Thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 63 - 86)

Việc thanh lý tài sản hay phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp được tiến hành sau khi đã “bóc tách”, làm rõ giá trị tài sản của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, phương án phân chia tài sản do Hội nghị chủ nợ đề nghị, được Tòa án phê chuẩn và do chấp hành viên phụ trách việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản cùng với Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện. Theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản rồi mới tiến hành thanh toán tài sản của doanh nghiệp. Quy định như vậy, sau khi bị tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động và như vậy quyền lợi của doanh nghiệp trong việc thanh lý tài sản không được đảm bảo, đồng thời về mặt pháp lý, các nghĩa vụ của doanh nghiệp với các chủ nợ cũng chấm dứt. Mặt khác, vì chưa tiến hành thanh lý tài sản nên Tòa án rất khó xác định doanh nghiệp đã bị phá sản hay chưa. Khắc phục những hạn chế này Luật Phá sản năm 2004 đã sửa đổi cơ bản về trình tự này, theo đó sau khi kết thúc việc thanh lý tài sản, Tòa án mới ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Với trình tự mới như vậy thì doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn là một chủ thể trong quá trình thanh lý tài sản, do đó, quyền lợi của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp

59

vẫn có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ, Tòa án có căn cứ rõ ràng trong việc đưa ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Nghị định số 05/2010/NĐ-CP không quy định cụ thể về nội dung của thủ tục thanh lý tài sản, về nguyên tắc thì thủ tục thanh lý tài sản đối với NHTM được thực hiện theo các quy định của Luật Phá sản năm 2004. Theo quy định của Luật Phá sản thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, trong trường hợp đại diện hợp pháp của NHTM không tham

gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, người lao động hoặc không đủ số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần thì Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Thứ hai, đó là sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị

quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu NHTM phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng NHTM không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của NHTM hoặc NHTM thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu các bên liên quan có thoả thuận khác thì Tòa án cũng ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của NHTM lâm vào tình trạng phá sản phải được Tòa án gửi cho NHTM bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi NHTM có trụ sở

80

phá sản theo thủ tục toà án; Đạo luật số 85-99 ngày 25/4/1985 về người điều khiển hội nghị chủ nợ, quản lý tài sản, giám định tình trạng doanh nghiệp là những văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình phục hồi khả năng thanh toán và phá sản ở Cộng hòa Pháp hiện nay.

Các luật gia Pháp hiện nay đều thống nhất quan điểm cho rằng việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản các ngân hàng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực tín dụng, tài chính phải tuân thủ theo những quy định pháp luật đặc biệt. Quan điểm này cũng là quan điểm chính thức của các nhà lập pháp Cộng hòa Pháp trong thời gian gần đây. Nếu như trước năm 1999, vấn đề xử lý phá sản các ngân hàng ở Pháp vẫn được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật thông thường áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thì từ ngày 6/6/1999 Luật sửa đổi bổ sung một số quy định về xử lý phá sản đối với các ngân hàng bắt đầu có hiệu lực áp dụng và như vậy phạm vi điều chỉnh trong luật phá sản của Cộng hòa Pháp có sự thay đổi đồng nghĩa với việc đó là việc giải quyết phá sản NHTM ở Pháp cũng có những quy định đặc thù riêng. Sở dĩ có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh trong pháp luật về phá sản của Pháp là xuất phát từ những lý do cơ bản sau: Thứ nhất, trong thời gian gần đây ở Pháp cũng như trên thế giới có rất nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng vỡ nợ ví dụ như Ngân hàng Palace Sterne bị phá sản vào năm 1995 với số nợ lên tới 12 tỷ Fr. Thứ hai, nếu như trước năm 1982 phần lớn hệ thống ngân hàng Pháp bị quốc hữu hóa và thuộc sở hữu nhà nước cho nên trong trường hợp các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán thì nhà nước sẽ có những biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả theo những trình tự đặc biệt, thì đến sau 1997 Cộng hòa Pháp thực hiện chính sách tư hữu hoá hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, vì vậy, vấn đề phá sản các ngân hàng cũng phải được tiếp cận dưới giác độ mới. Thứ ba, tính phức tạp của vấn

81

đề phá sản các ngân hàng cũng như hậu quả của nó cho xã hội và nền kinh tế cũng đòi hỏi phải có quy định đặc thù [11].

Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định khá chặt chẽ và cụ thể về tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Theo đó các ngân hàng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hết sức chặt chẽ của Ủy ban ngân hàng là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương Pháp. Thông qua các nguyên tắc quản lý hành chính, Ngân hàng Trung ương Pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các ngân hàng ở Pháp nhằm phát hiện kịp thời những ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Theo quy định của pháp luật thì trong những trường hợp cần thiết, Ngân hàng Trung ương Pháp có thể yêu cầu chỉ định một Quản trị viên tạm thời đứng ra quản lý một ngân hàng nào đó nếu ngân hàng đó không tôn trọng và thực hiện các nguyên tắc hoạt động được đặt ra. Trong giai đoạn này các cơ quan Tòa án chưa can thiệp vào các hoạt động của ngân hàng.

Theo quy định của pháp luật Pháp thì các NHTM bắt buộc phải đóng quỹ BHTG cho các khoản tiền gửi mà ngân hàng đó nhận của khách hàng. Quỹ BHTG này được quy định khá chặt chẽ, cơ chế hoạt động của quỹ là theo luật tư. Quỹ BHTG có quyền đại diện cho người gửi tiền trong ngân hàng để thực hiện quyền đòi nợ. Trong trường hợp ngân hàng bị phá sản pháp luật của Cộng hòa Pháp ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)