoạt động cho vay DNNVV tại NHNo&PTNT VN – Chi nhánh Tân Chính Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã có những bước phát triển mới góp phần vào công cuộc CNH-HĐH, cũng như phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động cho vay đối với DNNVV của NH còn gặp một số tồn tại nhất định ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNNVV như sau:

Thứ nhất, đa số các khoản vay của ngân hàng phải có TSBĐ, điều này làm hạn chế sự linh động trong công tác cho vay. Trước đây, khi thẩm định xem xét cho vay, đánh giá đầy đủ các yếu tốt chủ quan, nội tại của DN. Và yên tâm rằng khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện cần thì đã có thể xem xet cấp tín dụng. Còn biện pháp kiểm soat, TSDBB được xem là điều kiện bổ sung không mấy quan trọng. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng quy chế cho vay. Vì vậy TSBĐ được chuyển sang điều kiện cần nên việc thẩm định TSBĐ phải được đề cao trong công tác thẩm định cho vay của NH, lúc này NH phải tiến hành định giá chính xác giá trị tài sản, sang lọc được khách hàng xấu, xét thấy đảm bảo mới quyết định cho vay nên mất khá nhiều thời gian. Điều này là một trở ngại cho các DNNVV bởi các doanh nghiệp thiếu vốn lại không đáp ứng đủ điều kiện về TSĐB nên không thể tiếp cận vốn vay cảu chi nhánh. Về vấn đề tài sản đảm bảo, các DN trên địa bàn đa phần là sử dụng đất thuê nên các tài sản dung

để đảm bảo cho các khoản vay chủ yếu là máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Mức thanh khoản của những tài sản này còn khá yếu nên khó có thể bản nhanh trên thị trường. Việc này cũng dẫn đến các DNNVV khó tiếp cận được vốn vay từ NH.

Thứ hai, các khoản cho vay chưa trải đều ở ngành kinh tế. Việc ngân hàng tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn có những mặt tốt, mặt tích cực song việc đầu tư vốn phát triển hài hòa có sự hỗ trợ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn mới có thể tạo ra được sức mạnh tổng họp để phát triển kinh tế. Tại NHNo&PTNT VN – Chi nhánh Tân Chính Đà Nẵng dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp, tiếp theo là ngành thương mại dịch vụ và các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp.

Thứ ba, về cho vay đối với loại hình doanh nghiệp ngân hàng phấn lớn tập trung cho vay thuộc loại hình công ty TNHH. Điều này sẽ gây ra nhiều điều bất cập trong hoạt độngcho vay vì các loại hình doanh nghiệp khác sẽ không có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng, vì vậy sẽ không có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động.

Thứ tư, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trong suốt 3 năm qua vẫn còn ở mức khá cao. Riêng năm 2016 thì tỷ lệ nợ xấu cho vay của Chi nhánh đảm bảo < 3%. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù năm 2016 nằm trong vùng an toàn những ban lãnh đạo chi nhánh cũng cần quan tâm xem xet sau hơn nguyên nhân nợ để có biện pháp hạn chế kịp thời để kiểm soát tốt tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh như thế nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh đã thực hiện chính sách bán nợ. Trong một số trường hợp bán nợ sẽ có kết quả tốt giúp giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng buộc chi nhánh phải hi sinh 1 khoản lợi nhuận cho dư phòng rủi ro.

Thứ năm, chi nhánh chỉ tập trung cho vay DNNVV tại khu vực Lê Duẩn và khu vực lân cận, chi nhánh vẫn còn hạn chế mở rộng cho vay tại nhiều quận huyện trên địa bàn, mạng lưới giao dịch của chi nhánh vẫn còn khá thưa thớt. Do đố sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận của chi nhánh đến các doanh nghiệp thuộc khu vực những khu vực khác.

Thứ sáu, bản thân ngân hàng phải cạnh tranh với các nguồn tài chính khác trong việc cung cấp vốn cho các DNNVV, chẳng hạn như các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Đà Nẵng, các quỹ đầu tư, cá nhân cho vay, nguồn tài chính từ các thành viên gia đình, bạn bè của chủ doanh nghiệp và các nguồn tài chính không chính thức khác… Điểm yếu của các nguồn tài chính không chính thức này là quy mô nguồn vốn nhỏ, chi phí vay thường cao hơn lãi suất ngân hàng. Điểm mạnh của chúng là thủ tục nhanh chóng, chủ yếu dựa vào quan hệ quen biết cá nhân, và hình thức giải ngân đa dạng, đáp ứng yêu cầu kịp thời về tiền mặt của các doanh nghiệp.

Cuối cùng, trong quy chế cho vay, thì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản phải được công chứng những thủ tục công chứng còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Đôi khi gặp phải hiện thượng viên chức nhà nước gây nhũng nhiễu về thủ tục

Trong bối cảnh như hiện nay, thiết nghĩ những tồn tại trên nếu không sớm được khắc phục sẽ là một cản trở trong việc mở rộng cho vay đối với DNNVV.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Từ phía ngân hàng

Thủ tục và quy trình vay vốn của ngân hàng hiện đang áp dụng chung chung cho mọi đối tượng là khách hàng doanh nghiệp nên có những điểm chưa phì hợp với đặc thù hoạt động của khối DNNVV. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay DNNVV tại chi nhánh trung bình vào khoảng hơn một tuần, do đó nhiều khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên chân chủ yếu là do tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Ngoài bước giải ngân phụ thuộc bộ phận kế toán, còn lại hầu như các khâu trong quy trình tín dụng đều do chính phòng tín dụng làm. Điều này một mặt cho thấy sự thiếu chuyên môn hóa trong việc cho vay, mặt khác gây nên áp lực nặng nề cho các nhân viên tín dụng từ đố dẫn đến không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm việc. Ngoài ra việc một nhân viên tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc như vậy có thể dẫn đến hạn chế trong việc đánh giá đúng giá trị của TSĐB, đồng thời

cũng có thể tình cờ tạo “lỗ hổng” cho các nhân viên tín dụng trong việc thông đồng với khách hàng.

Tuy đã có quy định về cho vay không có tài sản đảm bảo nhưng thực tế các hợp đồng cho vay của NH với DNNVV vẫn chủ yếu dựa trên tài sản đảm bảo, chưa mạnh dạn áp dụng cho vay theo tín chấp hoặc nếu có thì yêu cầu đối với doanh nghiệp là khá cao. Tài sản đảm bảo vì đa số các DNNVV muốn vay vốn từ NH cần phải có tài sản đảm bảo, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản thế chấp để vay vốn. Tuy doanh nghiệp đó đáp ứng hầu như đầy đủ các điều kiện mà NH đưa ra nhưng tổng giá trị thấp thì NH cũng chỉ cho vay theo tỷ lệ so với tài sản thế chấp chứ không đáp ứng nhu cầu vốn của DN.

NH nhận làm tài sản đảm bảo, việc xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cũng rất khó khăn, ngân hàng thường đưa ra mức giá thấp hơn giá trị thị trường (đặc biệt với máy móc, dây chuyện, thiết bị đã qua sử dụng, các tài sản tự chế, cải tạo…) nên gây khó khăn cho việc xây dựng quan hệ.

Nguồn vốn không ổn định, lãi suất cho vay biến động tăng, giảm liên tục gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN và hoạt động cho vay của ngân hàng.

Về phía ngân hàng khả năng quản lý, thu thập, xử lý và phân loại thông tin về đối tượng khách hàng DNNVV vẫn còn nhiều hạn chế. Chi nhánh vẫn chưa có cán bộ chuyên sâu phụ trách mảng này. Điều đó làm cho ngân hàng chậm trễ trong việc đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp.

Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt, chịu trách nhiệm về một khoản cho vay không chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có những biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay.

Chưa thực sự quan tâm đến yếu tố còn người, không thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ giúp nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên của NH.

Từ phía DNNVV

Tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phương án kinh doanh được coi là một yếu tố then chốt trong việc ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin vay của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các DNNVV thường yếu về kỹ năng quản lý và tài chính, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên tại một số khu vực phát triển mạng lưới giao dịch của chi nhánh còn khá thưa thớt. Do đó sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận của chi nhánh đến các doanh nghiệp thuộc khu vực này.

Ý thức trả nợ của DNNVV. Một số DNNVV không trả nợ đúng hạn, cố tình gia hạn nợ và lừa đảo ngân hàng tại ra cho NH có tâm lý e ngại hoặc khắt khe khi quyết định cho vay.

Các doanh nghiệp vay vốn nhưng không có đủ tài sản thế chấp vì đây là nguồn thu thứ hai của NH khi DN không trả được nợ. Vì ở nước ta các doanh nghiệp thường có nguồn vốn tự có thấp, phần lớn là nguồn vốn đi vay và tài sản đảm bảo không nhiều.

DNNVV vay vốn nhưng sau đó lại sử dụng vốn vay đó vào mục đích khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc này dẫn dến việc trả nợ không đúng hạn cho NH. Đây cũng là một lý do mà NH chưa hoàn toàn quan tâm đến việc cho vay đối với DNNVV.

Trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, tay nghề công nhânthấp kém dẫn đến dịch vụ sản phẩm không cao, khả năng cạnh tranh kém, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường và lợi nhuận thấp cũng gây rủi ro cao đối với NH.

Trình độ quản lý còn thấp, hiểu biết về cơ chế pháp luật của chủ doanh nghiệp còn hạn chế thì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp đó và ảnh hưởng đến tinh trạng trả nợ gốc và lãi cho NH.

Trình độ marketing và bán hàng của DNNVV còn hạn chế. Việc tìm kiếm thị trường, chủ động đưa ra các chương trình marketing cho sản phẩm hàng hóa của mình chưa phải là thói quen của các DNNVV.

Từ môi trường vĩ mô

Bản thân ngân hàng phải cạnh tranh với các nguồn tài chính khác trong việc cung cấp vốn cho các DNNVV, chẳng hạn như các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Đà Nẵng các quỹ đầu tư, cá nhân cho vay, nguồn tài chính từ các thành viên gia đình, bạn bè của chủ doanh nghiệp và vay các nguồn tài chính không chính thức khác… Điểm yếu của các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân chính giai đoạn 2014 2016 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w