3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt độngcho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nh nông
3.2.1.8. Xúc tiến hoạt độngcho vay
Tại địa bàn thành phố Đà Nẵng ngoài Tân Chính còn có các khu công nghiệp khác như: Liên Chiểu, An Đồn, Hoà Cầm hay như khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc hiện có nhu cầu rất lớn về vốn sản xuất kinh doanh, nhưng quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp khu vực này còn hạn chế. Để mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất cần thực hiện các biện pháp như:
Mở rộng mạng lưới giao dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp để giải quyết kịp thời các nhu cầu vay vốn và cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp.
Liên hệ với các sở ban ngành, ban quản lý các khu công nghiệp để thu thập xử lý thông tin về các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, tạo sự tiện ích cho khách hàng. Trên cơ sở đó thu hút các khoản tiền thanh toán, các khoản tiền thu từ bán
hàng của khách hàng... qua tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng. Đây cũng sẽ là đảm bảo tài chính tốt nhất trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
Ngân hàng cũng có thể mở rộng cho vay các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp, khu chế xuất, cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vay trả tiền thuê đất. Ngân hàng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm đảm bảo nợ vay. Giải pháp này không những cho phép ngân hàng mở rọng cho vay mà còn giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng xử lý tài sản để thu hồi nợ nếu doanh nghiệp vay vốn không trả được nợ.
Để cho hoạt động vay đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp được tiến hành thuận lợi và có quy mô thì ngân hàng cũng cần nghiên cứu và đưa ra những quy định riêng và đặc thù về cho vay đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thua lỗ kéo dài, ngân hàng cần kiên quyết thu nợ. Ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý TSĐB hoặc bù đáp bằng quỹ dự phòng rủi ro.
Việc xử lý nợ quá hạn đúng cách sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua được khó khăn, từ đó tạo được chỗ đứng của ngân hàng trong lòng doanh nghiêp, giúp ngân hàng và doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ bền chặt. Do đó khi xảy ra nợ quá hạn, ngân hàng cần phối hợp với doanh nghiệp tìm ra đúng nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn; từ đó đưa ra biện pháp xử lý hợp lý cho từng trường hợp cụ thể đảm bảo cho ngân hàng thu được nợ.